Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường TH – THCS Ngô Quyền (Có đáp án)

A. Đề kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (4 điểm)
* Hình thức kiểm tra: từng cá nhân.
* Nội dung kiểm tra:
- Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn văn khoảng 60-65 tiếng / phút, kết hợp trả lời các câu hỏi trong các bài tập đọc đã học ở Sgk Tiếng việt 2, tập một; kết hợp trả lời câu hỏi nội dung đoạn đọc, cụ thể như sau:
1. Bài Tớ nhớ cậu: Sgk/82
- Đoạn “Kiến là bạn thân ….. “Tớ nhớ cậu”” .
Câu hỏi: Khi chia tay kiến, sóc đồng ý với kiến điều gì?
- Đoạn “Hôm sau, kiến ngồi ….. nhiều giờ liền” .
Câu hỏi: Vì sao kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi sóc?
2. Bài Nhím nâu kết bạn: Sgk/89
- Đoạn “Trong khu rừng nọ ….. mà vẫn sợ hãi”.
Câu hỏi: Chi tiết nào cho thấy nhím nâu rất nhút nhát?
- Đoạn “Nhím trắng tốt bụng quá … mùa đông lạnh giá”.
Câu hỏi: Theo em, vì sao nhím nâu nhận lời kết bạn cùng nhím trắng?
3. Bài Tớ là lê-gô: Sgk/97
- Đoạn “Từ những mảnh ghép ….. tính kiên nhẫn”.
Câu hỏi: Nêu cách chơi và lợi ích của trò chơi lê – gô.
4. Bài Rồng rắn lên mây: Sgk/101
- Đoạn “Rồng rắn lên mây ….. có nhà hay không”.
Câu hỏi: Những người chơi làm thành rồng rắn lên mây bằng cách nào?
- Đoạn “Thầy thuốc tìm cách ….. cứ thế tiếp tục”.
Câu hỏi: Chuyện gì xảy ra nếu khúc đuôi bị bắt?
5. Bài Sự tích hoa tỉ muội: Sgk/109
- Đoạn “Ngày xưa, có hai chị em ….. Ấm quá!”.
Câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy chị em Nết, Na sống bên nhau rất đầm ấm.
- Đoạn “Năm ấy, nước lũ dâng cao ….. cho nụ hoa bé nhỏ”.
Câu hỏi: Điều kì lạ nào xảy lại khi Nết cõng em chạy lũ?
6. Bài Ánh sáng của yêu thương : Sgk/130
- Đoạn “Hôm ấy, bố vắng nhà….. “Xin bác sĩ cứu mẹ cháu!””.
Câu hỏi: Những chi tiết nào cho thấy Ê-đi-xơn rất lo cho sức khỏe của mẹ?
- Đoạn “Thương mẹ, Ê-đi-xơn ….. ngập tràn ánh sáng”.
Câu hỏi: Ê-đi-xơn đã làm cách nào để mẹ được phẫu thuật kịp thời?
* Thời gian kiểm tra: Theo lịch chung của nhà trường
docx 5 trang Đình Khải 06/01/2024 2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường TH – THCS Ngô Quyền (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_2_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường TH – THCS Ngô Quyền (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT NINH HẢI TRƯỜNG TH – THCS NGÔ QUYỀN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HKI NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Tiếng việt (Đọc thành tiếng) - Lớp 2 A. Đề kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (4 điểm) * Hình thức kiểm tra: từng cá nhân. * Nội dung kiểm tra: - Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn văn khoảng 60-65 tiếng / phút, kết hợp trả lời các câu hỏi trong các bài tập đọc đã học ở Sgk Tiếng việt 2, tập một; kết hợp trả lời câu hỏi nội dung đoạn đọc, cụ thể như sau: 1. Bài Tớ nhớ cậu: Sgk/82 - Đoạn “Kiến là bạn thân “Tớ nhớ cậu”” . Câu hỏi: Khi chia tay kiến, sóc đồng ý với kiến điều gì? - Đoạn “Hôm sau, kiến ngồi nhiều giờ liền” . Câu hỏi: Vì sao kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi sóc? 2. Bài Nhím nâu kết bạn: Sgk/89 - Đoạn “Trong khu rừng nọ mà vẫn sợ hãi”. Câu hỏi: Chi tiết nào cho thấy nhím nâu rất nhút nhát? - Đoạn “Nhím trắng tốt bụng quá mùa đông lạnh giá”. Câu hỏi: Theo em, vì sao nhím nâu nhận lời kết bạn cùng nhím trắng? 