Đề cương ôn tập học kì 2 Toán và Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Câu 1: Các số 357, 565, 429, 678 được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 

  1. 357, 429, 565, 678                      B. 678, 565, 429, 357                   

C. 357, 565, 678, 429                       D. 678, 429, 327, 565

Câu 2: Trong phép tính 5 x 4 = 20 thì 4 được gọi là 

  1. Tích             B. Thừa số              C. Số chia                D. Thương

Câu 4: Số?

2km = …………… m                       70 cm = ………… dm

Câu 5: Mỗi hàng có 2 học sinh. Hỏi 5 hàng như vậy có bao nhiêu học sinh? 

Trả lời: Số học sinh 5 hàng như vậy có là……. học sinh.

doc 80 trang Loan Châu 22/04/2023 5270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 Toán và Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_toan_va_tieng_viet_lop_2_sach_ket_n.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 Toán và Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

  1. Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Câu 1: Các số 357, 565, 429, 678 được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: A. 357, 429, 565, 678 B. 678, 565, 429, 357 C. 357, 565, 678, 429 D. 678, 429, 327, 565 Câu 2: Trong phép tính 5 x 4 = 20 thì 4 được gọi là A. Tích B. Thừa số C. Số chia D. Thương Câu 3: >,<,= 537 497 365 300 + 60 + 5 Câu 4: Số? 2km = m 70 cm = dm Câu 5: Mỗi hàng có 2 học sinh. Hỏi 5 hàng như vậy có bao nhiêu học sinh? Trả lời: Số học sinh 5 hàng như vậy có là . học sinh. Câu 6: Nối ? Khối cầu Khối lập phương Khối trụ 0
  2. Câu 7: Đặt tính rồi tính 358 + 214 845 - 120 236 + 523 880 - 54 Câu 8: Tính: 420 + 53 – 212 = 1000 – 400 + 99 = = = Câu 9: Cho các số 2, 5,10. Em hãy lập các phép tính nhân, chia thích hợp từ ba số đã cho. . . Câu 10: Một cửa hàng buổi sáng bán được 345kg gạo, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 136 kg gạo. Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki- lô- gam gạo? Bài giải 1
  3. ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021– 2022 Câu 1: Tính nhẩm 2 x 4 = 5 x 5 = 14 : 2= 40 : 5 = Câu 2: Số liền trước số lớn nhất có ba chữ số là A. 900 B. 987 C. 998 D. 999 Câu 3:857 = 800 + + 7 số thích hợp điền vào chỗ chấm là A. 5 B. 50 C. 500 D. 5000 Câu 4: Đặt tính rồi tính 247 + 351 639 + 142 848 – 326 761 - 43 Câu 5: Đ hay S? 1m = 10 cm 3km = 3000m Câu 6: Tính 658 kg + 223 kg = 600l – 200l = Câu 7: Hình vẽ dưới đây có a) hình tam giác b) hình tứ giác Câu 8: Tích của 5 và số lớn nhất có một chữ số là 2
  4. B. 5 B. 9 C. 40 D. 45 Câu 9: Số? A. 35 8 9 Câu 10: Trong vườn ươm có 657 cây giống, người ta lấy đi 239 cây giống để trồng rừng. Hỏi trong vườn ươm còn lại bao nhiêu cây giống? Bài giải ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021– 2022 Câu 1: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: a. Số bé nhất có ba chữ số khác nhau là: 3
  5. A . 123 B . 111 C .102 D .100 b. Tích của 2 và 8 là: A. 10 B. 4 C. 12 D. 16 Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a. 200cm= m b. 4km = m Câu 3:Số liền trước của số lớn nhất có ba chữ số là: A. 999 B. 998 C. 997 D. 1000 Câu 4: Số ? Câu 5: >,<,= a. 124 132 734 700+34 b. 698 689 499 500 Câu 6: Ghép ba thẻ số dưới đây được các số có ba chữ số khác nhau nào? Hãy viết các số đó? Câu 7 Đặt tính rồi tính: a. 829 + 67 b. 354 – 190 c. 45 + 36 d. 54 – 27 4
