Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt, Toán Lớp 2 - Đề 3

I.Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Bài 1:
a. Số: Sáu trăm linh hai viết là:
A. 620 B. 602 C. 206
b. Số 352 đọc là:
A. Ba trăm lăm mươi hai B. Ba trăm năm hai C. Ba trăm năm mươi hai Bài 2:
a.1dm = .....cm
A. 10 B. 100 C. 1000
b. Kim dài của đồng hồ chỉ số 3, kim ngắn chỉ số 5 là:
A. 5 giờ 30 phút B.3 giờ 15 phút C.5 giờ 15 phút
Bài 3:
Số hình chữ nhật trong hình vẽ là:

A. 3 B. 4 C. 5
Bài 4.
a.Nếu thứ sáu tuần này là ngày 15 tháng 3 thì thứ sáu tuần trước là ngày......., thứ sáu tuần sau là ngày.......
b. Sinh nhật Lan ngày 19 tháng 3 vào thứ tư. Lan khoe với bạn : “ Còn đúng 4 ngày nữa là đến sinh nhật của mình. ’’. Lúc lan nói là thứ........, ngày...............
doc 4 trang Đình Khải 06/01/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt, Toán Lớp 2 - Đề 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_on_thi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_toan_lop_2_de_3.doc

Nội dung text: Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt, Toán Lớp 2 - Đề 3

  1. ĐỀ ÔN LẦN 5 I.Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Bài 1: a. Số: Sáu trăm linh hai viết là: A. 620 B. 602 C. 206 b. Số 352 đọc là: A. Ba trăm lăm mươi hai B. Ba trăm năm hai C. Ba trăm năm mươi hai Bài 2: a.1dm = cm A. 10 B. 100 C. 1000 b. Kim dài của đồng hồ chỉ số 3, kim ngắn chỉ số 5 là: A. 5 giờ 30 phút B.3 giờ 15 phút C.5 giờ 15 phút Bài 3: Số hình chữ nhật trong hình vẽ là: A. 3 B. 4 C. 5 Bài 4. a.Nếu thứ sáu tuần này là ngày 15 tháng 3 thì thứ sáu tuần trước là ngày , thứ sáu tuần sau là ngày b. Sinh nhật Lan ngày 19 tháng 3 vào thứ tư. Lan khoe với bạn : “ Còn đúng 4 ngày nữa là đến sinh nhật của mình. ’’. Lúc lan nói là thứ , ngày Bài 5: Số? 5 giờ chiều hay giờ. 22 giờ hay 21 giờ hay 6 giờ chiều hay Bài 6: Số? a. 101; 102; ; ; ; ; 107; ; 109; b. 290;280; ; ; ; 240; ; ; 210.
  2. Bài 7: Đặt tính rồi tính: 57 + 25 100 – 36 35 + 48 63 - 19 Bài 8: Tính 35 kg : 5 + 52 kg = 20 cm : 5 + 17cm = Bài 9 : Điền m hay cm hoặc dm? a. Cây dừa cao khoảng 7 b. Cây bút chì dài khoảng16 c. Cái bàn học của em dài khoảng 14 . Bài 10: a. Mỗi túi gạo nặng 5 kg. Hỏi 8 túi như thế nặng bao nhiêu ki-lô-gam gạo? b.Có 15 cái cúc áo, khâu vào mỗi áo 5 cúc. Hỏi khâu đủ bao nhiêu chiếc áo? Bài 11 : Tích của hai số là số liền sau của 20, thừa số thứ nhất là 3. Hỏi thừa số thứ hai là bao nhiêu?
  3. ĐỀ TIẾNG VIỆT A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: Chiếc rễ đa tròn 1. Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy: - Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé! 2. Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo: - Chú nên làm thế này. Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Chú cần vụ thắc mắc: - Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ ? Bác khẽ cười: - Rồi chú sẽ biết. 3. Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế. Theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU * Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành các câu trong bài tập. Câu 1: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ bảo chú cần vụ làm gì? A. Bác bảo chú bỏ nó vào thùng rác. B. Bác bảo chú cuốn chiếc rễ lại rồi trồng cho nó mọc tiếp. C. Bác bảo chú nên làm thế này. Câu 2: Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? A. Bác hướng dẫn chú cuộn chiếc rễ thành vòng tròn, buộc tựa vào hai vào hai cái cọc rồi vùi hai đầu rễ xuống đất. B. Bác hướng dẫn chú xới đất, vùi chiếc rễ xuống. C. Cả hai ý trên.
  4. Câu 3: Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào? A. Thành cây đa cao vút. B. Thành cây đa to có cành lá xum xuê. C. Thành cây đa con có vòng lá tròn. Câu 4: Các bạn thiếu nhi thích chơi trò gì bên cây đa? A. Chơi trò dung dăng dung dẻ. B. Chơi trò bịt mắt bắt dê. C. Chơi trò chui qua chui lại vòng lá. Câu 5: Theo em, vì sao Bác Hồ cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế? Câu 6: Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì về Bác Hồ? Câu 7: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu văn sau: Bác cùng các em đi thăm phòng ngủ phòng ăn nhà bếp nơi tắm rửa, Câu 8: Tìm từ chỉ hoạt động trong câu sau: Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Câu 9: Đặt một câu nêu đặc điểm nói về tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. B. CHÍNH TẢ: Nghe – viết bài: Cỏ non cười rồi ( Từ đầu cho đến én nâu hỏi: ) C. TẬP LÀM VĂN: Viết 3 – 5 câu kể về một sự việc em đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi em sống.