Đề thi học kì 1 Tiếng Việt Lớp 2 - Đề số 10 (Có đáp án và biểu điểm)

Đọc hiểu: (4 điểm) 

Bài đọc:        Thương ông 

                     (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 83).

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng:

Chân ông đau như thế nào?         

Sưng, tấy.

Đi phải chống gậy.

Bước lên thềm rất khó.

Tất cả các ý trên. 

Bé Việt làm gì để giúp và an ủi ông?    

Đỡ ông lên thềm.

Bày cho ông nói câu “không đau … không đau …” để khỏi thấy đau.

Biếu ông cái kẹo.

Tất cả các ý trên.

Em có cảm nhận điều gì về bé Việt? 

Việt nhỏ nhưng biết thương ông, biết giúp đỡ và an ủi ông khi ông đau.

Việt chăm làm, biết giúp đỡ bố mẹ.

Việt chưa biết giúp ông vì còn bé.

Việt thích đùa giỡn với mọi người. 

docx 4 trang Loan Châu 17/04/2023 7760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Tiếng Việt Lớp 2 - Đề số 10 (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_2_de_so_10_co_dap_an_va_bieu.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Tiếng Việt Lớp 2 - Đề số 10 (Có đáp án và biểu điểm)

  1. ĐỀ SỐ 10 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) Bài đọc: Sáng kiến của bé Hà (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 78). - Đọc đoạn 3. - Trả lời câu hỏi: Hà đã tặng ông bà món quà gì? II. Đọc hiểu: (4 điểm) Bài đọc: Thương ông (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 83). - Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng: 1. Chân ông đau như thế nào? a. Sưng, tấy. b. Đi phải chống gậy. c. Bước lên thềm rất khó. d. Tất cả các ý trên. 2. Bé Việt làm gì để giúp và an ủi ông? a. Đỡ ông lên thềm. b. Bày cho ông nói câu “không đau không đau ” để khỏi thấy đau. c. Biếu ông cái kẹo. d. Tất cả các ý trên. 3. Em có cảm nhận điều gì về bé Việt? a. Việt nhỏ nhưng biết thương ông, biết giúp đỡ và an ủi ông khi ông đau. b. Việt chăm làm, biết giúp đỡ bố mẹ. c. Việt chưa biết giúp ông vì còn bé. d. Việt thích đùa giỡn với mọi người. 4. Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai làm gì? a. Ông bước lên thềm.
  2. b. Việt là đứa cháu ngoan. c. Ông bị đau chân. d. Việt rất vui vì ông đã khỏi đau chân. B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm) Bài viết: Ông và cháu (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 89) II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về ông, bà (hoặc người thân) của em.
  3. ĐỀ SỐ 10 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ: 3 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5 đến 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 7 đến 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 9 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không có điểm). - Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm). - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm). - Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lung túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm). II. Đọc hiểu: (4 điểm) Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm. Câu 1: Khoanh d Câu 2: Khoanh d Câu 3: Khoanh a Câu 4: Khoanh a B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm. Chú ý: Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn, thì bị trừ 1 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về bản thân em.
  4. - Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm * Gợi ý làm bài tập làm văn: Có thể viết theo gợi ý sau: - Giới thiệu về ông, bà (hoặc người thân) của em. - Kể sơ lược về hình dáng và tính tình, hoặc kể về việc làm của ông, bà (người thân). - Nêu cảm nghĩ của em về người thân mà em kể. Bài tham khảo Trong gia đình em, bà nội em là người em gần gũi nhất. Bà năm nay đã già rồi, mái tóc bạc phơ như cước trắng. Khuôn mặt bà hằn sâu những nếp nhăn. Tuy vậy, khuôn mặt bà luôn tươi vui và thể hiện sự hiền từ, nhân ái. Em rất thích yêu bà, em luôn thầm mong bà em đừng già thêm nữa.