Đề ôn tập cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Đề số 1

1. Đọc - hiểu:

CHÁU NGOAN CỦA BÀ

Bà nội của bé Lan đã già lắm rồi, tóc bà đã bạc trắng, khi đi, bà phải chống gậy. Lan yêu quý bà lắm, bà cũng rất yêu quý Lan.

Mỗi khi đi học về, Lan thường đọc thơ, kể chuyện ở trường, ở lớp cho bà nghe. Mùa đông đã đến rồi, trời lạnh lắm. Chiếc chăn của bà đã cũ, nhà Lan nghèo nên chưa mua được chăn mới cho bà. Mẹ rất lo đêm bà ngủ không đủ ấm. Thấy vậy, bé Lan nói:

- Mẹ ơi, mẹ đừng lo! Con sẽ ngủ với bà để sưởi ấm cho bà.

Từ đó, đêm nào Lan cũng ngủ với bà. Nửa đêm, mẹ không yên tâm, sợ bé Lan kéo chăn của bà nên mẹ rón rén vào buồng xem sao. Mẹ thấy bé Lan đang ôm bà, ngủ ngon lành, còn bà hình như đang thì thầm: “Ấm quá, cháu của bà ngoan quá!”.

Câu 1: Chi tiết nào trong bài cho thấy bà nội của Lan đã già?

A. Bà không đi lại được nữa.

B. Tóc bà bạc trắng, khi đi lại bà phải chống gậy.

C. Răng bà đã bị rụng gần hết.

Câu 2: Mỗi khi đi học về Lan thường làm gì?

A. Đọc thơ, kể chuyện trường lớp cho bà nghe.

B. Vui đùa cùng bà.

C. Giúp bà chuẩn bị bữa tối.

Câu 3: Mùa đông đến, Lan đã làm gì để bà đỡ lạnh hơn?

A. Mua thêm chăn ấm cho bà.

B. Mua thêm áo ấm cho bà.

C. Ngủ cùng bà để sưởi ấm cho bà.

Câu 4: Câu chuyện cho em biết điều gì?

docx 14 trang Đình Khải 03/06/2024 1380
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Đề số 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_2_de_so_1.docx

Nội dung text: Đề ôn tập cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Đề số 1

