Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày - Đề 3 (Có đáp án)
2. Điểm kiểm tra đọc hiểu kết hợp luyện từ, luyện câu:……….
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cỏ non cười rồi
Mùa xuân đã đến. Cỏ trong công viên bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Từng đàn én từ phương Nam trở về. Trẻ em chơi đùa dưới ánh mặt trời ấm áp.
Một hôm, chị én nâu đang sửa soạn đi ngủ thì nghe thấy tiếng khóc thút thít. Lần theo tiếng khóc, én nâu tìm đến công viên nhỏ. Thấy một cây cỏ non đang khóc, én nâu hỏi:
- Em bị ốm à?
Cỏ non khóc nấc lên:
- Chị ơi, em không đứng thẳng được nữa. Các bạn nhỏ đã đến đây chơi đùa và giẫm lên em.
Én nâu lặng đi một phút rồi bỗng reo lên:
- Đừng khóc nữa! Chị sẽ giúp em.
Thế rồi, én nâu gọi thêm rất nhiều bạn của mình. Suốt đêm, cả đàn én ra sức đi tìm cỏ khô tết thành dòng chữ “Không giẫm chân lên cỏ!” đặt bên cạnh bãi cỏ. Xong việc, én nâu tươi cười bảo cỏ non:
- Từ nay em yên tâm rồi! Không còn ai giẫm lên em nữa đâu.
Cỏ non nhoẻn miệng cười và cảm ơn chị én nâu.
(Theo 365 truyện kể hằng đêm)
1/ Điền từ “chơi đùa”, “giẫm lên”, “đi chơi” vào chỗ trống thích hợp để được ý đúng. (0,5 điểm)
Các bạn nhỏ đã đến đây …………………….và…………………….em. |
2/ Mùa xuân đến, đàn én từ đâu trở về ? (0,5 điểm)
A. Mùa xuân đến, đàn én từ phương Nam trở về.
B. Mùa xuân đến, đàn én từ rừng xanh trở về.
C. Mùa xuân đến, đàn én từ trường học trở về.
D. Mùa xuân đến, đàn én từ cánh đồng trở về.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2021.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày - Đề 3 (Có đáp án)
- TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY LỚP 2/3 MA TRẬN ĐỀ CÂU HỎI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 -2022 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Số câu 3 1 1 1 6 văn bản Số điểm 2,0 0,5 1,0 0,5 4,0 Câu số 1, 2, 3 4 5 6 2 Kiến thức Số câu 2 1 1 4 Tiếng Việt Số điểm 1,0 0,5 0,5 2,0 Câu số 7, 8 9 10 Tổng Số câu 5 1 2 2 10 Số điểm 3,0 0,5 1,5 1,0 6,0
- TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY Thứ , ngày . tháng .năm 2022 Lớp: 2/3 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: Môn: TIẾNG VIỆT ĐỌC – Lớp: 2 Năm học: 2021-2022 Thời gian: 40 phút ĐỀ A Điểm Nhận xét A. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Điểm kiểm tra đọc thành tiếng: . 2. Điểm kiểm tra đọc hiểu kết hợp luyện từ, luyện câu: . Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Cỏ non cười rồi Mùa xuân đã đến. Cỏ trong công viên bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Từng đàn én từ phương Nam trở về. Trẻ em chơi đùa dưới ánh mặt trời ấm áp. Một hôm, chị én nâu đang sửa soạn đi ngủ thì nghe thấy tiếng khóc thút thít. Lần theo tiếng khóc, én nâu tìm đến công viên nhỏ. Thấy một cây cỏ non đang khóc, én nâu hỏi: - Em bị ốm à? Cỏ non khóc nấc lên: - Chị ơi, em không đứng thẳng được nữa. Các bạn nhỏ đã đến đây chơi đùa và giẫm lên em. Én nâu lặng đi một phút rồi bỗng reo lên: - Đừng khóc nữa! Chị sẽ giúp em. Thế rồi, én nâu gọi thêm rất nhiều bạn của mình. Suốt đêm, cả đàn én ra sức đi tìm cỏ khô tết thành dòng chữ “Không giẫm chân lên cỏ!” đặt bên cạnh bãi cỏ. Xong việc, én nâu tươi cười bảo cỏ non: - Từ nay em yên tâm rồi! Không còn ai giẫm lên em nữa đâu. Cỏ non nhoẻn miệng cười và cảm ơn chị én nâu. (Theo 365 truyện kể hằng đêm) 1/ Điền từ “chơi đùa”, “giẫm lên”, “đi chơi” vào chỗ trống thích hợp để được ý đúng. (0,5 điểm) Các bạn nhỏ đã đến đây .và .em. 2/ Mùa xuân đến, đàn én từ đâu trở về ? (0,5 điểm) A. Mùa xuân đến, đàn én từ phương Nam trở về. B. Mùa xuân đến, đàn én từ rừng xanh trở về. C. Mùa xuân đến, đàn én từ trường học trở về. D. Mùa xuân đến, đàn én từ cánh đồng trở về.