  6. Câu 8:Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: Có 12 cái bánh xếp đều vào 2 hộp. Hỏi mỗi hộp có . cái bánh? Câu 9:Hình vẽ bên: a. Có . hình tam giác. b. Có . hình tứ giác. Câu 10: Con bò sữa nhà bác Hà mỗi ngày cho 18 l sữa. Con bò nhà bác Linh mỗi ngày cho nhiều hơn con bò nhà bác Hà 4 l sữa. Hỏi mỗi ngày con bò nhà bác Linh cho bao nhiêu lít sữa? Bài giải ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021– 2022 Câu 1. Chọn câu trả lời đúng: a. Hiệu của 783 và 745 là: A. 38 B. 83 C. 48 D. 84 b. Tổng của 564 và 82 là: A. 482 B. 546 C. 646 D. 472 Câu 2. 1dm4cm = . cm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: 5
  7. A. 140 cm B. 14 C. 140 D. 14 cm Câu 3. Hôm nay là thứ Tư ngày 15 tháng 3. Hỏi thứ Tư tuần sau, sinh nhật bạn Nam là ngày nào? A. 16 tháng 3 B. 20 tháng 3 C. 22 tháng 3 D. 22 tháng 4 Câu 4. Hiệu của số bé nhất có ba chữ số với số lớn nhất có hai chữ số là: A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 5. Đồng hồ bên chỉ mấy giờ? A. 10 giờ 10 phút B. 1 giờ 50 phút C. 2 giờ kém 10 D. 10 giờ 2 phút Câu 6.Tính nhẩm: 2 x 4 = . 12 : 2 = 4 x 5 = . 15 : 5 = . Câu 7. Điền dấu >, <, = 230 cm + 360 cm 5 m 705 + 217 902 – 26 Câu 8. Số? Câu 9. Đặt tính rồi tính 6
  8. a. 28 + 65 b. 405 - 363 c. 704 – 591 d. 33 + 258 Câu 10.Nhà bác Lan nuôi 437 con gà. Số con vịt ít hơn số con gà là 72 con. Hỏi nhà bác Lan nuôi bao nhiêu con vịt? Bài giả ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021– 2022 Câu 1: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: a. Trong phép tính 30 : 5 = 6 thì 30 được gọi là: A. Số bị chia B. Số chia C. Thương D. Tích b.Chữ số 5 trong số 753 nằm ở hàng nào? A. Trăm B. Chục C. Đơn vị D. Nghìn Câu 2. Quãng đường từ nhà nhà Linh đến trường dài khoảng: A. 2 dm B. 2 m C. 2 km D. 2 cm Câu 3. Số liền trước số bé nhất có ba chữ số là: 7
  9. A. 100 B. 999 C. 210 D. 99 Câu 4. Bà Lan mua 5 chai nước mắm. Mỗi chai đựng 2 lít nước mắm. Số lít nước mắm bà Lan mua tất cả là: A. 2 l B. 7 l C. 10 l D. 8 l Câu 5:Chọn hình thích hợp đặt vào dấu “?” Câu 6. Điền dấu >, <, = a) 521 + 125 806 – 122 b) 5dm x 4 80cm + 120 Câu 7. Tính 4 x 4 + 34 = 5 x 9 + 55 = = = Câu 8. Số? E. B. 2 cm 2 2 cm cm 2 cm A . . .D C Độ dài đường gấp khúc ABCDE là: Câu 9. Đặt tính rồi tính: 8
  10. a. 544 + 385 b. 690 – 241 c. 437 + 50 d.56 – 48 Câu 10. Một cửa hàng sau khi bán đi 256 kg gạo thì còn lại 137 kg gạo. Hỏi lúc đầu cửa hàng đó có bao nhiêu ki – lô – gam gạo? Bài giải ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021– 2022 Bài 1: Đặt tính rồi tính 128 + 153 645 – 218 487 + 50 755 – 46 . . . . . . Bài 2: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: a. Trong phép tính 32 : 4 = 8 thì 32 được gọi là: A. Số bị chia B. Số chia C. Thương D. Tích a. Chữ số 5 trong số 753 nằm ở hàng nào? 9