  1. ÔN TẬP HỌC KÌ I - TIẾNG VIỆT 1. Đọc - hiểu: CHÁU NGOAN CỦA BÀ Bà nội của bé Lan đã già lắm rồi, tóc bà đã bạc trắng, khi đi, bà phải chống gậy. Lan yêu quý bà lắm, bà cũng rất yêu quý Lan. Mỗi khi đi học về, Lan thường đọc thơ, kể chuyện ở trường, ở lớp cho bà nghe. Mùa đông đã đến rồi, trời lạnh lắm. Chiếc chăn của bà đã cũ, nhà Lan nghèo nên chưa mua được chăn mới cho bà. Mẹ rất lo đêm bà ngủ không đủ ấm. Thấy vậy, bé Lan nói: - Mẹ ơi, mẹ đừng lo! Con sẽ ngủ với bà để sưởi ấm cho bà. Từ đó, đêm nào Lan cũng ngủ với bà. Nửa đêm, mẹ không yên tâm, sợ bé Lan kéo chăn của bà nên mẹ rón rén vào buồng xem sao. Mẹ thấy bé Lan đang ôm bà, ngủ ngon lành, còn bà hình như đang thì thầm: “Ấm quá, cháu của bà ngoan quá!”. Câu 1: Chi tiết nào trong bài cho thấy bà nội của Lan đã già? A. Bà không đi lại được nữa. B. Tóc bà bạc trắng, khi đi lại bà phải chống gậy. C. Răng bà đã bị rụng gần hết. Câu 2: Mỗi khi đi học về Lan thường làm gì? A. Đọc thơ, kể chuyện trường lớp cho bà nghe. B. Vui đùa cùng bà. C. Giúp bà chuẩn bị bữa tối. Câu 3: Mùa đông đến, Lan đã làm gì để bà đỡ lạnh hơn? A. Mua thêm chăn ấm cho bà. B. Mua thêm áo ấm cho bà. C. Ngủ cùng bà để sưởi ấm cho bà. Câu 4: Câu chuyện cho em biết điều gì? Câu 5: Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu thích hợp: A B Chim công đang rình bắt chuột. Con mèo mũm mĩm. Bàn tay của em bé là nghệ sĩ múa tài ba. Câu 6: Câu nào là câu nêu đặc điểm? A. Gà trống là sứ giả của bình minh. B. Các bạn học sinh lớp Hai rất thông minh, tốt bụng. C. Em quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. 1
  2. AI LÀ ANH, AI LÀ EM? Hùng và Cường là hai anh em sinh đôi, cao bằng nhau và giống nhau như đúc. Mẹ cho hai anh em mặc quần áo cùng kiểu, cùng màu nên càng khó phân biệt được ai là anh, ai là em. Đến cả bố mẹ nhiều khi cũng lầm. Một hôm bác của Hùng, Cường từ thành phố về chơi, nhìn hai đứa trẻ giống nhau như hai giọt nước, ông thốt lên: - Làm sao biết đứa nào là anh, đứa nào là em nhỉ? Thoáng nghĩ rồi ông vui vẻ gọi hai đứa trẻ đang chơi ở ngoài sân vào cho quà. Làm như chẳng hề quan tâm, bác đưa cho một đứa cả một gói kẹo, còn đứa kia chỉ được năm chiếc. Nhận kẹo rồi, đứa cầm túi kẹo cứ nhất định đưa cho đứa kia để đổi lấy năm cái kẹo. Thấy vậy, bác chạy lại cầm lấy tay đứa cầm túi kẹo hỏi: - Cháu là anh đúng không? - Vâng ạ! Cháu là Hùng còn em cháu là Cường. Người bác cười vui: - Các cháu tôi ngoan lắm! Nhưng các cháu có biết vì sao bác nhận biết được đứa nào là anh, đứa nào là em không nào? Câu 1. Hùng và Cường giống nhau như thế nào ? A. Đều cao bằng nhau. B. Là hai anh em sinh đôi, cao bằng nhau. C. Là hai anh em sinh đôi, cao bằng nhau và giống nhau như đúc, lại mặc quần áo cùng kiểu, cùng màu . Câu 2. Người bác chia kẹo cho hai anh em như thế nào ? A. Chia cho một cháu được cả gói kẹo, cháu kia được năm chiếc. B. Chia cho hai anh em mỗi người một gói. C. Chia cho hai anh em mỗi người năm chiếc. Câu 3. Vì sao người bác biết Hùng là anh của Cường? A. Vì Hùng cao hơn Cường. B. Vì Hùng nhường phần hơn cho Cường . C. Vì Hùng giới thiệu với bác. Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Câu 5. Câu thành ngữ nào ứng với nội dung chính của câu chuyện? A. Ở hiền gặp lành. B. Anh em như thể tay chân. C. Trước lạ sau quen. Câu 6. Đặt một câu nêu hoạt động của một người hoặc vật. 2
