Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày - Đề 5 (Có đáp án)

2. Điểm kiểm tra đọc hiểu kết hợp luyện từ, luyện câu:……….

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Hồ Gươm

Nhà tôi ở Hà Nội, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.

Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.

Có buổi, người ta thấy có một con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước. Rùa như lắng nghe tiếng chuông đồng hồ trên tầng cao nhà bưu điện, buông từng tiếng ngân nga trong gió. Tôi thầm nghĩ: không biết có phải rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc đó không?

(Theo Ngô Quân Miện)

Câu 1 Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm: (0,5 điểm)

(mặt hồ, xanh um, bầu dục)

Từ trên gác cao nhìn xuống,………………….như một chiếc gương ………………... lớn, sáng long lanh.

Câu 2. Dựa vào bài đọc, xác định những điều nêu dưới đây đúng hay sai. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào cột trả lời. (1,0 điểm)

Thông tin Trả lời
Tháp Rùa được xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.
Mái đền Ngọc Sơn màu son, cong cong, lấp ló bên gốc cây đa già.
Mặt Hồ Gươm như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.
Xa xa một chút là bưu điện, tường rêu cổ kính, cỏ mọc xanh tươi.
doc 14 trang Đình Khải 19/06/2024 640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2021.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày - Đề 5 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY LỚP 2/5 MA TRẬN ĐỀ CÂU HỎI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 -2022 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Số câu 3 1 1 1 6 văn bản Số điểm 2,0 0,5 1,0 0,5 4,0 Câu số 1, 2, 3 4 5 6 2 Kiến thức Số câu 2 1 1 4 Tiếng Việt Số điểm 1,0 0,5 0,5 2,0 Câu số 7, 8 9 10 Tổng Số câu 5 1 2 2 10 Số điểm 3,0 0,5 1,5 1,0 6,0
  2. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY Thứ , ngày . tháng .năm 2022 Lớp: 2/5 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: Môn: TIẾNG VIỆT ĐỌC – Lớp: 2/5 Năm học: 2021-2022 Thời gian: 40 phút ĐỀ A Điểm Nhận xét A. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Điểm kiểm tra đọc thành tiếng: . 2. Điểm kiểm tra đọc hiểu kết hợp luyện từ, luyện câu: . Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Hồ Gươm Nhà tôi ở Hà Nội, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um. Có buổi, người ta thấy có một con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước. Rùa như lắng nghe tiếng chuông đồng hồ trên tầng cao nhà bưu điện, buông từng tiếng ngân nga trong gió. Tôi thầm nghĩ: không biết có phải rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc đó không? (Theo Ngô Quân Miện) Câu 1 Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm: (0,5 điểm) (mặt hồ, xanh um, bầu dục) Từ trên gác cao nhìn xuống, .như một chiếc gương lớn, sáng long lanh. Câu 2. Dựa vào bài đọc, xác định những điều nêu dưới đây đúng hay sai. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào cột trả lời. (1,0 điểm) Thông tin Trả lời Tháp Rùa được xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um. Mái đền Ngọc Sơn màu son, cong cong, lấp ló bên gốc cây đa già. Mặt Hồ Gươm như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Xa xa một chút là bưu điện, tường rêu cổ kính, cỏ mọc xanh tươi.
  3. Câu 3: Tác giả quan sát Hồ Gươm bằng giác quan nào? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: (0,5 điểm) A. Miệng B. Mũi C. Tai D. Mắt Câu 4: Cầu Thê Húc được miêu tả như thế nào? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng : (0,5 điểm) A. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm. B. Cầu Thê Húc có màu xanh rêu, dài thẳng tắp. C. Cầu Thê Húc xây trên gò đất giữa hồ. D. Cầu Thê Húc màu vàng, sáng long lanh. Câu 5: Khi thấy rùa hiện trên mặt hồ, tác giả nghĩ đến điều gì? Hãy viết câu trả lời của em. ( 1 điểm) . . . Câu 6: Qua bài đọc, em có cảm nhận gì về cảnh vật ở Hồ Gươm? Hãy viết câu trả lời của em. (0,5 điểm) . . . Câu 7: Khoan vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: ( 0,5 điểm) . Em chọn dấu câu nào để điền vào ô trống trong câu : Không biết đây có phải là con rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc không A. Dấu chấm than (!) B. Dấu chấm hỏi (?) C. Dấu chấm ( . ) D. Dấu phẩy (, ) Câu 8. Nối các từ ngữ ở cột A với nhóm thích hợp ở cột B. (0,5 điểm) A B xum xuê Từ chỉ sự vật chiếc gương Từ chỉ hoạt động nhô lên Từ chỉ tình cảm yêu thương Từ chỉ đặc điểm Câu 9. Thay ngôi sao bằng từ ngữ để trả lời cho câu hỏi Như thế nào?