  11. - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu ? Như thế có phải tiện hơn không ? - Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm, cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? Theo TRẦN HỒNG THẮNG Dựa vào nội dung bài khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Cậu bé đã làm điều gì không phải với cây si ? a. Cậu bé tưới nước cho cây si già. b. Cậu bé nói và kể chuyện cho cây si già nghe. c. Cậu dùng dao nhọn khắc tên mình lên thân cây, khiến cây đau điếng. Câu 2 : Cây đã làm gì để cậu bé hiểu được nỗi đau của nó ? a. Cây cố lấy giọng vui vẻ hỏi tên cậu bé. Biết cậu bé tên là Ngoan, cây nói: “Vì sao cậu không khắc tên lên người cậu?” khiến cậu bé rùng mình và hiểu ra rằng cây cũng đang đau đớn. b. Cây rất vui mừng khi cậu bé khắc lên mình. c. Cây khen cậu bé là người thông minh,ngoan ngoãn. Câu 3 : Theo em, sau cuộc nói chuyện với cây, cậu bé còn nghịch như thế nữa không ? a. Sau cuộc nói chuyện với cây, cậu bé vẫn còn nghịch phá cây . b. Sau cuộc nói chuyện với cây, cậu bé không còn nghịch như thế nữa vì cậu biết cây cũng đau đớn giống như con người. c. Sau cuộc nói chuyện với cây , cậu bé vẫn không hiểu cây muốn nó gì, khuyên điều gì với mình. Câu 4 : Gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động trong câu sau: Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản Câu 5 : Câu chuyện trên khuyên chúng ta điều gì? Câu 7 : Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau: 59
  12. a. Một bạn vô ý va vào người em. Bạn nói: " Xin lỗi. Tớ vô ý quá! Em đáp: b. Em đến thăm người bạn, mẹ bạn cho biết bạn em không có ở nhà. Em đáp: Câu 8 : Viết lại 1 câu hỏi có trong bài ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021 – 2022 Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi: HỌA MI HÓT 60
  13. Mùa xuân! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kỳ diệu! Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới. Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa. (VÕ QUẢNG) 1/ Đoạn văn nói về tiếng hót của Họa Mi vào thời gian nào? a. Mùa xuân b. Mùa hè c.Mùa thu 2/ Chim, mây, nước và hoa nghĩ như nào về tiếng hót kì diệu của Họa Mi? a. Họa Mi hót báo hiệu mùa xuân đến. b. Tiếng hót của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng. c. Tiếng hót của Họa Mi làm cho tất cả bừng giấc. 3/ Họa Mi thấy trong lòng như thế nào? Và Họa Mi làm gì? a. Họa Mi thấy rất tự hào, cất lên tiếng hót mê li. b. Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa. c. Họa Mi thấy kiêu hãnh, không hót nữa. 4/ Khi nào Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng? a. Mùa thu. b. Mùa hè. c. Mùa xuân. 61
  14. 5/ Câu nào dưới đây dùng để giới thiệu: a. Em là học sinh lớp Hai. b. Em rất thích học bơi. c. Em đang tập thể dục. 6/ Tìm và viết lại các từ chỉ đặc điểm trong câu: “Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.” 7/ Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống: Sông Hương được nhìn từ nhiều góc độ từ nhiều khía cạnh từ chiều dài của thời gian và chiều sâu của không gian ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021 – 2022 Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi: Sơn Tinh, Thủy Tinh 62