  3. CHIM SẺ Trong khu vườn nọ có các bạn Kiến, Ong, Bướm, Chuồn Chuồn, Chim Sâu chơi với nhau rất thân. Sẻ cũng sống ở đó nhưng nó tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết hơn cả nên không muốn làm bạn với ai trong vườn mà chỉ kết bạn với Quạ. Một hôm, đôi bạn đang đứng ở cây đa đầu làng thì bỗng một viên đạn bay trúng Sẻ. Sẻ hoảng hốt kêu la đau đớn. Sợ quá, Quạ vội bay đi mất. Cố gắng lắm Sẻ mới bay về đến nhà. Chuồn Chuồn bay qua nhìn thấy Sẻ bị thương nằm bất tỉnh. Chuồn Chuồn gọi Ong, Bướm, bay đi tìm thuốc chữa vết thương còn Kiến và Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ. Khi tỉnh dậy, Sẻ ngạc nhiên thấy bên cạnh mình không phải là Quạ mà là các bạn quen thuộc trong vườn. Sẻ xấu hổ nói lời xin lỗi và cảm ơn các bạn. Câu 1. Sẻ kết bạn với ai? A, Kiến B, Chuồn Chuồn C, Quạ Câu 2. Vì sao sẻ không muốn kết bạn với ai trong vườn mà chỉ kết bạn với Quạ? A.Vì Sẻ tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết nên không có ai trong vườn xứng đáng làm bạn với mình. B.Vì Sẻ không muốn có bạn, chỉ thích sống một mình. C.Vì Quạ thường xuyên giúp đỡ Sẻ. Câu 3. Theo em, vì sao Sẻ thấy xấu hổ? A.Vì Sẻ đã không cẩn thận nên bị trúng đạn. B.Vì Sẻ đã coi thường, không chịu kết bạn với các bạn trong vườn. C.Vì Sẻ không nghe lời các bạn. Câu 4. Sau khi đọc xong câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 5. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu nêu đặc điểm. A. Em bé đáng yêu quá! B. Bé đang cười rất tươi. C. Bé là con út trong nhà. Câu 6. Viết một câu về nói tình cảm của con cái với cha mẹ và gạch chân từ chỉ tình cảm trong câu đó.
  4. SÓI VÀ SÓC Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng đầu chó sói đang ngủ. Chó sói choàng dậy3 tóm được sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin: - Xin ông thả cháu ra. Sói trả lời: - Thôi được, ta sẽ thả mày, có điều mày hãy nói cho ta hay, vì sao họ nhà sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy. Ta thì lúc nào cũng buồn rũ, còn chúng mày thì lúc nào cũng thấy đùa nghịch nhảy nhót trên tán cây cao.Sóc nói: - Ông cứ thả cháu lên cây đã, trên đó cháu sẽ nói cho ông rõ, chứ không cháu sợ ông quá. Sói thả Sóc ra, thế là Sóc tót lên cây và nói chõ xuống: - Ông buồn rũ là vì ông độc ác, cái độc ác nó bóp thắt tim gan ông lại. Còn đằng này bọn ta vui vẻ là vì bọn ta hiền lành và chẳng làm điều ác cho ai cả. 1. Chuyện gì xảy ra với Sóc? A. Sóc nhảy nhót chuyền cành bỗng ngã trúng đầu chó sói đang ngủ. B. Sóc nhảy nhót chuyền cành chẳng may rơi vào hang của Sói. C. Sóc mải mê kiếm ăn thì không may bị Sói rình bắt được. 2. Sói đã làm gì Sóc? A.Sói tóm được sóc, định ăn thịt. B. Sói đem