Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 (Đọc thành tiếng) - Năm học 2021-2022 - Đề số 3

Cô gái đẹp và hạt gạo

Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ - bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung.

Thấy vậy, cơm hỏi:

- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?

Hơ - bia giận dữ quát:

- Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người.

Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm.

Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.

(Theo Truyện cổ Ê – đê)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Hơ-bia là một cô gái như thế nào?

Câu 2. Vì sao thóc gạo bỏ Hơ-bia đi vào rừng?

Câu 3. Thóc gạo bỏ đi vào lúc nào?

Câu 4. Sau khi thóc gạo bỏ đi, Hơ-bia sống như thế nào?

docx 1 trang Đình Khải 03/06/2024 60
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 (Đọc thành tiếng) - Năm học 2021-2022 - Đề số 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_2_doc_thanh_tie.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 (Đọc thành tiếng) - Năm học 2021-2022 - Đề số 3

  1. Cô gái đẹp và hạt gạo Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ - bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi: - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế? Hơ - bia giận dữ quát: - Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người. Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm. Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa. (Theo Truyện cổ Ê – đê) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Hơ-bia là một cô gái như thế nào? Câu 2. Vì sao thóc gạo bỏ Hơ-bia đi vào rừng? Câu 3. Thóc gạo bỏ đi vào lúc nào? Câu 4. Sau khi thóc gạo bỏ đi, Hơ-bia sống như thế nào? Cây Gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cậy gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy. Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. (Theo Vũ Tú Nam) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Bài văn miêu tả cây gạo vào mùa nào? Câu 2. Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì? Câu 3. Những chú chim làm gì trên cây gạo?