Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Minh Tân
- Luyện đọc văn bản sau:
HỒ GƯƠM
Nhà tôi ở Hà Nội, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.
Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.
Có buổi, người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nưóc. Rùa như lắng nghe tiếng chuông đồng hồ trên tầng cao như bưu điện, buông từng tiếng ngân nga trong gió. Tôi thầm nghĩ: không biết có phải rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc đó không?
- Dựa vào bài đọc chọn đáp án đúng nhất
- Hồ Gươm là một cảnh đẹp ở đâu?
- Là cảnh đẹp ở thủ đô Hà Nội C. Là cảnh đẹp ở vùng quê
- Là cảnh đẹp ở thành phố Hồ Chí Minh D. Là cảnh đẹp ở công viên
- Từ trên cao nhìn xuống mặt hồ trông đẹp như thế nào?
- Mặt hồ như một chiếc gương tròn sáng long lanh.
- Mặt hồ như một chiếc bầu dục nhỏ lấp lánh.
- Mặt hồ như một chiếc gương bầu dục lớn sáng long lanh.
- Mặt hồ như một một chiếcgương treo tường lớn.
- Hồ Gươm là một cảnh đẹp ở đâu?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Minh Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2021_2022.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Minh Tân
- PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM TRƯỜNG T. H MINH TÂN LỚP 2 - NĂM HỌC: 2021-2022 Môn: Tiếng Việt . Thời gian: 40 phút Họ và tên: Lớp: 2 . Điểm kiểm tra Nhận xét của giáo viên I. Luyện đọc văn bản sau: HỒ GƯƠM Nhà tôi ở Hà Nội, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um. Có buổi, người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nưóc. Rùa như lắng nghe tiếng chuông đồng hồ trên tầng cao như bưu điện, buông từng tiếng ngân nga trong gió. Tôi thầm nghĩ: không biết có phải rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc đó không? II. Dựa vào bài đọc chọn đáp án đúng nhất 1. Hồ Gươm là một cảnh đẹp ở đâu? A. Là cảnh đẹp ở thủ đô Hà Nội C. Là cảnh đẹp ở vùng quê B. Là cảnh đẹp ở thành phố Hồ Chí Minh D. Là cảnh đẹp ở công viên 2. Từ trên cao nhìn xuống mặt hồ trông đẹp như thế nào? A. Mặt hồ như một chiếc gương tròn sáng long lanh. B. Mặt hồ như một chiếc bầu dục nhỏ lấp lánh. C. Mặt hồ như một chiếc gương bầu dục lớn sáng long lanh. D. Mặt hồ như một một chiếc gương treo tường lớn. 3. Cầu Thê Húc được tả như thế nào? A. Đẹp như một bức tranh B. Màu son, cong cong như con tôm C. Tường rêu cổ kính D. Lấp ló bên gốc đa già 4. Khi thấy rùa hiện lên mặt hồ, tác giả đã nghĩ đến điều gì? A. Nghĩ đến thanh gươm đó rất đẹp B. Thanh gươm đó rất sắc và nhọn C. Không biết có phải rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc đó không?
- 5. Nội dung chính của bài văn là gì? A. Tả Hồ Gươm B. Tả đền Ngọc Sơn C. Tả cảnh đẹp Cầu Thê Húc D. Hồ Gươm là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội. 6. Trong bài văn có những tên riêng nào? A. Cầu Thê Húc, Hồ Gươm C. Tháp Rùa B. Đền Ngọc Sơn D. Cả 3 đáp án trên 7. Câu văn sau thuộc kiểu câu nào: “Xa xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um.” A. Câu nêu hoạt động C. Câu nêu đặc điểm B. Câu giới thiệu D. Câu nêu yêu cầu đề nghị 8. Có mấy từ chỉ đặc điểm trong câu: “Xa xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um.” A. 1 từ B. 2 từ C. 3 từ D. 4 từ III. Luyện tập: 9. Tìm từ chỉ sự vật có trong câu sau: Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. 10. Điền vần iêc/iêt rồi thêm dấu thanh thích hợp vào chỗ chấm: mải m nuối t cá d rạp x tinh kh nước chảy x 11. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy thích hợp vào [ ] trong đoạn văn sau và chép lại cho đúng chính tả: Mùa xuân [ ] cây gạo gọi đến biết bao nhiêu là chim[ ] từ xa nhìn lại[ ]cây gạo sừng sừng như một tháp đèn khổng lồ[ ] hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. 12. Viết đoạn văn kể về một đồ dùng học tập của em