sóc về hang của mình. C. Kết bạn với sóc. 3. Vì sao Sói quyết định thả Sóc? A.Vì Sóc quỳ lạy xin tha mạng. B. Vì Sóc sẽ nói cho Sói biết vì sao Sóc luôn vui vẻ còn Sói luôn buồn rũ. C.Vì Sóc đem nộp thức ăn tìm được cho Sói. 4. Câu nói của Sóc cho ta hiểu được điều gì? A.Muốn sống vui vẻ chúng ta phải khôn ngoan như Sóc để không bị làm hại. B. Muốn sống vui vẻ chúng ta phải chăm chỉ làm việc. C. Muốn sống vui vẻ chúng ta phải sống hiền lành, không làm điều ác với ai. 5. Theo em, Sóc có những đặc điểm tính cách gì? A. Thông minh, mưu trí B. Hiền lành, vui vẻ C. Cả 2 đáp án trên 6. Nếu em là Sóc, em sẽ khuyên Sói như thế nào? 7. Em học được điều gì qua câu chuyện này? 8. Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu: Sóc rất thông minh, nhanh trí nên đã thoát được khỏi tay Sói. 9. Câu “Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng đầu chó sói đang ngủ.”thuộc kiểu câu nào? A. Câu giới thiệu B. Câu nêu hoạt động C. Câu nêu đặc điểm 4
  5. Món quà quý nhất Ngày xưa, ở một gia đình kia có ba anh em trai. Vâng lời cha mẹ, họ ra đi để tự kiếm sống trong một thời gian. Sau một năm, họ trở về. Ai cũng mang về một món quà quý. Người anh thứ hai và người em út biếu cha mẹ nhiều ngọc, ngà châu báu. Người anh cả khoác về một tay nải nặng, không biết ở trong đựng những gì. Sau bữa cơm vui vẻ, người cha hỏi người con cả: - Bấy lâu nay, con đi đâu, làm những gì? Thưa cha, con đi tìm thầy học những điều hay lẽ phải để dùng trong việc làm ăn hàng ngày. Nói rồi anh xin phép cha mở tay nải ra. Mọi người ngạc nhiên: ở trong toàn là sách. Người cha vuốt râu khen: - Con đã làm đúng. Con người ta ai cũng cần phải học. Quà của con mang về cho cha là món quà quý nhất. Câu 1. Ai biếu cha mẹ nhiều ngọc ngà, châu báu? A. Người anh cả và người em út. B. Người anh cả và người anh thứ hai. C. Người anh thứ hai và người em út. Câu 2. Người cha quý nhất món quà của ai? A. Người anh cả. B. Người anh thứ hai. C. Người em út. Câu 3. Món quà người cha cho là quý nhất: A. Ngọc ngà, châu báu B. Sách C. Thóc gạo Câu 4. Sau khi đọc xong câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 5. Điền dấu phẩy, dấu chấm vào câu văn sau: a.Ông còn dạy tôi vẽ cả ông mặt trời dòng sông con thuyền b.Các bạn trai các bạn gái đang nhảy dây đá cầu dưới sân trường. Câu 6. Đặt một câu nêu đặc điểm của một người. 5
  6. CÁNH ĐỒNG CỦA BỐ Bố tôi vẫn nhớ mãi cái ngày tôi khóc, tức cái ngày tôi chào đời. Khi nghe tiếng tôi khóc, bố thốt lên sung sướng “Trời ơi, con tôi!". Nói rồi ông áp tai vào cạnh cái miệng đang khóc của tôi, bố tôi nói chưa bao giờ thấy tôi xinh đẹp như vậy. Bố còn bảo ẵm một đứa bé mệt hơn cày một đám ruộng. Buổi tối, bố phải đi nhẹ chân. Đó là một nỗi khổ của bố. Bố tôi to khoẻ lắm. Với bố, đi nhẹ là một việc cực kì khó khăn. Nhưng vì tôi, bố đã tập dần. Bố nói, giấc ngủ của đứa bé đẹp hơn một cánh đồng. Đêm, bố thức để được nhìn thấy tôi ngủ - cánh đồng của bố. Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Bố vẫn nhớ mãi ngày nào? A. Ngày bạn nhỏ trong đoạn văn khóc. B. Ngày bạn nhỏ chào đời. C. Cả 2 đáp án trên đều đúng. Câu 2: Ban đêm người bố đã thức để làm gì? A. Làm ruộng. B. Để bế bạn nhỏ ngủ. C. Để được nhìn thấy bạn nhỏ ngủ. Câu 3: Câu “Bố tôi to khoẻ lắm.” được viết theo theo mẫu câu nào? A. Câu nêu đặc điểm. B. Câu nêu hoạt động. C. Câu giới thiệu. Câu 4: Người bố trong câu chuyện trên dành tình cảm thế nào cho con? Câu 5. Khoanh vào chữ cái trước nhóm từ ngữ chỉ sự vật trong mỗi dãy từ sau: A. Ông, bà, cha, mẹ, hiền dịu, nóng nảy. B. Gà, vịt, ngan, xanh, đỏ C. Bút, mực, thước kẻ, tẩy, dép, sách vở Câu 6. Đặt một câu nêu đặc điểm về người bạn của em và gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm trong câu đó. 6
  7. XE ĐẠP TRÊN ĐƯỜNG PHỐ Xe Đạp con dạo chơi trên đường phố đầy ắp xe. Tất cả đều chạy đúng trên đường của mình. Xe Đạp con cố len vào cạnh những xe lớn. Lúc thì cu cậu hỏi han bác Xe Tải già, khi thì trò chuyện với chú Xe Buýt. Mải nói chuyện, Xe Đạp con đã chạy lấn sang làn đường khác. Chợt có tiếng gọi khẽ: “Xe Đạp con ơi! Em đi sang đường của em đi nào!”. Xe Đạp con quay lại thấy chị Xe Hơi. Cu cậu bực mình đáp: “Mặc em, em thích chạy đua với mọi người cơ!”. Đèn đỏ bật lên, tất cả dừng lại. Bỗng có tiếng còi inh ỏi của anh Xe Cứu Thương, Xe Đạp con luống cuống ngã lăn ra. Chị Xe Hơi vội vàng đỡ Xe Đạp con dậy. Xe Đạp con thẹn thùng: “Em cảm ơn chị ạ!” rồi nhanh nhẹn sang bên đường dành cho xe đạp Câu 1. Xe Đạp con đã làm gì khi ra phố dạo chơi? A. Cố len vào cạnh những xe lớn. B. Cố dành đường của chị Xe Hơi. C. Nhường đường cho các xe nhỏ. Câu 2. Vì sao chị Xe Hơi phải nhắc nhở Xe Đạp con? A. Vì Xe Đạp con mải chơi đùa. B. Vì Xe Đạp con đi chưa đúng làn đường của mình. C. Vì Xe Đạp con chạy quá nhanh. Câu 3. Vì sao Xe Đạp Con ngã lăn ra và thấy xấu hổ? A. Vì mải chạy đua, không cẩn thận nên đã va vào xe cứu thương và bị ngã ra đường rất nguy hiểm. B. Vì đứng chắn đường đi của các phương tiện khác. C. Vì mải nói chuyện với mọi người nên bị ngã. Câu 4. Sau khi đọc xong câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 5. Trong câu “Xe Đạp con cố len vào cạnh những xe lớn. Lúc thì cu cậu hỏi han bác Xe Tải già, khi thì trò chuyện với chú Xe Buýt.” Các từ ngữ nào từ chỉ hoạt động? A. len vào, lớn, già. B. Xe Đạp, len vào, hỏi han. C. len vào, hỏi han, trò chuyện. Câu 6. Đặt một câu nêu đặc điểm về người mà em yêu quý nhất và gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm trong câu đó. 7
  8. LÒNG MẸ Đêm đã khuya . Mẹ Thắng vẫn ngồi cặm cụi làm việc. Chiều nay, trời trở rét. Mẹ cố may cho xong tấm áo để ngày mai Thắng có thêm áo ấm đi học. Chốc chốc, Thắng trở mình, mẹ dừng mũi kim, đắp lại chăn cho Thắng ngủ ngon. Nhìn khuôn mặt sáng sủa, bầu bĩnh của Thắng, mẹ thấy vui trong lòng. Tay mẹ đưa mũi kim nhanh hơn. Bên ngoài, tiếng gió bấc rào rào trong vườn chuối Câu 1: Đêm đã khuya, mẹ Thắng vẫn làm gì? A. Đọc sách. B. Ru em bé. C. May áo. D. May quần Câu 2: Vì sao mẹ Thắng phải thức đêm để may áo cho xong? A. Vì