(0,5đ) Hồ Gươm là một cảnh Câu 10. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: (0,5 điểm) Buổi sáng, một con rùa lớn nhô lên khỏi mặt nước.
  4. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY Thứ , ngày . tháng .năm 2022 Lớp: 2/5 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: Môn: TIẾNG VIỆT ĐỌC – Lớp: 2/5 Năm học: 2021-2022 Thời gian: 40 phút ĐỀ B Điểm Nhận xét A. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Điểm kiểm tra đọc thành tiếng: . 2. Điểm kiểm tra đọc hiểu kết hợp luyện từ, luyện câu: . Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Hồ Hươm Nhà tôi ở Hà Nội, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um. Có buổi, người ta thấy có một con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước. Rùa như lắng nghe tiếng chuông đồng hồ trên tầng cao nhà bưu điện, buông từng tiếng ngân nga trong gió. Tôi thầm nghĩ: không biết có phải rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc đó không? (Theo Ngô Quân Miện) Câu 1 Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm: (0,5 điểm) (bầu dục, xanh um, mặt hồ) Từ trên gác cao nhìn xuống, .như một chiếc gương lớn, sáng long lanh. Câu 2. Dựa vào bài đọc, xác định những điều nêu dưới đây đúng hay sai. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào cột trả lời. (1,0 điểm) Thông tin Trả lời Mái đền Ngọc Sơn màu son, cong cong, lấp ló bên gốc cây đa già. Mặt Hồ Gươm như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Xa xa một chút là bưu điện, tường rêu cổ kính, cỏ mọc xanh tươi. Tháp Rùa được xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.
  5. Câu 3: Tác giả quan sát Hồ Gươm bằng giác quan nào? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: (0,5 điểm) A. Mũi B. Miệng C. Mắt D. Tai Câu 4: Cầu Thê Húc được miêu tả như thế nào? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng : (0,5 điểm) A. Cầu Thê Húc có màu xanh rêu, dài thẳng tắp. B. Cầu Thê Húc xây trên gò đất giữa hồ. C. Cầu Thê Húc màu vàng, sáng long lanh. D. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm. Câu 5: Khi thấy rùa hiện trên mặt hồ, tác giả nghĩ đến điều gì? Hãy viết câu trả lời của em. ( 1 điểm) . . . Câu 6: Qua bài đọc, em có cảm nhận gì về cảnh vật ở Hồ Gươm? Hãy viết câu trả lời của em. (0,5 điểm) . . . Câu 7: Khoan vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: ( 0,5 điểm) . Em chọn dấu câu nào để điền vào ô trống trong câu : Không biết đây có phải là con rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc không A. Dấu phẩy (,) B. Dấu chấm (.) C. Dấu chấm hỏi ( ? ) D. Dấu chấm than (! ) Câu 8. Nối các từ ngữ ở cột A với nhóm thích hợp ở cột B. (0,5 điểm) A B nhô lên Từ chỉ tình cảm yêu thương Từ chỉ hoạt động chiếc gương Từ chỉ đặc điểm xum xuê Từ chỉ sự vật Câu 9. Thay ngôi sao bằng từ ngữ để trả lời cho câu hỏi Như thế nào?(0,5đ) Hồ Gươm là một cảnh Câu 10. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: (0,5 điểm) Buổi sáng, một con rùa lớn nhô lên khỏi mặt nước. .
