Đề kiểm tra định kì cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phạm Công Bình - Đề 2 (Có đáp án)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh bốc thăm để đọc một trong các bài Tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 18 (Sách Tiếng Việt 2, tập 1). Trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Sự tích hoa tỉ muội

Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên sườn núi. Nết thương Na, cái gì cũng nhường em. Đêm đông, gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em:

- Em rét không?

Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích:

- Ấm quá!

Nết ôm em chặt hơn, thầm thì:

- Mẹ bảo chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ. Chị em mình mãi bên nhau nhé!

Na gật đầu. Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ.

Năm ấy, nước lũ dâng cao, nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Bụt liền phẩy chiếc quạt thần. Kì lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm. Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na.

Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội.

Theo Trần Mạnh Hùng

Câu 1: Những chi tiết cho thấy chị em Nết và Na sống rất đầm ấm?

A. Cái gì cũng nhường em

B. Vòng tay ôm em ngủ

C. Nết thương Na

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Nước lũ dâng cao chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách nào?

A. Nết dìu Na chạy.

B. Nết cõng em chạy theo dân làng

C. Nết bế Na chạy

D. Nết dẫn em đi theo dân làng.

Câu 3: Từ ngữ cần điền vào chỗ chấm trong câu: “ Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa.............là:

A. đỏ thắm. B. trắng. C. vàng. D. xanh.

docx 4 trang Đình Khải 19/06/2024 520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phạm Công Bình - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phạm Công Bình - Đề 2 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ II TRƯỜNG TH PHẠM CÔNG BÌNH Năm học: 2021 -2022 Môn: Tiếng Việt – Lớp 2 (Thời gian: 60 phút) Họ và tên: Lớp: ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Đọc: Viết: Chung: . A. Kiểm tra Đọc I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm để đọc một trong các bài Tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 18 (Sách Tiếng Việt 2, tập 1). Trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Sự tích hoa tỉ muội Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên sườn núi. Nết thương Na, cái gì cũng nhường em. Đêm đông, gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em: - Em rét không? Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích: - Ấm quá! Nết ôm em chặt hơn, thầm thì: - Mẹ bảo chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ. Chị em mình mãi bên nhau nhé! Na gật đầu. Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ. Năm ấy, nước lũ dâng cao, nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Bụt liền phẩy chiếc quạt thần. Kì lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm. Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na. Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội. Theo Trần Mạnh Hùng Câu 1: Những chi tiết cho thấy chị em Nết và Na sống rất đầm ấm?