  15. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương. , Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa. Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao, Còn người kia là Thủy Tinh, vua vùng nước thẳm. Hùng Vương chưa biết chọn ai, bèn nói: - Ngày mai, ai đem lễ vật tới trước thì được lấy Mị Nương. Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật tới trước và được đón dâu về. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng tức giận, cho quân đuổi đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn. Nhà cửa, ruộng đồng chìm trong biển nước. Sơn Tinh hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nươc cao lên bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui. Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lủ lụt khắp nơi nhưng lần nào Sơn Tinh cũng chịu thua. Theo truyện cổ Việt Nam 1. Những ai đến cầu hôn Mị Nương? A. Sơn Tinh B. Thủy Tinh C. Sơn Tinh và Thủy Tinh 2. Nhà vua yêu cầu hai chàng trai mang đầy đủ lễ vật gì đến trước để lấy Mị Nương? A. Một trăm ván cơm nếp. hai trăm nệp bánh chưng. B. Một trăm ván cơm nếp. hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao C. Voi chín ngà, gà chín cựa. 3. Ai đã cưới được Mị Nương? A. Thủy Tinh B. Sơn Tinh C. Cả a và b đều sai 4. Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ hoạt động A. Đánh, dâng, chặn, bốc B. Đẹp, tài giỏi, cầu hôn. tức giận C .Gọi, hô, dâng, cao, 5. Thủy tinh đánh Sơn Tinh như thế nào? 63
  16. A. Hô mưa, gọi gió. B. Hô mưa, gọi gió , dâng nước lên cuồn cuộn. C. Hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ 6. Tìm và viết lại các từ chỉ hoạt động có trong câu “Sơn Tinh hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.” 7. Câu chuyện muốn nói lên điều gì? 8. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau: Trong căn nhà của Bác mọi thứ đều rất đơn giản gọn nhẹ. ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021 – 2022 Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi: Món quà hạnh phúc Trong khu rừng kia có những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tài dài và cái đuôi cộc quây quần bên Thỏ Mẹ. 64
  17. Thỏ Mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con ngoan ngoãn, chăm chỉ, biết vâng lời. Tết sắp đến, chúng bàn bạc nhau chuẩn bị quà tặng mẹ. Sau khi bàn bạc, chúng thống nhất: món quà tặng mẹ mà chúng sẽ cùng làm là một chiếc khăn trải bàn trắng tinh, được tô điểm bằng những bông hoa đủ sắc màu lộng lẫy, góc khăn là dòng chữ kính chúc mẹ vui, khỏe được thêu nắn nót bẳng những sợi chỉ vàng . Tết đến, nhận món quà của đàn con hiếu thảo, Thỏ Mẹ rất cảm động. Nó cảm thấy mình thật hạnh phúc, những mệt nhọc như bay biến đâu hết. (Theo CHUYỆN CỦA MÙA HẠ) (Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng) 1. Đàn thỏ con sống với ai? a. Ông bà ngoại b. Ông bà nội c. Thỏ Mẹ 2. Nhân dịp Tết đến, đàn thỏ con bàn với nhau điều gì? a. Đi mua quần áo mới tặng mẹ. b. Tự tay làm khăn trải bàn thật đẹp để tặng mẹ, c. Đi mua khăn trải bàn có thêu hoa lộng lẫy để tặng mẹ. 3. Trước món quà của đàn con yêu, Thỏ Mẹ cảm thấy thế nào ? a. Rất vui sướng. b. Rất vui, rất thích món quà. c. Rất hạnh phúc, mệt nhọc bay biến. 4. Dòng nào dưới đây có hình ảnh so sánh ? a. Cặp mắt hồng long lánh như hai viên ngọc. b. Nhưng bong hoa đủ sắc màu lộng lẫy. c. Dòng chữ được thêu nắn nót bằng những sợi chỉ vàng. 5. Tìm và viết lại những từ ngữ chỉ đặc điểm trong câu “Những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuôi cộc quay quần bên Thỏ Mẹ” 65
