Kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 2 Sách Cánh diều (Có đáp án)

ĐỌC HIỂU BÀI SAU:(6 điểm)

CÁNH CHIM BÁO MÙA XUÂN

       Bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông sống trên bốn ngọn núi. Năm ấy không hiểu vì sao, mùa đông kéo dài lê thê. Muôn loài khổ sở vì rét, bèn cử chim công có sắc đẹp lộng lẫy nhất đi đón nàng tiên mùa xuân. Nhưng đường xa, gió lạnh, công bị ốm, phải quay về. 

      Sư tử liền đi thay công. Cậy khoẻ, sư tử đi không nghỉ, nhưng rồi đuối sức dần, không đi tiếp được.

      Chim én nói:

     - Mẹ cháu ho ngày càng nặng. Không có nắng ấm mùa xuân, mẹ cháu khó qua khỏi. Cháu xin đi!

      Muông thú đồng ý. Chim én mẹ nhổ lông cánh tết thành chiếc áo choàng cho con. Én con bay mãi, bay mãi, cuối cùng cũng đến chỗ ở của nàng tiên mùa xuân. Én con thấy một chú chim co ro bên đường liền cởi áo choàng đắp cho bạn. Chú chim bỗng biến mất, nàng tiên mùa xuân hiện ra:

  • Con thật hiếu thảo, nhân hậu và dũng cảm! Ta chọn con làm sứ giả của mùa xuân.

     Én con trở về cùng nàng tiên mùa xuân. Từ đó, mỗi khi thấy chim én bay liệng, muôn loài biết rằng mùa xuân sắp về.

                                                                                                  (Theo Kể chuyện cho bé)

1. Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng.

a. Lúc đầu, muông thú chọn con vật như thế nào để đi đón nàng tiên mùa xuân?

A- Có sắc đẹp                          B- Có sức khoẻ                         C- Có lòng dũng cảm

b. Con vật nào đã được cử đi đầu tiên?

A-  chim công                        B-  chim én                                C-  sư tử

c. Vì sao chim én xin đi đón nàng tiên mùa xuân?

A- Vì chim én biết mình bay nhanh.

B- Vì chim én khoẻ hơn công và sư tử.

C-.Vì chim én muốn đem nắng ấm về cho mẹ.

doc 21 trang Đình Khải 17/07/2023 5720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 2 Sách Cánh diều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dockiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_tieng_viet_2_sach_canh_dieu_co_dap_an.doc

Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 2 Sách Cánh diều (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD &ĐT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC MÔN : TIẾNG VIỆT - LỚP 2 ( Thời gian làm bài 40 phút) Họ và tên: Lớp 2A . Điểm Nhận xét Bằng số: Bằng chữ: I- ĐỌC THÀNH TIẾNG :(4 điểm) II. ĐỌC HIỂU BÀI SAU:(6 điểm) CÁNH CHIM BÁO MÙA XUÂN Bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông sống trên bốn ngọn núi. Năm ấy không hiểu vì sao, mùa đông kéo dài lê thê. Muôn loài khổ sở vì rét, bèn cử chim công có sắc đẹp lộng lẫy nhất đi đón nàng tiên mùa xuân. Nhưng đường xa, gió lạnh, công bị ốm, phải quay về. Sư tử liền đi thay công. Cậy khoẻ, sư tử đi không nghỉ, nhưng rồi đuối sức dần, không đi tiếp được. Chim én nói: - Mẹ cháu ho ngày càng nặng. Không có nắng ấm mùa xuân, mẹ cháu khó qua khỏi. Cháu xin đi! Muông thú đồng ý. Chim én mẹ nhổ lông cánh tết thành chiếc áo choàng cho con. Én con bay mãi, bay mãi, cuối cùng cũng đến chỗ ở của nàng tiên mùa xuân. Én con thấy một chú chim co ro bên đường liền cởi áo choàng đắp cho bạn. Chú chim bỗng biến mất, nàng tiên mùa xuân hiện ra: - Con thật hiếu thảo, nhân hậu và dũng cảm! Ta chọn con làm sứ giả của mùa xuân. Én con trở về cùng nàng tiên mùa xuân. Từ đó, mỗi khi thấy chim én bay liệng, muôn loài biết rằng mùa xuân sắp về. (Theo Kể chuyện cho bé) 1. Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng. a. Lúc đầu, muông thú chọn con vật như thế nào để đi đón nàng tiên mùa xuân? A- Có sắc đẹp B- Có sức khoẻ C- Có lòng dũng cảm b. Con vật nào đã được cử đi đầu tiên? A- chim công B- chim én C- sư tử c. Vì sao chim én xin đi đón nàng tiên mùa xuân? A- Vì chim én biết mình bay nhanh. B- Vì chim én khoẻ hơn công và sư tử. C-.Vì chim én muốn đem nắng ấm về cho mẹ. 2. Câu : “Tối nay, bé sẽ ngủ cùng các anh” thuộc kiểu câu nào? A- Câu giới thiệu
  2. B- Câu nêu hoạt động. C- Câu nêu đặc điểm. 3. Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu: a. Nhờ đâu chim én đến được nơi ở của nàng tiên mùa xuân, không bỏ về giữa chừng? . . b. Gạch 1 gạch dưới từ chỉ sự vật, gạch 2 gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau: Sư tử liền đi thay công. c. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau: Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. d. Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống dưới đây: Muông thú đói „ rét „ ốm đau vì mùa đông kéo dài.
  3. PHÒNG GD &ĐT SÔNG LÔ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG QUẾ NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN : TIẾNG VIỆT - LỚP 2 ( Thời gian làm bài 40 phút) Họ và tên: Lớp 2A . Điểm Nhận xét Bằng số: Bằng chữ: 1. Chính tả : 15 phút ( 4 điểm ) Nghe - viết : Chiếc rễ đa tròn ( Sách Tiếng Việt 2, tập 2) (Viết đoạn: Từ “ Nhiều năm sau hình tròn như thế
  4. 2. Tập làm văn: 25 phút (6 điểm) Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 câu đến 5 câu) kể về công việc của một người mà em biết. 1- Em muốn kể về ai? Người đó làm công việc gì? 2- Người đó làm việc ở đâu? 3- Công việc đó đem lại lợi ích gì? 4- Em có suy nghĩ gì về công việc đó? Bài làm
  5. ĐÁP ÁN TV lớp 2: I. ĐỌC THÀNH TIẾNG : ( 4 đ) HS đọc thành tiếng và trả lời được câu hỏi trong bài đọc các bài sau: STT TÊN BÀI ĐỌC TRANG 1 Bài 17: Những cách chào độc đáo 2 Bài 18: Thư viện biết đi 3 Bài 19: Cảm ơn anh hà mã 4 Bài 20: Từ chú bồ câu đến In-tơ-net 5 Bài 21: Mai An Tiêm 6 Bài 22: Thư gửi bố ngoài đảo 7 Bài 23: Bóp nát quả cam 8 Bài 17: Những cách chào độc đáo 9 Bài 18: Thư viện biết đi 10 Bài 19: Cảm ơn anh hà mã 11 Bài 20: Từ chú bồ câu đến In-tơ-net 12 Bài 21: Mai An Tiêm 13 Bài 22: Thư gửi bố ngoài đảo 14 Bài 23: Bóp nát quả cam 15 Bài 24: Chiếc rễ Đa tròn 16 Bài 25: Đất nước chúng mình 17 Bài 26: Trên các miền đất nước 18 Bài 27: Chuyện quả bầu 19 Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa 20 Bài 29: Hồ gươm II. ĐỌC HIỂU : ( 6 đ) HS Đọc hiểu bài: “ Cánh chim báo mùa xuân” 1/A. Có sắc đẹp A. chim công(0,5đ) C. Vì chim én muốn đem nắng ấm về cho mẹ. (0,5đ) (0,5đ) 2. B- Câu nêu hoạt động. (1đ) 3. Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu: a. Nhờ được mẹ tết cho chiếc áo choàng tránh rét chim én đến được nơi ở của nàng tiên mùa xuân, không bỏ về giữa chừng (1đ) b. Sư tử liền đi thay công.(1đ) c. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.((1đ) d. Muông thú đói, rét, ốm đau vì mùa đông kéo dài. (0,5đ) III. VIẾT : (10đ ) 1. Chính tả ( 4 điểm) - Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày đúng quy định, đúng tốc độ, đúng cỡ chữ, kiểu chữ, không mắc quá 2 lỗi chính tả (4 điểm )
  6. - Trừ điểm theo từng lỗi cụ thể ( chữ viết không đều; mắc cùng một lỗi nhiều lần chỉ trừ điểm một lần ) 2. Tập làm văn (6 điểm) - HS viết được đoạn văn từ 4 - 5 câu theo đúng nội dung đề bài ( 3 điểm). - Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm. - Kĩ năng dùng từ đặt câu: 1 điểm. - Có sáng tạo: 1 điểm. Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 2) A. Đọc THỎ CON ĂN GÌ? Vào một buổi sáng mùa xuân, Thỏ con đi lang thang trong rừng. Thỏ đi mãi, đi mãi mà chẳng tìm được cái gì để ăn . Thỏ gặp Gà Trống đang mổ thóc. Gà Trống mời : “Bạn Thỏ ơi, tôi có nhiều thóc vàng, bạn hãy ăn cùng tôi”. Thỏ con nói : “Cảm ơn bạn, nhưng tôi không ăn được thóc vàng”. Thỏ lại đi tiếp. Trên đường đi , Thỏ gặp mèo đang ăn cá. Mèo vui vẻ mời Thỏ : “Thỏ ơi, mời bạn ăn cá cùng tôi”. Thỏ nói : “Cảm ơn Mèo con nhé, tôi không ăn được cá đâu”. Thỏ lại tiếp tục bước đi, những bước đi nặng nề vì mệt và đói. Mệt quá, Thỏ con ngồi nghĩ dưới gốc cây và bật khóc hu hu. Vừa lúc đó Dê con xách làn rau đi qua. Dê mời Thỏ con hai củ cà rốt. Thỏ con mừng rỡ cám ơn Dê con và chú ăn cà rốt một cách ngon lành. (Theo Hồ Lam Hồng) Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Gà Trống, Mèo con đã mời Thỏ con ăn gì? A. Thóc, củ cải B. Cá, khoai tây C. Thóc, cá 2. Vì sao Thỏ con từ chối ăn cùng Gà Trống và Mèo con? A. Vì Thỏ con không đói B. Vì Thỏ con không ăn được thức ăn của Gà và Mèo. C. Vì Thỏ con không muốn ăn thức ăn của người khác. 3. Vì sao Thỏ con cảm ơn Dê con?
  7. A. Vì Dê con tặng Thỏ con hai củ cà rốt. B. Vì Dê con cho Thỏ con ở nhờ. C. Vì Dê con hướng dẫn cho Thỏ con cách tìm thức ăn. 4. Em thấy Gà Trống, Mèo con, Dê con trong câu chuyện trên là những người bạn như thế nào? 5. Bộ phận in đậm trong câu “Thỏ con ra khỏi hang để kiếm cái ăn.” trả lời cho câu hỏi nào? A. Là gì? B. Làm gì? C. Thế nào? B. Viết I. Chính tả: Cái trống trường em Cái trống trường em Mùa hè cũng nghỉ Suốt ba tháng liền Trống nằm ngẫm nghĩ Buồn không hả trống Trong những ngày hè Bọn mình đi vắng Chỉ còn tiếng ve? Cái trống lặng im Nghiêng đầu trên giá Chắc thấy chúng em Nó mừng vui quá! Kìa trống đang gọi Tùng! Tùng! Tùng! Tùng Vào năm học mới Rộn vang tưng bừng. Thanh Hào
  8. II. Viết về quê hương hoặc nơi em đang ở. ĐÁP ÁN A. Đọc Câu 1 2 3 4 5 Gợi ý: Gà Trống, Mèo con, Dê con là những Đáp án C B A người bạn tốt bụng, biết quan tâm đến người B khác. B. Viết I. Chính tả: Cái trống trường em Cái trống trường em Mùa hè cũng nghỉ Suốt ba tháng liền Trống nằm ngẫm nghĩ Buồn không hả trống Trong những ngày hè Bọn mình đi vắng Chỉ còn tiếng ve? Cái trống lặng im Nghiêng đầu trên giá Chắc thấy chúng em Nó mừng vui quá! Kìa trống đang gọi Tùng! Tùng! Tùng! Tùng Vào năm học mới Rộn vang tưng bừng. Thanh Hào II. Viết về quê hương hoặc nơi em đang ở Bài làm tham khảo
