Đề thi học kì 2 Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Đề 3 (Có đáp án)

SUẤT CƠM PHẦN BÀ

Một tối cuối năm, trời rất rét, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng bên bếp lò, tôi 
liền dừng xe đạp mua một bắp. Tôi ăn gần hết thì thấy hai cậu bé. Cậu lớn một tay xách 
liễn cơm, một tay cầm cái bát với đôi đũa, chạy ào tới hỏi:

Bà ơi, bà đói lắm phải không?

Bà cụ cười:

Bà quạt ngô thì đói làm sao được! Hai đứa ăn cả chưa?

Chúng cháu ăn rồi.

Bà cụ nhìn vào liễn cơm, hỏi:

Các cháu có ăn được thịt không?

Đứa nhỏ nói:

Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi.

Bà cụ quát yêu: “Giấu đầu hở đuôi. Mấy mẹ con ăn rau để bà ăn thịt. Bà nuốt sao nổi.” 
Bà xới lưng bát cơm, nhai nuốt nhệu nhạo với mấy cọng rau. Rồi bà xới một bát cơm 
đầy, đặt lên một miếng thịt nạc to đưa cho đứa cháu nhỏ. Đứa em lấm lét nhìn anh. Anh 
lườm em “Xin bà đi!” Bà đưa cái liễn còn ít cơm cho đứa anh.

Đứa lớn vừa đưa hai tay bưng lấy cái liễn, vừa mếu máo:

Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?

Bà cụ cười như khóc:

Bà bán hàng quà thì bà ăn quà chứ bà chịu đói à!

Tôi đứng vụt lên. Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh mới hay là mình cũng đã khóc.

(Theo Nguyễn Khải) 

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Những câu nói nào trong bài thể hiện sự quan tâm của cháu đối với bà?

a. Bà ơi, cháu thương bà lắm.

b. Bà ơi, bà đói lắm phải không?

c. Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?

d. Bà không ăn nữa ạ?

2. Bà cụ chọn ăn những gì trong suất cơm của mình?

a. Lưng bát cơm với mấy cọng rau.

b. Một bát cơm đầy với một miếng thịt nạc to.

c. Phần cơm còn lại trong liễn sau khi hai đứa cháu đã ăn xong.

d. Một bát cơm với đầy rau và thịt. 