  6. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II - Năm học: 2021-2022 KIỂM TRA ĐỌC – LỚP 2/5 CÁCH ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM A. Đọc thành tiếng: (4 điểm) GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu. (1điểm) - Đọc đúng tiếng đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng). (1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. (1 điểm) B. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (6 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Đáp án đúng là: Từ trên gác cao nhìn xuống mặt hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Câu 2 (1,0 điểm): Đáp án đúng là : Đ – S – Đ – S Câu 3 (0,5 điểm): Đáp án đúng là: C Câu 4 (0,5 điểm): Đáp án đúng câu A. Câu 5 (1,0 điểm):Khi thấy rùa hiện trên mặt hồ, tác giả nghĩ không biết có phải rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc đó không? Câu 6 (1,0 điểm): Trả lời: Sau khi đọc xong bài Hồ Gươm em có cảm nhận Hồ Gươm là cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử. Em rất yêu phong cảnh của Hồ Gươm. Câu 7 (0,5 điểm): Đáp án đúng là: B Câu 8 (0,5 điểm): Đáp án đúng là: Xanh um - Từ chỉ đặc điểm Chiếc gương -Từ chỉ sự vật Câu 9 (0,5 điểm): Đáp án đúng là: Hồ gươm là một cảnh Hồ gươm là một cảnh tuyệt đẹp. Câu 10 (0,5 điểm): Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm Buổi sáng, một con rùa lớn nhô lên khỏi mặt nước. Câu đúng là : Khi nào, một con rùa lớn nhô lên khỏi mặt nước? Dựa vào đáp án A chấm đề B cho phù hợp
  7. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ II – Năm học: 2021 - 2022 KIỂM TRA VIẾT - Lớp 2/5. Thời gian: 40 phút. I. Chính tả: 15 phút (4 điểm) GV đọc cho HS (nghe-viết) bài KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA Biển ở Trường Sa có những loài cá đẹp rực rỡ và lạ mắt. Từng đàn cá đủ màu sắc, dày đặc đến hàng trăm con tạo nên một tấm thảm hoa di động. Những vỉa san hô chạy dài từ chân mỗi đảo xuống sâu dần dưới đáy biển. II. Tập làm văn: 25 phút (6 điểm) Dựa vào các câu hỏi gợi ý, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu về tình cảm của em với mẹ. Gợi ý: a) Mẹ em năm nay bao nhiêu tuổi? b) Mẹ em làm nghề nghiệp gì? c) Mẹ đã chăm sóc, dạy dỗ em thế nào? d) Tình cảm của em với mẹ thế nào?
  8. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ II – Năm học: 2021 - 2022 KIỂM TRA VIẾT - Lớp 2/2. Thời gian: 40 phút. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM I. Chính tả: (4 điểm) - Tốc độ viết đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn: (6 điểm) - Nội dung (ý): 3 điểm Học sinh viết được đoạn văn đủ các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. a) HS nói được tên của mẹ. (0,5 điểm) b) Nêu được nghề nghiệp của mẹ em (0,5 điểm) c) Nêu được những việc làm mẹ đã chăm sóc, dạy dỗ mình (1,5 điểm) d) HS nêu được tình cảm của em đối với mẹ. (0,5 điểm) - Kỹ năng: 3 điểm + Kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm + Kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm + Bài văn có ý sáng tạo: 1 điểm (tùy vào ý sáng tạo của mỗi bài có thể cho các mức điểm: 1 – 0,75 – 0,5 – 0,25).
  9. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II- Năm học: 2021 - 2022 KIỂM TRA ĐỌC – LỚP 2/5 * Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (4 điểm). HS bốc thăm chọn bài đọc và đọc đoạn văn khoảng 60 - 70 tiếng/phút, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG Hôm ấy, bố vắng nhà, mẹ bị đau bụng dữ dội. Ê-đi-xơn liền chạy đi mời bác sĩ. Bác sĩ đến khám bệnh và cho biết mẹ của Ê-đi-xơn đau ruột thừa, phải mổ gấp. Nhưng trời cứ tối dần, với ánh đèn dầu tù mù, chẳng thể làm gì được. Ê-đi-xơn lo lắng. Thấy mẹ đau đớn, cậu mếu máo: “Xin bác sĩ cứu mẹ cháu!”. Bác sĩ ái ngại nói: “ Đủ ánh sáng, bác mới mổ được cháu ạ!”. Thương mẹ, Ê-đi-xơn ôm đầu suy nghĩ. Làm thế nào để cứu mẹ bây giờ? Đột nhiên, cậu trông thấy ánh sáng của ngọn đèn hắt lại từ mảnh sắt tây trên tủ. Nét mặt cậu rạng rỡ hẵn lên. Ê-đi-xơn vội chạy sang nhà hàng xóm, mượn về một tấm gương. Lát sau, đèn nến trong nhà được cậu thắp lên và đặt trước gương. Căn phòng bỗng ngập tràn ánh sáng. Nhìn căn phòng sáng trưng, bác sĩ ngạc nhiên, bắt tay ngay vào việc. Ca mổ thành công, mẹ của Ê-đi-xơn đã được cứu sống. ( Theo truyện đọc 2, NXB Giáo dục, 1995) * Trả lời câu hỏi: Câu 1: Khi thấy mẹ đau bụng dữ dội, Ê-đi-xơn đã làm gì? Trả lời: Khi thấy mẹ đau bụng dữ dội, Ê-đi-xơn đã chạy đi mời bác sĩ đến khám bệnh cho mẹ. Câu 2: Ê-đi-xơn đã làm cách nào để mẹ được phẫu thuật kịp thời? Trả lời: Ê-đi-xơn đã tìm cách làm cho căn phòng đủ ánh sáng. Cậu thắp tất cả đèn nến trong nhà và đặt trước gương.