  18. 6. Đặt 1 câu với từ em vừa tìm được ở bài tập 5. 7. Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu sau “Bầy thỏ con ngoan ngoãn chăm chỉ biết vâng lời.” ➢ 8. Vì sao Thỏ Mẹ vui khi nhận được món quà từ bầy Thỏ Con? ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021 – 2022 Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi: Bác chỉ muốn các cháu được học hành Sau khi Pháp rút quân khỏi Hà Nội, trên đường đi công tác ,Bác vào thăm một thôn nhỏ. Bác hỏi thăm các cụ già. Bác chia kẹo cho các cháu thiếu nhi. Các cháu rất sung sướng, vừa ăn, vừa 66
  19. nhìn Người. Có một cháu gái chừng năm sáu tuổi, tay cầm kẹo nhìn Bác không chớp mắt. Thấy vậy, đồng chí cán bộ đi cùng Bác bảo cháu: - Ăn kẹo đi, cháu! - Cháu để phần mẹ cháu. - Tiếng cháu nho nhỏ đủ nghe.Câu trả lời của cháu làm mọi người phải chú ý. Đồng chí cán bộ liền lấy thêm phần kẹo khác đưa cháu và bảo: - Cháu ăn phần kẹo này đi, còn phần trước để dành cho mẹ cháu. (Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng) 1 Bác cho các cháu thiếu nhi quà gì? a.Trái cây và bánh. b. Sách vở. c.Kẹo. 2 Vì sao bạn nhỏ trong bài không ăn kẹo? a.Vì để phần cho bố. b.Vì để phần cho mẹ. c.Vì để phần cho bà. 3 Khi trên đường đi công tác Bác đã vào thăm nơi nào ? a. Hà Nội. b. Một thôn nhỏ . c. Nhà các cụ già. 4.Khi được Bác chia kẹo các cháu thiếu nhi như thế nào ? a.Sung sướng b.Sung sướng, vừa ăn, vừa nhìn Bác. c.Cười đùa nói chuyện với bạn. 5. Đặt dấu phẩy hoặc dấu chấmvào ô trống trong đoạn văn sau: 67
  20. Chiều chiều  khi mặt trời gần lặn, chú tôi lại đánh một hồi mõ rồi tung thóc ra sân  Nghe hiệu lệnh gà vịt tíu tít đổ về  Tiếng vỗ cánh, tiếng chí chóe hỗn loạn  Cả bầy xô vào nhau tranh ăn. 6. Qua câu chuyện trên cho em thấy Bác Hồ là người như thế nào? 7. Gạch dưới từ chỉ hoạt động có trong câu: Đồng chí cán bộ liền lấy thêm phần kẹo khác đưa cháu và bảo: 8 Dòng nào dưới đây có hình ảnh so sánh? a. Sư Tử hối hận và rối rít xin lỗi Kiến Càng. b. Sư Tử coi Kiến Càng là bạn thân thiết nhất. c. Sư Tử như bị ngàn mũi kim châm chích. ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021 – 2022 Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi: Tủ sách của bạn Sắc Sắc rất mê sách. Những món tiền cậu dành dụm được đều đi vào cửa hàng bán sách. Bố cậu mua cho cậu một cái giá nhiều tầng bằng gỗ thông, có rèm xanh. Khi kéo rèm lên, tôi thấy ba hàng sách hiện ra rất có thứ tự. Sách gồm nhiều loại : truyện thiếu nhi, truyện khoa học, thơ 68
  21. Sắc rất chăm đọc sách. Có nhìn cậu giở sách với những ngón tay rất nhẹ nhàng, mới thấy cậu yêu sách như thế nào. Mỗi quyển sách mua được đem lại cho cậu một niềm vui thích. Đọc xong, cậu còn vuốt ve, ngắm nghía quyển sách rồi mới xếp vào giá như cất đi một của báu Theo A – Mi - Xi I. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý kiến em cho là đúng trong các câu hỏi sau: Câu 1. Sắc thường dùng tiền của mình để làm gì? a. Mua quà bánh b. Mua sách c. Mua đồ chơi Câu 2. Giá sách của Sắc có gì đặc biệt? a. Ba hàng sách hiện ra rất có thứ tự b. Ba hàng sách hiện ra rất có thứ tự. Sách gồm nhiều loại: truyện thiếu nhi, truyện khoa học, thơ c. Giá sách nhiều tầng bằng gỗ thông, có rèm xanh Câu 3. Vì sao Sắc lại yêu quý sách như vậy? a. Sách đã giúp cho cậu có những điều bổ ích, giúp cậu mở rộng thêm tầm hiểu biết b. Sách đã đem lại cho cậu một niềm vui thích c. Cả a và b. Câu 4. Từ nào có thể thay thế cho từ “ dành dụm” a. Tranh giành. b. Tiết kiệm c. Lãng phí Câu 5. Tìm và viết lại 4 từ chỉ sự vật có trong bài văn trên. 69
