Đề thi học kì 2 Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Đề 2 (Có đáp án)

Đọc hiểu (6 điểm): Hãy đọc thầm bài văn sau: 
Cò và Vạc 
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học 
tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ 
rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. 
Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê 
cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn. 
Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là 
quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi 
mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc. 
Truyện cổ Việt Nam 
3. Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc 
làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây: 
Câu 1. Cò là một học sinh như thế nào? 
A. Yêu trường, yêu lớp 
B. Chăm làm 
C. Ngoan ngoãn, chăm chỉ 
D. Lười học 
Câu 2. Vạc có điểm gì khác Cò? 
A. Học kém nhất lớp 
B. Không chịu học hành 
C. Hay đi chơi 
D. Học chăm nhất lớp
pdf 4 trang Đình Khải 17/07/2023 4740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_tieng_viet_lop_2_sach_canh_dieu_de_2_co_dap.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Đề 2 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 2 I. Phần đọc 1. Đọc thành tiếng (4 đ) Giáo viên kết hợp kiểm tra qua các tiết ôn tập, dưới hình thức bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn vừa đọc. 2. Đọc hiểu (6 điểm): Hãy đọc thầm bài văn sau: Cò và Vạc Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn. Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc. Truyện cổ Việt Nam 3. Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1. Cò là một học sinh như thế nào? A. Yêu trường, yêu lớp B. Chăm làm C. Ngoan ngoãn, chăm chỉ D. Lười học Câu 2. Vạc có điểm gì khác Cò? A. Học kém nhất lớp B. Không chịu học hành C. Hay đi chơi D. Học chăm nhất lớp Câu 3. Cò chăm học như thế nào? A. Lúc nào cũng đi chơi. B. Lúc nào cũng đi bắt ốc C. Sau những buổi mò tôm, bắt ốc lại giở sách ra học. D. Suốt ngày chỉ rúc cánh trong đầu mà ngủ. 5
  2. Câu 4. Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn? A. Vì lười biếng B. Vì không muốn học C. Vì xấu hổ D. Vì ban đêm kiếm được nhiều cá hơn Câu 5. Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì? Câu 6. Viết 3 từ chỉ đặc điểm: Yêu mến, Câu 7. Câu Cò ngoan ngoãn được cấu tạo theo mẫu nào trong các mẫu dưới đây? A. Mẫu 1: Ai là gì? B. Mẫu 2: Ai làm gì? C. Mẫu 3: Ai thế nào? D. Không thuộc mẫu nào trong 3 mẫu nói trên. Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau: Cò đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc. Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Chị giảng giải cho em: - Sông hồ rất cần cho cuộc sống con người Em có biết nếu không có sông hồ thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không Em nhanh nhảu trả lời: - Em biết rồi Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị II. Phần viết 1. Bài viết 1: (Nghe - viết) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Bé Hoa (Sách Tiếng Việt Lớp 2, tập 1, trang 129) 6
  3. 2. Bài viết 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 - 5 câu) về ông (bà) của em. Gợi ý: a) Ông (bà) em năm nay bao nhiêu tuổi? b) Hình dáng ông(bà) như thế nào? c) Tính tình ông (bà) ra sao? d) Ông(bà) thường quan tâm em như thế nào? e) Em đã thể hiện tình cảm yêu thương ông (bà) thế nào? 7
  4. ĐÁP ÁN ĐỀ 2 I. Phần đọc Câu 1. (0,5đ). Đáp án C Câu 2. (0,5đ). Đáp án B Câu 3. (0,5đ) Đáp án C Câu 4. (0,5đ) Đáp án B Câu 5. (1đ) Cần phải ngoan ngoãn, chăm chỉ, vâng lời bố mẹ, anh chị mới là con ngoan, trò giỏi. Câu 6. (0,5đ) Đoàn kết, yêu quý, xinh đẹp, duyên dáng , (Tìm đủ, đúng 3 từ được 0,5đ) Câu 7. (1đ) Đáp án C Câu 8. (1đ) Cò làm gì? (Nếu viết được câu hỏi mà không có dấu chấm hỏi thì trừ 0,25 đ) Câu 9. (0,5đ) Điền đúng 1 dấu được 0,1đ Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp: Chị giảng giải cho em: - Sông, hồ rất cần cho cuộc sống con người. Em có biết nếu không có sông, hồ thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không? Em nhanh nhảu trả lời: Em biết rồi. Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị? II. Phần viết Câu 1: Bài viết 1: (4 điểm) - Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng độ cao, đúng khoảng cách, trình bày đúng quy định bài CT ( tốc độ viết khoảng 40 chữ / 15 phút ) - Sai 1 lỗi chính tả trong bài viết về âm, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,2 điểm. (Nếu lỗi giống nhau chỉ trừ một lần) - Nếu bài viết chưa sạch đẹp, sai về khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, chưa đúng đoạn văn trừ 0,5 điểm toàn bài Câu 2: Bài viết 2: (6 điểm) Đảm bảo các yêu cầu: - Viết được đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề; bài viết đủ ý, đúng chính tả, câu văn rõ ràng, mạch lạc có sáng tạo; trình bày sạch đẹp, cấu trúc một đoạn văn. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết, trình bày bài có thể cho các mức điểm: 6,5 - 6 - 5,5 - 5 - 4,5 - 4 - 3,5 - 3 -2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5 8