Đề thi học kì 1 Tiếng Việt Lớp 2 - Đề số 28
Sự tích cây vú sữa
Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến người mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.
Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.
Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín.
Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về
Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.
Theo NGỌC CHÂU
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi và bài tập dưới đây:
Câu 1. Từ chỉ hoạt động trong câu “Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc” là từ nào?
A. khản tiếng, gọi mẹ.
B. ôm lấy, gọi mẹ.
C. gọi, ôm, khóc.
Câu 2. Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì ?
A. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.
B. Cậu bé liền chạy đi tìm mẹ.
C. Cậu bé khóc và chạy đi tìm mẹ.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_2_de_so_28.docx
Nội dung text: Đề thi học kì 1 Tiếng Việt Lớp 2 - Đề số 28
- ĐỀ SỐ 28 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I.Đọc thành tiếng: (6 điểm) * Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng một trong các đoạn sau và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. 1/ Bài Sáng kiến của bé Hà, Sách TV tập 1 trang 78 Đoạn 2 – TLCH 3/sgk Đoạn 3 – TLCH 4/sgk 2/ Bài Bà cháu, Sách TV tập 1 trang 86 Đoạn 1 – TLCH 1, 2/sgk Đoạn 2, 3 –TLCH 3/sgk 3/ Bài Bông hoa Niềm Vui, Sách TV tập 1 trang 104 Đoạn 1 – TLCH 1/sgk Đoạn 2-TLCH 2/sgk 4/ Bài Bé Hoa, Sách TV tập 1 trang 121 Bây giờ em ngủ – TLCH 2/sgk Đêm nay bố nhé – TLCH 3, 4/sgk 5/ Bài Con chó nhà hàng xóm, Sách TV tập 1 trang 128 Đoạn 2 – TLCH 2/sgk Đoạn 4 – TLCH 4/sgk II. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)
- Sự tích cây vú sữa Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến người mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa. Theo NGỌC CHÂU Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi và bài tập dưới đây: Câu 1. Từ chỉ hoạt động trong câu “Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc” là từ nào? A. khản tiếng, gọi mẹ. B. ôm lấy, gọi mẹ. C. gọi, ôm, khóc. Câu 2. Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì ? A. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. B. Cậu bé liền chạy đi tìm mẹ. C. Cậu bé khóc và chạy đi tìm mẹ. Câu 3. Câu “Cậu nhìn lên tán lá” được cấu tạo theo mẫu nào trong 3 mẫu dưới đây? A. Mẫu 1: Ai là gì ? B. Mẫu 2: Ai thế nào? C. Mẫu 3: Ai làm gì? Câu 4. Từ chỉ đặc điểm trong câu “ Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy” là từ nào? A. run rẩy B. xanh C. cây
- B. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Viết chính tả (5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết, thời gian khoảng 15 phút Cò và Vạc Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết lại rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, luôn được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lúc nào cũng lười biếng, không chịu học hành. 2. Tập làm văn (5 điểm) Viết một đoạn văn (từ 3 – 5 câu) kể về gia đình em theo những gợi ý sau: – Gia đình em gồm mấy người ? Đó là những ai? – Nói về từng người trong gia đình em. – Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?