  9. Nơi gia đình em đang sinh sống là thành phố Hà Nội. Nơi đây có rất nhiều tòa nhà cao tầng. Các con đường rộng lớn lúc nào cũng đông đúc. Hai bên đường là những cửa hàng sang trọng, hiện đại. Hà Nội cũng có rất nhiều danh lam thắng cảnh như Hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, lăng Bác. Con người Hà Nội thanh lịch, hiếu khách. Ở Hà Nội cũng có rất nhiều đặc sản như phở, chả cá, cốm Thành phố này đã trở thành quê hương thứ hai của em. Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 3) Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Học kì 2 - Cánh diều Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2 Thời gian làm bài: phút (không kể thời gian phát đề) A. Đọc THỦY CUNG Ở giữa biển khơi có tòa lâu đài của vua Thủy Tề đứng sừng sững nơi đáy biển sâu nhất. Lâu đài này hết sức tráng lệ. Tường bằng san hô đủ màu sắc, cửa sổ cao vút bằng hổ phách trong suốt, mái lợp toàn bằng trai ngọc miệng mở ra khép lại theo dòng nước chuyển động. Trước mặt lâu đài là một vùng rộng mênh mông, cành lá xanh thẫm, hoa đỏ tựa than hồng. Nước ở đây xanh hơn đài hoa xanh biếc nhất, trong vắt như pha lê và sâu thăm thẳm đến nỗi neo đã phải nối thêm dây mà vẫn không chạm đáy. Có người tưởng rằng đáy biển chỉ toàn cát, thực ra ở đấy cây vẫn mọc. Những loại cây kì diệu, thân lá mềm mại đu đưa theo sự chuyển động của nước. Cá lớn, cá bé bơi lướt qua giữa đám cành lá chẳng khác gì chim bay qua các bụi cây ở trên mặt đất. Từ bên trên chiếu xuống một thứ ánh sáng xanh biếc, huyền ảo lan toả khắp nơi. Khi lặng gió, mặt biển phẳng lì, sinh vật dưới đáy biển có thể nhìn thấy mặt trời lóng lánh như bông hoa đỏ thắm đang gắng rọi ánh sáng xuống tận đáy biển (Theo Nàng tiên cá - Truyện cổ An-đéc-xen) Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Những hình ảnh nào được dùng để miêu tả vẻ đẹp tòa lâu đài vua Thủy Tề?
  10. a. Tường bằng san hô đủ màu sắc. b. Mái hình vòng cung có chạm bạc, dát vàng óng ánh. c. Cửa sổ cao vút bằng hổ phách trong suốt, mái lợp toàn bằng trai ngọc. d. Trước mặt lâu đài là một vùng rộng mênh mông, cành lá xanh thẫm, hoa đỏ ửng tựa than hồng. 2. Để miêu tả vẻ đẹp của thủy cung, trong ba câu đầu của đoạn 2 tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào? a. Đáy biển phủ một lớp cát trắng mịn óng ánh tuyệt đẹp. b. Nước xanh biếc, trong vắt như pha lê và sâu thăm thẳm. c. Những loài cây kì diệu, thân lá mềm mại đu đưa theo dòng nước. 3. Những câu nào tả cá và mặt trời có sử dụng phép so sánh? a. Cá bơi lướt qua cành lá như chim bay qua các bụi cây. b. Mặt trời như quả cầu lửa đỏ rực. c. Từ bên trên chiếu xuống một thứ ánh sáng xanh biếc, huyền ảo lan tỏa khắp nơi. d. Mặt trời lóng lánh như một bông hoa đỏ thắm. 4. Bài văn nói về điều gì? a. Lâu đài tráng lệ của vua Thủy Tề. b. Cảnh đẹp dưới thủy cung. c. Các sinh vật sống dưới thủy cung. 5. “Thủy” có nghĩa là nước. Gạch chân những tiếng nào dưới đây có thể đứng sau tiếng “thủy” để tạo từ: cung, sản, mộc, điện, tề, thủ 6. Nối từng từ ở cột trái với nghĩa thích hợp ở cột phải: a. Cửa biển 1. là giữa biển, trong biển. b. Đáy biển 2. là phần bằng phẳng ở phía trên biển. c. Lòng biển 3. là nơi sông chảy ra biển, tàu thuyền thường ra vào.
  11. d. Mặt biển 4. là phần sâu nhất dưới biển cả. 7. Nhóm từ nào chỉ tên các con vật chỉ sống ở dưới nước? a. Tôm, trai, hến, ngao, sứa, ba ba, cá trắm, cá thu b. Cá sấu, rắn, cua, chạch, hải cẩu, sư tử biển c. Chim sâu, gà, lợn, chim công, mèo, ngan B. Viết I. Chính tả: Tập chép: Thủy cung (từ Nước ở đây xanh hơn đài hoa xanh biếc nhất đến hết) II. Viết về người thân trong gia đình em ĐÁP ÁN A. Đọc Câu 1 2 3 4 5 6 7 b, Cung, sản, điện, tề, a-3, b-4, c-1, d- Đáp án a,c,d a,b,d b a c thủ 2 B. Viết I. Chính tả: Tập chép: Thủy cung (từ Nước ở đây xanh hơn đài hoa xanh biếc nhất đến hết) II. Viết về người thân trong gia đình em Bài làm tham khảo Bà ngoại của em năm nay đã sáu mươi tuổi. Trước đây bà là một cô giáo nhưng hiện tại bà đã về hưu. Bà rất hiền, và rất yêu thương con cháu. Mỗi lần về quê chơi, bà đều kể cho em nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích. Giọng kể của bà rất hấp dẫn. Đặc biệt, bà của em nấu ăn rất ngon. Em thích ăn nhất là món sườn xào chua ngọt do bà nấu. Em luôn mong muốn bà có thật nhiều sức khỏe để sống thật lâu với em. Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 4)
  12. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Học kì 2 - Cánh diều Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2 Thời gian làm bài: phút (không kể thời gian phát đề) A. Đọc Mùa xuân bên bờ sông Lương Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn. (Nguyễn Đình Thi) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng . 1. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những đâu? a- Những cành cây gạo cao chót vót giữa trời b- Những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn c- Những vòm cây quanh năm luôn xanh um 2. Trên bãi đất phù sa, vòm cây như được rắc thêm lớp bụi phấn thế nào? a- Mịn hồng mơn mởn b- Hung hung vàng c- Màu vàng dịu 3. Những loại cây nào phủ định kín bãi cát dưới lòng sông cạn?
  13. a- Ngô, đỗ, lạc, vải, khoai b- Ngô, đỗ, lạc, vải, nhãn c- Ngô, đỗ, lạc, khoai, cà 4. Những màu sắc nào xuất hiện bên bờ sông Lương khi mùa xuân đến? a- Đỏ, đen, hồng, xanh b- Đỏ, hồng, xanh, vàng c- Đỏ, hồng, xanh, đen B. Viết I. Chính tả: Tập chép Tháng giêng là tháng ăn chơi Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà Tháng ba thì đậu đã già Ta đi ta hái về nhà phơi khô Tháng tư đi tậu trâu bò Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm Chờ cho lúa có đòng đòng Bấy giờ ta sẽ trả công cho người Bao giờ cho đến tháng mười Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta Gặt hái ta đem về nhà Phơi khô quạt sạch ấy là xong công. Ca dao II. Viết về một chuyến đi chơi cùng gia đình ĐÁP ÁN A. Đọc
  14. 1. a 2. b 3. c 4. b B. Viết I. Chính tả: Học sinh chép lại bài ca dao. II. Viết về một chuyến đi chơi cùng gia đình Bài làm tham khảo Nghỉ hè năm ngoái, em và cả gia đình đã có dịp vào thăm Đà Lạt - vương quốc của những loài hoa. Em rất thích không khí trong lành và sự yên tĩnh của thành phố này. Lúc nào cũng vậy, Đà Lạt như chìm trong một không gian sương mờ bao phủ. Vạn vật như chuyển động hết sức chậm rãi. Ở Đà Lạt có những vườn hoa với đủ loại, đủ sắc: nào hồng, nào Tu-lip, nào hoa cúc tạo nên một bức tranh đầy sức sống. Nếu có dịp em vẫn mong sẽ được trở lại Đà Lạt vào một ngày nào đó. Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 5) Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Học kì 2 - Cánh diều Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2 Thời gian làm bài: phút (không kể thời gian phát đề) I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm): 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm): Đọc thầm đoạn văn và hoàn thành các bài tập sau: I. Đọc thầm văn bản sau: MÙA VÀNG
  15. Thu về, những quả hồng đỏ mọng, những hạt dẻ nâu bóng, những quả na mở to mắt, thơm dìu dịu. Biển lúa vàng ươm. Gió nổi lên và sóng lúa vùng dập dồn trải tới chân trời. Minh ríu rít bên mẹ: - Mẹ ơi, con thấy quả trên cây đều chín hết cả rồi. Các bạn ấy đang mong có người đến hái đấy. Nhìn quả chín ngon thế này, chắc các bác nông dân vui lắm mẹ nhỉ? - Đúng thế con ạ. - Nếu mùa nào cũng được thu hoạch thì thích lắm phải không mẹ? Mẹ âu yếm nhìn Minh và bảo: - Con nói đúng đấy! Mùa nào thức ấy. Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải cày bừa, gieo hạt và chăm sóc. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải chăm sóc vườn cây, ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ đấy. - Mẹ ơi, con hiểu rồi. Công việc của các bác nông dân vất vả quá mẹ nhỉ? (Theo Những câu chuyện hay, những bài học quỹ) Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Mùa thu về có những quả, hạt gì chín, thơm ? A. Quả hồng, cam B. Quả hồng, na, hạt dẻ C. Hồng, na. D. hạt dẻ, cam Câu 2. Trước mùa thu hoạch, các bác nông dân phải làm những gì ? A. cày bừa B. cày bừa và gieo hạt C. Cày bừa, gieo hạt, chăm sóc .D. Dẫy cỏ Câu 3. Để thu hoạch tốt, ngoài công sức cảu người nông dân còn phụ thuộc điều gì nữa ? A. Thời tiết B. Nước C. Công an D. Côn trùng Câu 4. Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao ? Câu 5. a. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên. biển xe máy Trời túi ni-lông rừng dòng sông Câu 6. Điền vào chỗ chấm từ ngữ trả lời câu hỏi “Khi nào?”, “Để làm gì?” a. chú gà trống cất tiếng gáy vang gọi mọi người thức dậy. b. Em chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để Câu 7. Sắp xếp các từ sau thành câu viết lại: Đàn trâu thung thăng giữa cánh đồng gặm cỏ.
  16. Câu 8 Trong bài “Mùa vàng” có mấy câu hỏi? Vì sao em biết đó là câu hỏi? II. Phần viết 1 Chính tả : Mùa vàng Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải cày bừa, gieo hạt và chăm sóc. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải chăm sóc vườn cây, ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ đấy. - Mẹ ơi, con hiểu rồi. Công việc của các bác nông dân thật vất vả quá mẹ nhỉ? Bài tập chính tả 1. Điền vần Điền vần at hoặc ac và thêm dấu thanh phù hợp: a. Điền vần Điền vần at hoặc ac và thêm dấu thanh phù hợp:: thơm ng . bãi r cồn c lười nh b. Điền âm x hay s xuất ắc . ung quanh 2.Tập làm văn: Kể về người thân trong gia đình em Bài làm tham khảo Trong gia đình mình, người em gắn bó nhất chính là ông nội. Ông nội của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người cao. Đôi bàn tay đầy những nếp nhăn đã suốt đời làm lụng vất vả để nuôi con cháu. Khuôn mặt phúc hậu, anh mắt hiền từ lúc nào cũng nhìn chúng tôi rất trìu mến. Mỗi khi về quê thăm ông, em lại ngồi nghe ông kể những câu chuyện ngày xưa. Em yêu ông nội của mình nhiều lắm. ĐÁP ÁN I- KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):
  17. Nội dung đánh giá Biểu điểm - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu 1 điểm cảm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (Cứ sai từ 1 điểm tiếng thứ 6 trừ mỗi tiếng 0,5đ; ngắt nghỉ sai 4 chỗ trừ 1điểm.) - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 1 điểm Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu; mức độ đạt được của học sinh theo từng phần mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm): Nội dung Điểm Câu 1: B. Quả hồng, na, hạt dẻ 0,5 điểm Câu 2: C. Cày bừa, gieo hạt, chăm 0,5 điểm sóc Câu 3: A. Thời tiết 0,5 điểm Câu 4: Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao ? 0,5 điểm Tùy HS trả lời muốn hay không muốn và có lời giải thích phù hợp. biển xe máy Trời 1 điểm túi ni-lông rừng dòng sông
  18. Câu 7: Giữa cánh đồng, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Đàn trâu thung thăng gặm cỏ giữa 0,5 điểm cánh đồng. Đàn trâu gặm cỏ thung thăng giữa cánh đồng. Câu 8: Trong bài có 2 câu hỏi. Em biết vì kết thúc câu có dấu chấm 0,5điểm hỏi. Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 6) Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Học kì 2 - Cánh diều Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2 Thời gian làm bài: phút (không kể thời gian phát đề) I. Phần đọc 1. Đọc thành tiếng (4 đ) Giáo viên kết hợp kiểm tra qua các tiết ôn tập, dưới hình thức bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn vừa đọc. 2. Đọc hiểu (6 điểm): Hãy đọc thầm bài văn sau: Cò và Vạc Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn. Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là