  22. Câu 6. Qua bài cho em thấy khi mình đọc sách nhiều sẽ có ích lợi gì? Câu 7.Từ “đầm ấm” là từ chỉ sự vật, hoạt động hay đặc điểm? a. Chỉ sự vật b.Chỉ hoạt động c.Chỉ đặc điểm Câu 8: Em đặt dấu câu gì vào cuối mỗi câu sau: a. Tùng và Long là ai b. Long chép bài của Tùng c. Thầy giáo ngạc nhiên vì điều gì d. Câu trả lời thật buồn cười e. Tên em là gì f. Em học lớp mấy g. Tên trường của em là gì ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2020 – 2021 Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi: Giàn mướp Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng. Mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chắng muốn đi đâu. 70
  23. Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chòi ra bằng ngón tay bằng con chuột rồi bằng con cá chuối to. Có hôm chị tôi hái không xuể. Bà tôi sai mang đi biếu cô tôi, dì tôi, chú tôi, bác tôi, mỗi người một quả. I. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý kiến em cho là đúng trong các câu hỏi sau: Câu 1. Hoa mướp có màu gì? a. Xanh mát. b. Đỏ tươi. c.Vàng tươi. Câu 2. Những bông hoa được so sánh với cái gì? a. Làn nước ao lấp lánh. b. Những ngôi sao sáng. c. Những đốm nắng. Câu 3. Giàn mướp được trồng ở đâu? a. Trên mặt ao. b. Trên bờ ao. c. Trước sân nhà. Câu 4. Tìm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng có trong bài . Câu 5. Bài văn trên tả về Câu 6. Gạch dưới các từ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam ta: ➢ Anh hùng, cao lớn, thông minh, gan dạ, rực rỡ, cần cù, đoàn kết, vui mừng, xinh đẹp, anh dũng. 71
  24. ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021 – 2022 Tình thương của Bác Đêm giao thừa năm ấy, Bác Hồ đế thăm một gia đình lao động nghèo ở Hà Nội. Anh cán bộ đến trước nói với chị Chín: - Chị ở nhà, có khách đến thăm tết đấy! Lát sau, Bác bước vào nhà. Chị chín sửng sốt nhìn Bác. Mấy cháu nhỏ kêu lên “ Bác Hồ, Bác Hồ!” rồi chạy lại quanh Bác. Lúc này chị Chín mới chợt tỉnh, vội chạy lại ôm choàng lấy Bác, khóc nức nở. Chờ cho chị bớt xúc động, Người an ủi: Năm mới sắp đến, Bác đến thăm nhà, sao thím lại khóc? 72
  25. Tuy cố nén nhưng chị Chín vẫn thổn thức, nói: Có bao giờ có bao giờ Chủ tịch nước lại tới thăm nhà chúng con. Được thấy Bác đến nhà, con cảm động quá! Bác trìu mến nhìn chị chín và các cháu rồi nói: - Bác không thăm những người như mẹ con thím còn thăm ai. Câu 1: Bác Hồ đến thăm nhà chị Chín khi nào? A. Buổi sáng. C. Buổi trưa. B. Buổi tối. D. Đêm giao thừa. Câu 2: Lúc mới bước vào nhà, thái độ của chi Chín như thế nào? A. Sửng sốt B. Chợt tỉnh C. Xúc động D. Không quan tâm Câu 2: Vì sao khi gặp được Bác chị Chín lại khóc nức nở? A. Vì chị thấy nhà mình còn nghéo khổ quá. B. Vì chị quá xúc động khi Bác đến thăm nhà. C. Vì chị thấy Bác Hồ thương mẹ con chị quá. D. Vì chị buồn. Câu 3:Câu “Bác không thăm những người như mẹ con thím còn thăm ai?”ý nói gì? A. Bác luôn quan tâm đến những người phụ nữ nghèo. B. Bác luôn quan tâm đến các cháu thiếu nhi nghèo. C. Bác luôn quan tâm đến những gia đình lao động nghèo. D. Bác luôn quan tâm đến chị Chín. Câu 4: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau: a. Em bước vào lớp vừa bỡ ngỡ vừa thấy thân quen. b. Tường vôi trắng cánh cửa xanh bàn ghế gỗ xoan đào, nổi vân như lụa. c. Màu đỏ thắm màu tím nhạt màu da cam màu trắng muốt tinh khiết. Câu 5. Em hãy đặt 1 câu ca ngợi về Bác Hồ. Câu 6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ngữ chỉ sự vật? a. Dòng kẻ, xếp hàng, trò ngoan. b. Dòng kẻ, quyển vở, trò ngoan. 73