3. Bài Tớ là lê-gô: Sgk/97 - Đoạn “Từ những mảnh ghép tính kiên nhẫn”. Câu hỏi: Nêu cách chơi và lợi ích của trò chơi lê – gô. 4. Bài Rồng rắn lên mây: Sgk/101 - Đoạn “Rồng rắn lên mây có nhà hay không”. Câu hỏi: Những người chơi làm thành rồng rắn lên mây bằng cách nào? - Đoạn “Thầy thuốc tìm cách cứ thế tiếp tục”. Câu hỏi: Chuyện gì xảy ra nếu khúc đuôi bị bắt? 5. Bài Sự tích hoa tỉ muội: Sgk/109 - Đoạn “Ngày xưa, có hai chị em Ấm quá!”. Câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy chị em Nết, Na sống bên nhau rất đầm ấm. - Đoạn “Năm ấy, nước lũ dâng cao cho nụ hoa bé nhỏ”. Câu hỏi: Điều kì lạ nào xảy lại khi Nết cõng em chạy lũ? 6. Bài Ánh sáng của yêu thương : Sgk/130 - Đoạn “Hôm ấy, bố vắng nhà “Xin bác sĩ cứu mẹ cháu!””. Câu hỏi: Những chi tiết nào cho thấy Ê-đi-xơn rất lo cho sức khỏe của mẹ? - Đoạn “Thương mẹ, Ê-đi-xơn ngập tràn ánh sáng”. Câu hỏi: Ê-đi-xơn đã làm cách nào để mẹ được phẫu thuật kịp thời? * Thời gian kiểm tra: Theo lịch chung của nhà trường B. Cách đánh giá và cho điểm: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm. (Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) - Đọc đúng tiếng, đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. (sai 6-8 tiếng: 0,5 điểm; sai 9 tiếng trở lên: 0 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. (Ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) - Trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) NGƯỜI RA ĐỀ TTCM
  2. PHÒNG GD&ĐT NINH HẢI TRƯỜNG TH – THCS NGÔ QUYỀN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HKI NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Tiếng việt (Đọc – Hiểu) - Lớp 2 A. Đề kiểm tra đọc – hiểu: (6 điểm) Đọc thầm câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: BỌ RÙA TÌM MẸ Bọ rùa đang ngồi chờ mẹ. Bỗng, nó thấy chị châu chấu có bộ cánh xanh biếc bay ngang bụi cúc. Nó liền lấy giấy bút ra vẽ. Châu chấu nhảy đi, bọ rùa vội đuổi theo nên lạc đường. Bọ rùa òa khóc. - Sao vậy em? – Một anh kiến hỏi. - Em tìm mẹ ạ. - Mẹ em trông thế nào? - Mẹ em rất đẹp ạ. Bọ rùa lấy bút ra vẽ mẹ, kiến xem xong rồi bảo: - Mẹ em rất đẹp nhưng anh chưa nhìn thấy bao giờ. Bọ rùa bèn cầm bức vẽ, đứng bên đường. Con vật nào đi ngang qua, nó cũng hỏi: “Có thấy mẹ em đâu không?”. Các con vật đều trả lời không thấy và bảo nó đứng chờ. Chờ một lúc lâu, mệt quá, bọ rùa ngồi phịch xuống, khóc. Bỗng bọ rùa nghe kiến gọi: - Em à Ngẩng đầu lên, nó thấy ong, kiến, rùa, rái cá và cả mẹ nữa. Bọ rùa chạy ào tới, mẹ ôm chặt bọ rùa và bảo: - Các bạn đưa mẹ tới được đây là nhờ bức vẽ của con. Theo Gờ-ri-ben, Xuân Mai dịch. Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng (Mức 1 – 0,5 điểm) Vì sao bọ rùa lạc mẹ? a. Vì bạn kiến rủ bọ rùa đi chơi. b. Vì bọ rùa đuổi theo châu chấu. c. Vì bọ rùa vào rừng chơi quên đường về. d. Vì bọ rùa không nghe lời mẹ. Câu 2: Đánh dâu X vào ô trống cho câu trả lời đúng (Mức 1 – 0,5 điểm) Bọ rùa đã làm những gì để tìm mẹ? a. Bọ rùa đứng bên đường và hỏi các bạn đi ngang qua. b. Bọ rùa vẽ tranh mẹ và nhờ bạn kiến cầm tranh vẽ đi tìm giúp. c. Bọ rùa cầm bức vẽ, đứng bên đường và hỏi các bạn đi ngang qua. d. Bọ rùa ngồi phịch xuống bên đường chờ mẹ và khóc to. Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống (Mức 1 – 0,5 điểm) Nhờ đâu các bạn tìm được mẹ của bọ rùa? a. Nhờ bức tranh vẽ của bọ rùa mà các bạn nhận ra mẹ bọ rùa. b. Nhờ bạn kiến đi gọi các bạn khác đến giúp đỡ bọ rùa.
