Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 2 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

A. Đọc – hiểu
I. Đọc thầm văn bản sau:
ĐI HỌC ĐỀU
Mấy hôm nay mưa kéo dài. Đất trời trắng xóa một màu. Chỉ mới từ trong nhà
bước ra đến sân đã ướt như chuột lột. Trời đất này chỉ có mà đi ngủ hoặc là đánh bạn
với mẻ ngô rang. Thế mà có người vẫn đi. Người ấy là Sơn. Em nghe trong tiếng
mưa rơi có nhịp trống trường. Tiếng trống nghe nhòe nhòe nhưng rõ lắm.
- Tùng...Tùng...! Tu...ù...ùng...
Em lại như nghe tiếng cô giáo ân cần nhắc nhớ: "Có đi học đều, các em mới nghe cô giảng đầy đủ và mới hiểu bài tốt".
Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi. "Kệ nó! Miễn là kéo khít mảnh vải nhựa lại cho nước mưa
khỏi chui vào người!". Trời vẫn mưa. Nhưng Sơn đã đến lớp rất đúng giờ. Và một điều
đáng khen nữa là từ khi vào lớp Một, Sơn chưa nghỉ một buổi học nào.
PHONG THU
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều?
A. các bạn học sinh B. bạn Sơn C. học sinh và giáo viên
doc 4 trang Đình Khải 11/01/2024 3200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 2 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_2_sach_chan_tro.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 2 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD& ĐT TRƯỜNG TH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn Tiếng Việt– lớp 2. Năm học: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 40 phút) A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: ĐI HỌC ĐỀU Mấy hôm nay mưa kéo dài. Đất trời trắng xóa một màu. Chỉ mới từ trong nhà bước ra đến sân đã ướt như chuột lột. Trời đất này chỉ có mà đi ngủ hoặc là đánh bạn với mẻ ngô rang. Thế mà có người vẫn đi. Người ấy là Sơn. Em nghe trong tiếng mưa rơi có nhịp trống trường. Tiếng trống nghe nhòe nhòe nhưng rõ lắm. - Tùng Tùng ! Tu ù ùng Em lại như nghe tiếng cô giáo ân cần nhắc nhớ: "Có đi học đều, các em mới nghe cô giảng đầy đủ và mới hiểu bài tốt". Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi. "Kệ nó! Miễn là kéo khít mảnh vải nhựa lại cho nước mưa khỏi chui vào người!". Trời vẫn mưa. Nhưng Sơn đã đến lớp rất đúng giờ. Và một điều đáng khen nữa là từ khi vào lớp Một, Sơn chưa nghỉ một buổi học nào. PHONG THU II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều? A. các bạn học sinh B. bạn Sơn C. học sinh và giáo viên Câu 2. Cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì? A. Học sinh cần chịu khó làm bài. B. Học sinh nên vâng lời thầy cô, bố mẹ. C. Học sinh nên đi học đều. Câu 3. Vì sao cần đi học đều? A. Vì đi học đều các em sẽ nghe cô giảng đầy đủ và hiểu bài tốt. B. Vì đi học đều các em sẽ được mọi người yêu quý. C. Vì đi học đều các em mới được học sinh giỏi. Câu 4. Ở bài đọc trên, em thấy Sơn là bạn học sinh có đức tính gì đáng quý?
  2. A. Sơn rất chăm học B. Sơn đến lớp đúng giờ. C. Sơn luôn vâng lời cha mẹ. Câu 5: Câu nào dưới đây chỉ đặc điểm? A. Bạn Sơn là học sinh chăm chỉ. B. Bạn Sơn rất chăm chỉ. C. Bạn Sơn học tập chăm chỉ. Câu 6: Câu : “Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi”. Có bao nhiêu từ chỉ sự vật? A. 3 từ B. 4 từ C. 5 từ D. 6 từ B. Viết Câu 1. Điền r/d/gi vào chỗ chấm để ành ; ành chiến thắng tranh ành ; đọc ành mạch Câu 2. Đặt câu với từ ngữ chỉ đặc điểm cho trước: a. sạch sẽ: b. chăm ngoan: Câu 3: Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: Giơ tay, giảng bài, điểm danh, xếp hàng, chấm bài, phát biểu, soạn giáo án, viết bài. - Các từ chỉ hoạt động của học sinh: . - Các từ chỉ hoạt động của giáo viên: Câu 4. Điền dấu chấm vào vị trí thích hợp để ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và viết lại cho đúng chính tả: Bà ốm nặng phải đi bệnh viện hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm bà ở nhà, Thu rất nhớ bà em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà Câu 5. (Tập làm văn) Em hãy viết (từ 3-4 câu) tả chú gấu bông.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM: MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 Năm học: 2021 – 2022 A. ĐỌC HIỂU: (Mỗi câu khoanh vào đáp án đúng cho 0,5 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án B C A A B D B. VIẾT Câu 1 (1đ): Điền đúng mỗi từ cho 0,25 đ Để dành; giành chiến thắng; tranh giành; đọc rành mạch Câu 2: (1 đ) Đặt câu đúng, mỗi câu cho 0,5 đ VD: a) Lớp em rất sạch sẽ. b) Bạn Linh rất chăm ngoan. Câu 3 (1 đ) Xếp đúng mỗi nhóm từ cho 0,5 đ (đúng mỗi từ cho 0,1đ) Giơ tay, giảng bài, điểm danh, xếp hàng, chấm bài, phát biểu, soạn giáo án, viết bài. - Các từ chỉ hoạt động của học sinh: giơ tay, xếp hàng, phát biểu, viết bài. - Các từ chỉ hoạt động của giáo viên: giảng bài, điểm danh, chấm bài, soạn giáo án Câu 4 (1 đ): Điền đúng, đủ 4 dấu chấm (1 đ). Mỗi dấu điền đúng cho 0,25 đ Bà ốm nặng phải đi bệnh viện. Hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm bà. Ởnhà, Thu rất nhớ bà. Em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà. Câu 5 (3đ): Viết được từ 3-4 câu Viết đoạn văn tả chú gấu bông. Bố cục rõ ràng: có câu mở đoạn và kết đoạn; Bài viết sạch sẽ. Có sáng tạo: 3 đ. Tuỳ từng mức độ mà cho 2,5; 2;1,5;1đ Mẫu 1 Vào dịp sinh nhật năm ngoái, mẹ tặng em một chú gấu bông rất lớn. Chú gấu cao bằng em. Chú có bộ lông màu nâu hạt dẻ. Bên ngoài, chú gấu mặc một chiếc áo cộc tay kẻ đen trắng. Mắt chú gấu màu đen và cái miệng chúm chím đáng yêu. Em đặt gấu bông ngồi ở trên
  4. giường của mình. Mỗi tối, gấu bông luôn là người nằm cạnh em. Nhờ có chú gấu bông mà em ngủ ngon hơn hẳn. Mẫu 2 Năm trước, người bạn hàng xóm của em chuyển nhà đi nơi khác sinh sống. Món quà mà bạn ấy tặng lại cho em là chú gấu bông rất đáng yêu. Chú gấu bông ấy có bộ lông màu trắng mềm và mượt. Hai mắt của chú ta to, tròn, đen láy. Chiếc mũi ửng hồng trông vô cùng xinh xắn. Em để gấu bông ở trên giá đồ chơi rất cẩn thận. Mỗi khi nhớ bạn, em lại ôm lấy chú gấu bông. Đây là món quà quý giá nên em sẽ giữ nó thật cẩn thận.