  10. ĐẤT NƯỚC CHÚNG MÌNH Việt Nam là đất nước tươi đẹp của chúng mình. Thủ đô nước mình là Hà Nội. Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Việt Nam có những vị anh hùng có công lớn với đất nước như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh, Những con người ấy đã làm rạng danh lịch sử nước nhà. Đất nước mình có ba miền Bắc, Trung, Nam với khí hậu khác nhau. Miền Bắc và miền Trung một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Miền Nam có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Trang phục truyền thống của người Việt Nam là áo dài, Áo dài thường được mặc trong dịp Tết hay lễ hội. (Trung Sơn) Câu hỏi: 1. Lá cờ Tổ quốc được miêu tả như thế nào? Trả lời: Lá cờ Tổ quốc được miêu tả như sau: Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. 2. Kể tên các mùa trong năm của ba miền đất nước. Trả lời: Các mùa trong năm của ba miền đất nước là: Miền Bắc và miền Trung một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Miền Nam có hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
  11. CON RỒNG CHÁU TIÊN Ngày xưa, ở miền Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần nòi rồng, sức khỏe phi thường, đã giúp dân diệt trừ nhiều yêu quái. Cũng thuở ấy, ở vùng núi phía Bắc có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ gặp Lạc Long Quân rồi nên vợ nên chồng. Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ: “Ta sẽ đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau giữ các phương. Kẻ miền biển, người miền núi, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau.” Âu Cơ cùng năm mươi con sinh sống trên đất liền. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, con cháu càng ngay càng đông đúc. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường được gọi là “con Rồng cháu Tiên”. Người Việt Nam cũng gọi nhau là “đồng bào”, có nghĩa là những người cùng sinh ra từ bọc trứng của bà Âu Cơ. Truyện dân gian Việt Nam Câu hỏi: 1. Nói những điều em biết về Lạc Long Quân và Âu Cơ qua đoạn 1. Trả lời: - Lạc Long Quân là một vị thần, nòi rồng, có sức khỏe phi thường và thường xuyên giúp đỡ nhân dân diệt trừ yêu quái. - Âu Cơ là một người xinh đẹp tuyệt trần. 2. Bà Âu Cơ sinh con kì lạ như thế nào? Trả lời: Bà Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con lớn nhanh như thổi.
  12. HỒ GƯƠM Nhà tôi ở Hà Nội, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um. Có buổi, người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nưóc. Rùa như lắng nghe tiếng chuông đồng hồ trên tầng cao như bưu điện, buông từng tiếng ngân nga trong gió. Tôi thầm nghĩ: không biết có phải rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc đó không? (Theo Ngô Quân Miện) Câu hỏi: 1. Bài văn tả những cảnh đẹp nào ở Hồ Gươm? Trả lời: Những cảnh đẹp ở Hồ Gươm được tác giả miêu tả là: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa. 2. Cầu Thê Húc được miêu tả như thế nào? Trả lời: Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.
  13. TẠM BIỆT CÁNH CAM Chú cánh cam đi lạc vào nhà Bống. Chân chú bị thương, bước đi tập tễnh. Bống thương quá, đặt cánh cam vào một chiếc lọ nhỏ đựng đầy cỏ. Từ ngày đó, cánh cam trở thành người bạn nhỏ xíu của Bống. Cánh cam có đôi cánh xanh biếc, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. Mỗi khi nghe tiếng động, chú khệ nệ ôm cái bụng tròn lẳn, trốn vào đám có rối. Bống chăm sóc cánh cam rất cẩn thận. Hằng ngày, em đều bỏ vào chiếc lọ một chút nước và những ngọn cỏ xanh non. Nhưng Bống cảm thấy cánh cam vẫn có vẻ ngơ ngác không vui, chắc chú nhớ nhà và nhớ bạn bè. Đoán vậy, Bống mang cánh cam thả ra bãi cỏ sau nhà. Tạm biệt cánh cam bé nhỏ, Bống hi vọng chú sẽ tìm được đường về căn nhà thân thương của mình. (Minh Đăng) Câu hỏi: 1. Bống làm gì khi thấy cánh cam bị thương? Trả lời: Khi thấy cánh cam bị thương, Bống thương quá nên đã đặt cánh cam vào một chiếc lọ nhỏ đựng đầy cỏ. 2. Bống chăm sóc cánh cam như thế nào? Câu văn nào cho em biết điều đó? Trả lời: Bống chăm sóc cánh cam rất chu đáo. Câu văn cho em biết điều đó là: Hằng ngày, em đều bỏ vào chiếc lọ một chút nước và những ngọn cỏ xanh non.