  3. Câu 4: Nếu em là bạn bọ rùa, em sẽ nói gì với các bạn đã tìm giúp mẹ? (Mức 1 – 0,5 điểm) Viết câu trả lời của em: Câu 5: Giả sử em đang trên đường đi học về gặp một bạn nhỏ bị lạc ba mẹ, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn nhỏ đó? (Mức 3 – 1 điểm) Viết câu trả lời của em: Câu 6: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp (Mức 1 – 1 điểm) Từ được in đậm trong mỗi câu sau là: A B 1. Châu chấu nhảy đi, bọ rùa vội đuổi theo nên lạc đường. a. Từ chỉ đặc điểm. 2. Bạn búp bê xinh xắn và dễ thương. b. Từ chỉ người 3. Bạn Vân là học sinh ưu tú của lớp. c. Từ chỉ hoạt động. 4. Chúng em rất kính yêu cô giáo. d. Từ chỉ vật Câu 7: Viết dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào các ô vuông: (Mức 2 – 1 điểm) Bé nói với mẹ : - Con xin mẹ tờ giấy để viết thư cho bạn Hà Mẹ ngạc nhiên : - Nhưng con đã biết viết đâu Bé đáp : - Không sao, mẹ ạ Bạn Hà cũng chưa biết đọc Câu 8: Em hãy đặt một câu nói về hoạt động của người thân. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong câu em vừa đặt. (Mức 2 – 1 điểm) Viết câu:
  4. B. Đáp án và hướng dẫn chấm điểm đọc – hiểu : (6 điểm) Câu 1: ý b (0,5 điểm) Câu 2: ý c (0,5 điểm) Câu 3: (0,5 điểm) Đúng mỗi ý được 0,25 điểm. Đáp án: a – Đ ; b – S. Câu 4: (0,5 điểm) Gợi ý: Em sẽ nói lời cám ơn với các bạn là: Cám ơn các bạn. Nhờ có các bạn tìm giúp mà mình đã gặp được mẹ (tùy theo cách diễn đạt của học sinh, giáo viên ghi điểm phù hợp) Câu 5: (1 điểm) Gợi ý: em hỏi thăm bé, dỗ cho bé không sợ hãi, tìm người lớn đến giúp đỡ bé về nhà, (tùy theo cách diễn đạt của học sinh, giáo viên ghi điểm phù hợp) Câu 6: (1 điểm) Đúng mỗi ý được 0,25 điểm. Đáp án: 1 – c ; 2 – d ; 3 – a ; 4 – b. Câu 7: (1 điểm) Đúng mỗi dấu câu được 0,25 điểm. (Dấu câu lần lượt: . / ? / ! / . ) Câu 8: (1 điểm) Đặt câu đúng chủ đề được 0,5 điểm; gạch dưới đúng từ ngữ được 0,5 điểm. Gợi ý: - Mẹ em đang nấu cơm - Ba em đang tưới cây. - Chị em đang học bài. Người ra đề TTCM
  5. PHÒNG GD&ĐT NINH HẢI TRƯỜNG TIỂU HỌC THÁI AN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HKI NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Tiếng việt (Viết) - Lớp 2 A. Đề: 1. Chính tả (nghe - viết): (4 điểm) Vượt qua lốc dữ Biển vẫn gào thét. Gió cẫn từng cơn đẩy nước dồn ứ lại, rồi đột ngột giãn ra. Con tàu vẫn lặn hụp như con cá kình giữa muôn nghìn lớp sóng. Thuyền trưởng Thắng vẫn điềm tĩnh chỉ huy đoàn tàu vượt qua con lốc dữ. Đình Kính 2. Tập làm văn: (6 điểm) Em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) thể hiện tình cảm của em với một người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, ) B. Hướng dẫn đánh giá và cách cho điểm: (10 điểm) 1. Chính tả (nghe - viết): (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu (45 - 50 chữ/15 phút): 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. (sai từ 6 lỗi trở lên: 0 điểm). - Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 1 điểm. - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. 2. Tập làm văn: (6 điểm) * Nội dung (ý): 3 điểm - Viết được đoạn văn ngắn gồm các ý đúng theo yêu cầu của đề bài (Tùy theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt GV cho các mức điểm: 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5 – 0) * Kĩ năng: 3 điểm - Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm. - Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm. - Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm (Tùy theo mức độ sai sót GV ghi điểm cho phù hợp) Người ra đề TTCM