ngày mai Thắng đi chơi với các bạn. B. Vì trời trở rét, mẹ muốnThắng có thêm áo ấm đi học. C. Vì ngày mai Thắng đi chơi đi đám cưới với bố. Câu 3: Mẹ đã làm gì để cho Thắng ngủ ngon? A. Mẹ đắp lại chăn cho Thắng ngủ ngon. B. Mẹ quạt cho Thắng ngủ ngon. C. Mẹ hát ru cho Thắng ngủ ngon. Câu 4 Câu chuyện cho em biết điều gì? Câu 5 Thêm dẩu phẩy vào chỗ thích hợp cho mỗi câu sau: Chúng em phải giữ sạch trường sạch lớp. Câu 6 (M3 - 0,5 điểm) Đặt một câu nêu hoạt động của em ở trường góp phần làm sạch đẹp ngôi trường và gạch chân dưới từ chỉ hoạt động trong câu đó. 8
  9. B. KIỂM TRA VIẾT (5 điểm) 1. Chính tả (Nghe viết) (2 điểm) a. Câu chuyện bó đũa. (TV 2 trang 76 - Tập 1 (Viết đoạn: Từ Người cha liền bảo: đến hết) b. Ông ngoại tôi Khi tôi còn bé tí, tôi ở nhà với ông ngoại cả ngày để bố mẹ đi làm. Ông thường kể cho tôi nghe rất nhiều truyện cổ tích. Ông dạy tôi vẽ rất nhiều con vật: voi, hổ, hươu, nai, sóc Mỗi khi ông có việc đi đâu, tôi rất nhớ ông và mong ông sớm về với tôi. 9
  10. c. Có chí thì nên. Đầu năm, Bắc học còn kém, nhưng em không nản, mà quyết trở thành học sinh giỏi. Ở lớp, điều gì chưa hiểu, em nhờ cô giảng lại cho. Ở nhà, em học bài thật thuộc và làm bài tập đầy đủ. Chỉ ba tháng sau, em đã đứng đầu lớp. d. Hai anh em Sáng hôm sau, hai anh em đều ra đồng và rình xem vì sao có sự kì lạ đó. Họ bắt gặp nhau, mỗi người đang ôm trong tay những bó lúa định bỏ thêm cho người kia. Cả hai xúc động, ôm chầm lấy nhau. 10
  11. e. Cây xoài của ông em Xoài thanh ca, xoài tượng đều ngon. Nhưng em thích xoài cát nhất. Mùi xoài thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc đẹp, quả lại to. Ăn quả xoài cát chín trảy từ cây của ông em trồng, kèm với xôi nếp hương thì đối với em không thứ quà gì ngon bằng. g. Em mang về yêu thương (2 khổ thơ cuối/ Sách TV2 tập 1/113) 11
  12. 2. Bài tập chính tả (1 điểm) 2.1. Viết chữ thích hợp với mỗi chỗ chấm: a/ iên hay iêm? n . vui v phấn b/ ch hay tr? Người a hái quả cam mang về cho cậu con .ai nhỏ. 2.2. Viết chữ thích hợp với mỗi chỗ chấm: a/ ch hay tr? T«i thÝch ®äc uyÖn vµ kÓ uyÖn. b/ sa hay xa? mạc, . lạ, 2.3. Chọn tr hoặc ch điền vào chố trống . ung thu, . ung sức, ong chóng, ong xanh 2.4. Chọn l hoặc n điền vào chố trống . o ắng, ăn o, trời ắng, ắng nghe 2.5. Điền l hay n: ên bảng, ên người, ấm o, .o lắng. 2.6. Điền các từ trong ngoặc đơn vào chỗ chấm thích hợp (xinh, mới, thẳng, khỏe) a. Cô bé rất b. Con voi rất c. Quyển vở còn d. Cây cau rất 12
  13. 4. Viết đoạn (2 điểm) Hãy viết 4- 5 câu kể một hoạt động em đã tham gia ở trường. Gợi ý: - Ở trường, em tham gia hoạt động gì? - Hoạt động đó diễn ra ở đâu? Có những bạn nào tham gia cùng em? - Em và các bạn đã làm gì trong hoạt động đó? - Nêu cảm nhận của em sau khi tham gia hoạt động đó? 13
  14. 3. Viết đoạn văn tả một đồ chơi mà em yêu thích. Gợi ý:- Em chọn tả đồ chơi nào? - Nó có đặc điểm gì (hình dáng, màu sắc, các bộ phận )? - Em thường chơi đồ chơi đó vào lúc nào? - Tình cảm của em đối với đồ chơi đó như thế nào? 14