  19. quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc. Truyện cổ Việt Nam 3. Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1. Cò là một học sinh như thế nào? A. Yêu trường, yêu lớp B. Chăm làm C. Ngoan ngoãn, chăm chỉ D. Lười học Câu 2. Vạc có điểm gì khác Cò? A. Học kém nhất lớp B. Không chịu học hành C. Hay đi chơi D. Học chăm nhất lớp Câu 3. Cò chăm học như thế nào? A. Lúc nào cũng đi chơi. B. Lúc nào cũng đi bắt ốc C. Sau những buổi mò tôm, bắt ốc lại giở sách ra học. D. Suốt ngày chỉ rúc cánh trong đầu mà ngủ. Câu 4. Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn? A. Vì lười biếng B. Vì không muốn học C. Vì xấu hổ D. Vì ban đêm kiếm được nhiều cá hơn Câu 5. Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì? Câu 6. Viết 3 từ chỉ đặc điểm: Yêu mến, Câu 7. Câu Cò ngoan ngoãn được cấu tạo theo mẫu nào trong các mẫu dưới đây? A. Mẫu 1: Ai là gì?
  20. B. Mẫu 2: Ai làm gì? C. Mẫu 3: Ai thế nào? D. Không thuộc mẫu nào trong 3 mẫu nói trên. Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau: Cò đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc. Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Chị giảng giải cho em: - Sông hồ rất cần cho cuộc sống con người Em có biết nếu không có sông hồ thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không Em nhanh nhảu trả lời: - Em biết rồi Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị II. Phần viết 1. Bài viết 1: (Nghe - viết) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Bé Hoa(Sách Tiếng Việt Lớp 2, tập 1, trang 129) 2. Bài viết 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 - 5 câu) về ông (bà) của em. Gợi ý: a) Ông (bà) em năm nay bao nhiêu tuổi? b) Hình dáng ông(bà) như thế nào? c) Tính tình ông (bà) ra sao? d) Ông(bà) thường quan tâm em như thế nào? e) Em đã thể hiện tình cảm yêu thương ông (bà) thế nào? ĐÁP ÁN I. Phần đọc Câu 1. (0,5đ). Đáp án C Câu 2. (0,5đ). Đáp án B Câu 3. (0,5đ) Đáp án C Câu 4. (0,5đ) Đáp án B Câu 5. (1đ) Cần phải ngoan ngoãn, chăm chỉ, vâng lời bố mẹ, anh chị mới là con ngoan, trò giỏi.
  21. Câu 6. (0,5đ) Đoàn kết, yêu quý, xinh đẹp, duyên dáng , (Tìm đủ, đúng 3 từ được 0,5đ) Câu 7. (1đ) Đáp án C Câu 8. (1đ) Cò làm gì? (Nếu viết được câu hỏi mà không có dấu chấm hỏi thì trừ 0,25 đ) Câu 9. (0,5đ) Điền đúng 1 dấu được 0,1đ Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp: Chị giảng giải cho em: - Sông, hồ rất cần cho cuộc sống con người. Em có biết nếu không có sông, hồ thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không? Em nhanh nhảu trả lời: Em biết rồi. Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị? II. Phần viết Câu 1: Bài viết 1: (4 điểm) - Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng độ cao, đúng khoảng cách, trình bày đúng quy định bài CT ( tốc độ viết khoảng 40 chữ / 15 phút ) - Sai 1 lỗi chính tả trong bài viết về âm, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,2 điểm. (Nếu lỗi giống nhau chỉ trừ một lần) - Nếu bài viết chưa sạch đẹp, sai về khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, chưa đúng đoạn văn trừ 0,5 điểm toàn bài Câu 2: Bài viết 2: (6 điểm) Đảm bảo các yêu cầu: - Viết được đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề; bài viết đủ ý, đúng chính tả, câu văn rõ ràng, mạch lạc có sáng tạo; trình bày sạch đẹp, cấu trúc một đoạn văn. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết, trình bày bài có thể cho các mức điểm: 6,5 - 6 - 5,5 - 5 - 4,5 - 4 - 3,5 - 3 -2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5