  2. A. Cái gì cũng nhường em B. Vòng tay ôm em ngủ C. Nết thương Na D. Tất cả các ý trên. Câu 2: Nước lũ dâng cao chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách nào? A. Nết dìu Na chạy. B. Nết cõng em chạy theo dân làng C. Nết bế Na chạy D. Nết dẫn em đi theo dân làng. Câu 3: Từ ngữ cần điền vào chỗ chấm trong câu: “ Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa ”là: A. đỏ thắm. B. trắng. C. vàng. D. xanh. Câu 4: Cho các từ: đỏ thắm, bé nhỏ, chạy theo, cõng, đẹp, đi qua, cao, gật đầu. Những từ ngữ nào chỉ hoạt động? A. chạy theo, cõng, đi qua, gật đầu. B. đỏ thắm, chạy theo, cõng, đi qua, gật đầu. C. bé nhỏ, chạy theo, cõng, đi qua, gật đầu. D. đỏ thắm, bé nhỏ, đẹp, cao Câu 5: Cho các từ: đỏ thắm, bé nhỏ, chạy theo, cõng, đẹp, đi qua, cao, gật đầu. Những từ ngữ nào chỉ đặc điểm? A. chạy theo, cõng, đi qua, gật đầu. B. đỏ thắm, chạy theo, cõng, đi qua, gật đầu. C. bé nhỏ, chạy theo, cõng, đi qua, gật đầu. D. đỏ thắm, bé nhỏ, đẹp, cao Câu 6: Bài văn cho em thấy tình cảm của chị em Nết và Na như thế nào? A. Chị em rất yêu thương nhau. B. Hai chị em không biết nhường nhịn, yêu thương nhau. C. Chị Nết luôn che chở cho em Na. D. Cả A và C đều đúng. Câu 7: Từ nào chỉ hoạt động? A. ngôi trường B. cánh hoa C. đọc bài D. bàn ghế. Câu 8: Câu nào là câu nêu đặc điểm? A. Mái tóc của mẹ mượt mà. B. Bố em là bác sĩ. C. Em đang viết bài. D. Mẹ em đi chợ.
  3. Câu 9: Em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than để điền vào ô trống trong câu “ Mẹ ơi, hôm nay là thứ mấy ạ . A.Dấu chấm B. Dấu chấm hỏi C. Dấu chấm than Câu 10: Câu nào là câu nói về việc chị Nết đã làm cho em Na? A. Chị Nết cõng em Na chạy lũ. B. Em là học sinh lớp 2A2. C. Bố em là bác sĩ. D. Mẹ em nấu ăn rất ngon. Câu 11: Cho câu: “Nết thương Na, cái gì cũng nhường em.” Từ ngữ chỉ hoạt động có trong câu là: A. Nết, Na B. Nết, em C. thương, nhường D. Na, em Câu 12: Cho câu: “Nết thương Na, cái gì cũng nhường em.” Từ ngữ chỉ sự vật có trong câu là: A. Nết, Na, em B. Nết, thương C. nhường, Nết D. thương, nhường Câu 13: Điều kì lạ xảy ra khi Nết cõng em chạy lũ là gì? A. Nước lũ dần dần sẽ rút cạn. B. Bàn chân Nết đang rớm máu, bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm. C. Nước lũ dâng cao. Câu 14: Theo em, vì sao dân làng đặt tên loài hoa ấy là hoa tỉ muội? A. Vì hoa đẹp như tình chị em của Nết và Na. B. Vì hoa có bông hoa lớn che chở nụ hoa bé nhỏ như Nết che chở cho em Na. C. Vì hoa có nhiều hoa và nụ giống như chị em quây quần bên nhau. D. Tất cả các ý trên. Câu 15: Câu nào là câu giới thiệu? A. Bác An là nông dân. B. Bác đang gặt lúa. C. Bác rất chăm chỉ và cẩn thận. D. Bác An rất hiền. Câu 16: Câu nào là câu nêu hoạt động? A. Bác An là nông dân. B. Bác đang gặt lúa. C. Bác rất chăm chỉ và cẩn thận. D. Bác An rất hiền. B. Kiểm tra viết( 10 điểm) 1. Chính tả: (5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Em mang về yêu thương” Tiếng việt 2 – Tập 1, trang 112( 2 khổ thơ đầu” 2. Viết văn: Viết đoạn văn 3 – 5 câu tả một đồ chơi mà em thích.
  4. ĐÁP ÁN A.Kiểm tra đọc(10 điểm) 1. Đọc thành tiếng(2 điểm) 2. Đọc hiểu: (8 điểm – mỗi câu đúng 0,5 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 D 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 A 0,5 5 D 0,5 6 D 0,5 7 C 0,5 8 A 0,5 9 B 0,5 10 A 0,5 11 C 0,5 12 A 0,5 13 B 0,5 14 D 0,5 15 A 0,5 16 B 0,5 B. Kiểm tra viết( 10 điểm) 1.Chính tả(5 điểm) Mỗi lỗi sai âm đầu, vần, dấu thanh trừ 0,25đ. Mỗi chữ thiếu trừ 0,5đ 2. Viết đoạn văn ( 5 điểm) Viết được một đoạn văn 3 – 5 câu, đúng theo yêu cầu của đề bài, câu văn hay, đúng ngữ pháp, diễn đạt gãy gọn, mạch lạc, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, rõ ràng đoạn văn. Tùy từng bài Gv cho điểm theo mức 5 – 4,5 – 4 - 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 - 1