pdf 5 trang Đình Khải 17/07/2023 30320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_tieng_viet_lop_2_sach_canh_dieu_de_3_co_dap.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Đề 3 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 3 I. Phần đọc Đọc bài sau: SUẤT CƠM PHẦN BÀ Một tối cuối năm, trời rất rét, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng bên bếp lò, tôi liền dừng xe đạp mua một bắp. Tôi ăn gần hết thì thấy hai cậu bé. Cậu lớn một tay xách liễn cơm, một tay cầm cái bát với đôi đũa, chạy ào tới hỏi: Bà ơi, bà đói lắm phải không? Bà cụ cười: Bà quạt ngô thì đói làm sao được! Hai đứa ăn cả chưa? Chúng cháu ăn rồi. Bà cụ nhìn vào liễn cơm, hỏi: Các cháu có ăn được thịt không? Đứa nhỏ nói: Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi. Bà cụ quát yêu: “Giấu đầu hở đuôi. Mấy mẹ con ăn rau để bà ăn thịt. Bà nuốt sao nổi.” Bà xới lưng bát cơm, nhai nuốt nhệu nhạo với mấy cọng rau. Rồi bà xới một bát cơm đầy, đặt lên một miếng thịt nạc to đưa cho đứa cháu nhỏ. Đứa em lấm lét nhìn anh. Anh lườm em “Xin bà đi!” Bà đưa cái liễn còn ít cơm cho đứa anh. Đứa lớn vừa đưa hai tay bưng lấy cái liễn, vừa mếu máo: Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà? Bà cụ cười như khóc: Bà bán hàng quà thì bà ăn quà chứ bà chịu đói à! Tôi đứng vụt lên. Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh mới hay là mình cũng đã khóc. (Theo Nguyễn Khải) 9
  2. Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Những câu nói nào trong bài thể hiện sự quan tâm của cháu đối với bà? a. Bà ơi, cháu thương bà lắm. b. Bà ơi, bà đói lắm phải không? c. Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà? d. Bà không ăn nữa ạ? 2. Bà cụ chọn ăn những gì trong suất cơm của mình? a. Lưng bát cơm với mấy cọng rau. b. Một bát cơm đầy với một miếng thịt nạc to. c. Phần cơm còn lại trong liễn sau khi hai đứa cháu đã ăn xong. d. Một bát cơm với đầy rau và thịt. 3. Vì sao bà cụ không ăn hết suất cơm khi hai đứa cháu mang đến? a. Vì bà cụ đã ăn quà rồi. b. Vì bà bị ốm. c. Vì bà muốn nhường cho hai cháu. d. Vì bà không muốn ăn. 4. Vì sao tác giả đã khóc? a. Vì trời buốt lạnh. b. Vì thấy tội nghiệp cho bà cụ già. c. Vì cảm động trước tình cảm ba bà cháu dành cho nhau. d. Vì thương bà cụ. 5. Chi tiết nào trong câu chuyện khiến em cảm động nhất? Vì sao? Hãy viết tiếp vào chỗ trống để trả lời. 10
  3. Mỗi lời nói, việc làm của ba bà cháu trong câu chuyện đều làm cho em cảm động. Nhưng chi tiết khiến em cảm động nhất là: 6. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi để điền vào chỗ chấm Ông ngoại đang đi chân đất, ngó nghiêng tìm thứ gì đó trong vườn Thấy vậy Lan ngạc nhiên: Ông ơi, sao ông đi chân đất thế ạ Con chó vừa mới tha mất dép của ông Ông tìm mãi mà không thấy Vô lí! Thế sao lúc nãy cháu thấy nó vẫn đi chân đất 7. Nối tên gọi từng đồ vật ở cột bên trái với tác dụng của nó ở cột bên phải 8. Chọn từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: (trông, nhặt rau, ru, bế, bón, đặt.) Mẹ đi thăm bà, Bình ở nhà em giúp mẹ. Bình em ra sân chơi, cho em bé ăn. Em bé buồn ngủ, Bình em lên võng, hát em ngủ. Bé ngủ rồi, Bình lại để chuẩn bị cho mẹ về nấu cơm chiều. Làm được nhiều việc, Bình cảm thấy rất vui. II. Phần viết 1. Chính tả: Nghe - viết (15 phút) Bài viết: Bà nội, bà ngoại (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 105) Viết khổ thơ 1, 2. 2. Tập làm văn (25 phút) Đề bài: Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về một đồ dùng học tập mà em yêu thích. 11
  4. Gợi ý: a) Đồ dùng học tập tên là gì? Được làm bằng chất liệu gì? b) Đặc điểm nổi bật về hình dáng và màu sắc của đồ dùng học tập ấy? c) Đồ dùng học tập ấy có tác dụng đối với việc học tập của em như thế nào? d) Tình cảm của em đối với đồ dùng học tập ấy như thế nào? 12
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ 3 Câu 1 2 3 4 5 6 Ông ngoại đang đi chân đất, ngó Gợi ý: Chi tiết khiến em cảm nghiêng tìm thứ gì đó trong vườn. động nhất là khi được bà hỏi: Thấy vậy Lan ngạc nhiên: “Các cháu có ăn được thịt không?” Bạn nhỏ đã trả lời: Ông ơi, sao ông đi chân đất thế ạ? “Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi.”. Bạn b, Con chó vừa mới tha mất dép của Đáp án a c c nhỏ đã nói dối để bà không c ông. Ông tìm mãi mà không thấy. phải lo gì cho các cháu mà ăn hết phần cơm. Bạn nhỏ chỉ Vô lí! Thế sao lúc nãy cháu thấy nó bằng tuổi em thôi mà đã ý tứ, vẫn đi chân đất? biết quan tâm, lo lắng đến người khác, biết yêu thương bà. Thật đáng cảm phục. Bài 7: Nối: a-4, b-1, c-2, d-3 Bài 8: Thứ tự các từ cần điền: trông, bế, bón, đặt, ru, nhặt rau. 2. Tập làm văn Mẫu 1: Bạn thân em đã tặng em một cục tẩy hình heo hồng vào dịp sinh nhật của em. Cục tẩy chỉ bé bằng bàn tay trông rất xinh xắn. Cục tẩy có hình dáng như một chú heo hồng với cái mũi to và đôi tai dài. Cục tẩy giúp em tẩy sạch những nét chì viết chưa đúng để vở của em luôn được sạch sẽ. Em thực sự rất thích món quà nhỏ dễ thương này. Mẫu 2: Hộp màu vẽ là đồ dùng quan trọng trong khi vẽ của em. Màu vẽ có 36 màu sắc khác nhau được đặt trong một chiếc hộp nhỏ xinh. Em thường sử dụng khi phải tô màu. Em dùng màu đỏ tô ông mặt trời, tô mái ngói đỏ tươi, Dùng màu xanh lá tô những lũy tre, cây xanh, cánh đồng, Em dùng màu xanh lam tô biển và bầu trời, Hộp màu vẽ giúp cho bức tranh của em có nhiều màu sắc hơn, sinh động hơn. Mẫu 3: Chị Minh đã mua cho em một chiếc bút chì rất đẹp. Thân bút tròn, cỡ bằng ngón tay út của em. Chiều dài bằng một gang tay người lớn. Vỏ ngoài thân bút làm bằng gỗ. Cây bút chì có màu vàng óng rất đẹp. Em rất thích chiếc bút chì này! 13