  26. c. Dòng kẻ, quyển vở, xếp hàng. ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021 – 2022 Cây và hoa bên lăng Bác Trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc, tỏa ngát hương thơm. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đóa hoa ban đã nở lứa đầu. Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt. Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác. Theo TẬP ĐỌC LỚP 4, 1977 Câu 1: Bài văn kể về sự vật nào? A. Cây và hoa bên lăng Bác. C. Hàng dâm bụt bên lăng Bác. B. Cây và hoa trong vườn Bác. D. Cây và hoa trồng ở nhà Bác. 74
  27. Câu 2: Cây và hoa khắp miền đất nước về bên lăng Bác để làm gì? A. Để tăng thêm vẻ đẹp cho lăng Bác. B. Để đâm chồi, phô săc, tỏa ngát hương thơm. C. Để cùng khóc thương trước sự ra đi của Bác. D. Để tìm miền đất màu mỡ giàu sức sống. Câu 3: Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác? Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. A. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc, tỏa ngát hương thơm. B. Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác. C. Trên Quảng trường Ba Đình lịch sừ, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Câu 4: Loài cây nào “tượng trưng cho hàng quân danh dự đứng trang nghiêm.” A.Cây hoa ban. B.Cây sứ đỏ C. Cây dầu nước. D. Cây vạn tuế Câu 5: Là học sinh em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn Bác? Câu 6: Tìm và viết lại 4 từ chỉ sự vật có trong bài văn trên. Câu 7: Điền dấu phẩy còn thiếu trong câu sau: a. Mặt trời tỏa những tia nắng rực rỡ chói chang. Câu 8: Em hãy đặt 1 câu với từ “siêng năng” ➢ 75
  28. 1. Em hãy viết 4 - 5 kể về việc em đã giúp đỡ người khác hoặc được người khác giúp đỡ Gợi ý: - Em đã giúp đỡ ai việc gì? ( hoặc ai giúp đỡ em việc gì)? - Em (hoặc người đó) đã làm việc đó như thế nào? - Em có suy nghĩ gì sau khi giúp đỡ ( hoặc được giúp đỡ)? 2.Em hãy viết 4 - 5 kể lại hoạt động của một con vật mà em quan sát được. Gợi ý: - Em muốn kể con vật nào? - Em đã được quan sát con vật đó ở đâu? Khi nào? 76
  29. - Kể lại những hoạt động của con vật đó. - Nêu nhận xét của em vê con vật đó. 3. Em hãy viết 4 - 5 câu tả về một đồ dùng học tập của em Gợi ý: - Em muốn tả đồ vật gì? - Đồ vật đó có gì nổi bật về hình dáng, màu sắc, ? - Công dụng của đồ vật đó ra sao? - Tình cảm của em đối với đồ vật đó như thế nào? 4.Em hãy viết 4 - 5 kể về công việc của một người mà em biết. Gợi ý: - Em muốn kể về ai? Người đó làm công việc gì? - Người đó làm việc ở đâu? - Công việc đó đem lại lợi ích gì? 77
  30. - Em có suy nghĩ gì về công việc đó? 5. Em hãy viết 4 - 5 kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường. Gợi ý: - Em đã làm việc gì để bảo vệ môi môi trường? - Em đã làm việc đó lúc nào?Ở đâu? Em làm như thế nào? - Việc đó đem lại lợi ích gì? - Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó? 78