- 3/ Dựa vào bài đọc, xác định những điều nêu dưới đây đúng hay sai. Nếu đúng ghi vào khung trả lời Đ, nếu sai thì ghi vào khung trả lời S (1,0 điểm) Thông tin Trả lời Cỏ trong công viên bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Chị én nâu đang sửa soạn đi ngủ thì nghe thấy tiếng cười thút thít. Lần theo tiếng khóc, én nâu tìm đến công viên nhỏ. Cỏ non nhoẻn miệng khóc và cảm ơn chị én nâu. 4/ Vì sao cỏ non lại khóc ? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng (0,5 điểm) A. Cỏ non khóc vì đói. B. Cỏ non khóc vì bị lạc mẹ. C. Cỏ non khóc vì bị các bạn giẫm lên, giờ cỏ non không đứng thẳng được nữa. D. Cỏ non khóc vì sợ lạnh. 5/ Nội dung chính bài đọc “Cỏ non cười rồi” là gì ? Viết câu trả lời của em (1,0 điểm) 6/ Thay lời chim én, em nói lời nhắn nhủ tới các bạn nhỏ ? Viết câu trả lời của em (0,5 điểm) 7/ Từ nào dưới đây là từ chỉ sự vật ? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: (0,5 điểm) A. khóc C. ấm áp B. công viên D. cười 8/ Chọn từ ngữ ở cột A phù hợp với từ ngữ ở cột B. (0,5 điểm) A B mái tóc cao đôi mắt hồng hào vầng trán bạc phơ nước da sáng ngời 9/ Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: (0,5 điểm) Ánh nắng mặt trời rất ấm áp. 10/ Thêm từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu trong câu sau: (0,5 điểm) Đàn én đua nhau bay lượn.
- TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY Thứ , ngày . tháng .năm 2022 Lớp: 2/3 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: Môn: TIẾNG VIỆT ĐỌC – Lớp: 2 Năm học: 2021-2022 Thời gian: 40 phút ĐỀ B Điểm Nhận xét A. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Điểm kiểm tra đọc thành tiếng: . 2. Điểm kiểm tra đọc hiểu kết hợp luyện từ, luyện câu: . Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Cỏ non cười rồi Mùa xuân đã đến. Cỏ trong công viên bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Từng đàn én từ phương Nam trở về. Trẻ em chơi đùa dưới ánh mặt trời ấm áp. Một hôm, chị én nâu đang sửa soạn đi ngủ thì nghe thấy tiếng khóc thút thít. Lần theo tiếng khóc, én nâu tìm đến công viên nhỏ. Thấy một cây cỏ non đang khóc, én nâu hỏi: - Em bị ốm à? Cỏ non khóc nấc lên: - Chị ơi, em không đứng thẳng được nữa. Các bạn nhỏ đã đến đây chơi đùa và giẫm lên em. Én nâu lặng đi một phút rồi bỗng reo lên: - Đừng khóc nữa! Chị sẽ giúp em. Thế rồi, én nâu gọi thêm rất nhiều bạn của mình. Suốt đêm, cả đàn én ra sức đi tìm cỏ khô tết thành dòng chữ “Không giẫm chân lên cỏ!” đặt bên cạnh bãi cỏ. Xong việc, én nâu tươi cười bảo cỏ non: - Từ nay em yên tâm rồi! Không còn ai giẫm lên em nữa đâu. Cỏ non nhoẻn miệng cười và cảm ơn chị én nâu. (Theo 365 truyện kể hằng đêm) 1/ Điền từ “chơi đùa”, “đi chơi”, “giẫm lên” vào chỗ trống thích hợp để được ý đúng. (0,5 điểm) Các bạn nhỏ đã đến đây và em. 2/ Mùa xuân đến, đàn én từ đâu trở về ? (0,5 điểm) A. Mùa xuân đến, đàn én từ trường học trở về. B. Mùa xuân đến, đàn én từ rừng xanh trở về. C. Mùa xuân đến, đàn én từ phương Nam trở về. D. Mùa xuân đến, đàn én từ cánh đồng trở về.
- 3/ Dựa vào bài đọc, xác định những điều nêu dưới đây đúng hay sai. Nếu đúng ghi vào khung trả lời Đ, nếu sai thì ghi vào khung trả lời S (1,0 điểm) Thông tin Trả lời Chị én nâu đang sửa soạn đi ngủ thì nghe thấy tiếng cười thút thít. Cỏ trong công viên bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Cỏ non nhoẻn miệng khóc và cảm ơn chị én nâu. Lần theo tiếng khóc, én nâu tìm đến công viên nhỏ. 4/ Vì sao cỏ non lại khóc ? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: (0,5 điểm) A. Cỏ non khóc vì đói. B. Cỏ non khóc vì bị các bạn giẫm lên, giờ cỏ non không đứng thẳng được nữa. C. Cỏ non khóc vì bị lạc mẹ. D. Cỏ non khóc vì sợ lạnh. 5/ Nội dung chính bài đọc “Cỏ non cười rồi” là gì ? Viết câu trả lời của em (1,0 điểm) 6/ Thay lời chim én, em nói lời nhắn nhủ tới các bạn nhỏ ? Viết câu trả lời của em (0,5 điểm) 7/ Từ nào dưới đây là từ chỉ sự vật ? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: (0,5 điểm) A. công viên C. cười B. khóc D. ấm áp 8/ Chọn từ ngữ ở cột A phù hợp với từ ngữ ở cột B. (0,5 điểm) A B mái tóc hồng hào đôi mắt cao vầng trán sáng ngời nước da bạc phơ 9/ Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: (0,5 điểm) Ánh nắng mặt trời rất ấm áp. 10/ Thêm từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu trong câu sau: (0,5 điểm) Đàn én đua nhau bay lượn.
- TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II - Năm học: 2021-2022 KIỂM TRA ĐỌC – LỚP 2/3 CÁCH ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM A. Đọc thành tiếng: (4 điểm) GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu. (1điểm) - Đọc đúng tiếng đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng). (1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. (1 điểm) B. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (6 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Đáp án đúng là: Các bạn nhỏ đã đến đây chơi đùa và giẫm lên em. Câu 2 (0,5 điểm): Đáp án đúng câu A. Câu 3 (1,0 điểm): Đáp án đúng là: A – Đ; B – S; C – Đ; D – S. Câu 4 (0,5 điểm): Đáp án đúng câu C. Câu 5 (1,0 điểm): Nội dung bài đọc“Cỏ non cười rồi” là gì ? Viết câu trả lời của em. Trả lời: Nội dung bài đọc “Cỏ non cười rồi” là: Cỏ non khóc thút thít vì bị các bạn nhỏ giẫm chân lên cỏ. Chim én cùng các bạn bảo vệ cỏ non. Câu 6 (0,5 điểm): Thay lời chim én, em nói lời nhắn nhủ tới các bạn nhỏ? Viết câu trả lời của em Trả lời: Các bạn nhỏ đừng giẫm chân lên cỏ non nhé! Các bạn nhỏ ơi, chúng mình cùng nhau bảo vệ cỏ non nhé! Câu 7 (0,5 điểm): Đáp án đúng: câu B Câu 8 (0,5 điểm) HS nối đúng được 0,5 điểm A B mái tóc cao đôi mắt hồng hào vầng trán bạc phơ nước da sáng ngời Câu 9 (0,5 điểm) Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau:
- Ánh nắng mặt trời rất ấm áp. Trả lời: Ánh nắng mặt trời thế nào? Câu 10 (0,5 điểm): Thêm từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu trong câu sau: Đàn én đua nhau bay lượn. Trả lời: Trên trời, đàn én đua nhau bay lượn. Đàn én đua nhau bay lượn trên nền trời trong xanh. Dựa vào đáp án đề A để điều chỉnh đáp án đề B cho phù hợp./.
- TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ II – Năm học: 2021 - 2022 KIỂM TRA VIẾT - Lớp 2/3. Thời gian: 40 phút. I. Chính tả: 15 phút (4 điểm) GV đọc cho HS (nghe-viết) bài Thư viện biết đi Ở Phần Lan, có hàng trăm “thư viện di động” trên những chiếc xe buýt cũ, chạy khắp các thành phố lớn. Ở châu Phi, một người thủ thư đã đặt thư viện trên lưng một con lạc đà. Nhờ thế, những cuốn sách có thể băng qua sa mạc để đến với người đọc. II. Tập làm văn: 25 phút (6 điểm) Dựa vào các câu hỏi gợi ý, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu về tình cảm của em với thầy (hoặc cô) lớp 1. Gợi ý: a) Thầy (hoặc cô) lớp 1 em tên là gì ? b) Thầy (hoặc cô) chăm sóc, dạy dỗ em như thế nào ? c) Em nhớ nhất điều gì ở thầy (hoặc cô) ? d) Tình cảm của em với thầy (hoặc cô) như thế nào ?
- TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ II – Năm học: 2021 - 2022 KIỂM TRA VIẾT - Lớp 2/3. Thời gian: 40 phút. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM I. Chính tả: (4 điểm) - Tốc độ viết đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn: (6 điểm) - Nội dung (ý): 3 điểm Học sinh viết được đoạn văn đủ các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. a) HS nói được tên của thầy (hoặc cô) lớp 1. (0,5 điểm) b) Nêu được những việc làm thầy (hoặc cô) đã chăm sóc, dạy dỗ em. (1,5 điểm) c) Ví dụ: Em nhớ nhất giọng cô giảng bài ấm áp, bàn tay cô dịu dàng uốn nắn em viết từng nét chữ đẹp, (0,5 điểm) d) HS nêu được tình cảm của em đối với thầy cô. (0,5 điểm) - Kỹ năng: 3 điểm + Kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm + Kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm + Bài văn có ý sáng tạo: 1 điểm (tùy vào ý sáng tạo của mỗi bài có thể cho các mức điểm: 1 – 0,75 – 0,5 – 0,25).
- TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II- Năm học: 2021 - 2022 KIỂM TRA ĐỌC – LỚP 2/3 * Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (4 điểm). HS bốc thăm chọn bài đọc và đọc đoạn văn khoảng 60 - 70 tiếng/phút, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA Nhắc đến Trường Sa, ngoài các đảo, người ta nhắc đến biển. Mà biển thì có muôn vàn điều kì thú. Thám hiểm đáy biển ở Trường Sa của nước ta sẽ thấy bao điều thú vị. Biển ở Trường Sa có những loài cá đẹp rực rỡ và lạ mắt. Từng đàn cá đủ màu sắc, dày đặc đến hàng trăm con tạo nên một tấm thảm hoa di động. Những vỉa san hô chạy dài từ chân mỗi đảo xuống sâu dần dưới đáy biển. San hô làm cho đáy biển trông như một bức tranh khổng lồ, đẹp như những toà lâu đài trong truyện cổ tích. Trường Sa là vùng biển thân yêu của Tổ quốc, có cảnh đẹp kì thú và hàng nghìn loài vật sống dưới biển. (Theo Nguyễn Xuân Thuỷ) Câu hỏi: Câu 1: Nhắc đến Trường Sa, người ta nhắc đến những gì? Trả lời: Nhắc đến Trường Sa, người ta nhắc đến biển và đảo. Câu 2: Vẻ đẹp của những loài cá được miêu tả như thế nào? Trả lời: Vẻ đẹp của những loài cá được miêu tả là: Những loài cá đẹp rực rỡ và lạ mắt. Từng đàn cá đủ màu sắc, dày đặc đến hàng trăm con tạo nên một tấm thảm hoa di động.
- BÓP NÁT QUẢ CAM Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận. Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc. Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu: - Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh! Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội. Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo: - Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen. Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam. Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: "Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước". Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt. Khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ. (Theo Nguyễn Huy Tưởng) Câu hỏi 1. Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì? Trả lời: Trần Quốc Toản xin gặp vua để xin đánh giặc. 2. Vua khen Trần Quốc Toản thế nào? Trả lời: Vua đã khen Trần Quốc Toản là: Quốc Toản còn trẻ mà đã biết lo việc nước.
- ĐẤT NƯỚC CHÚNG MÌNH Việt Nam là đất nước tươi đẹp của chúng mình. Thủ đô nước mình là Hà Nội. Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Việt Nam có những vị anh hùng có công lớn với đất nước như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh, Những con người ấy đã làm rạng danh lịch sử nước nhà. Đất nước mình có ba miền Bắc, Trung, Nam với khí hậu khác nhau. Miền Bắc và miền Trung một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Miền Nam có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Trang phục truyền thống của người Việt Nam là áo dài, Áo dài thường được mặc trong dịp Tết hay lễ hội. (Trung Sơn) Câu hỏi: 1. Lá cờ Tổ quốc được miêu tả như thế nào? Trả lời: Lá cờ Tổ quốc được miêu tả như sau: Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. 2. Kể tên các mùa trong năm của ba miền đất nước. Trả lời: Các mùa trong năm của ba miền đất nước là: Miền Bắc và miền Trung một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Miền Nam có hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
- CON RỒNG CHÁU TIÊN Ngày xưa, ở miền Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần nòi rồng, sức khỏe phi thường, đã giúp dân diệt trừ nhiều yêu quái. Cũng thuở ấy, ở vùng núi phía Bắc có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ gặp Lạc Long Quân rồi nên vợ nên chồng. Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ: “Ta sẽ đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau giữ các phương. Kẻ miền biển, người miền núi, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau.” Âu Cơ cùng năm mươi con sinh sống trên đất liền. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, con cháu càng ngay càng đông đúc. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường được gọi là “con Rồng cháu Tiên”. Người Việt Nam cũng gọi nhau là “đồng bào”, có nghĩa là những người cùng sinh ra từ bọc trứng của bà Âu Cơ. Truyện dân gian Việt Nam Câu hỏi: 1. Nói những điều em biết về Lạc Long Quân và Âu Cơ qua đoạn 1. Trả lời: - Lạc Long Quân là một vị thần, nòi rồng, có sức khỏe phi thường và thường xuyên giúp đỡ nhân dân diệt trừ yêu quái. - Âu Cơ là một người xinh đẹp tuyệt trần. 2. Bà Âu Cơ sinh con kì lạ như thế nào? Trả lời: Bà Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con lớn nhanh như thổi.
- MAI AN TIÊM Ngày xưa, có một người tên là Mai An Tiêm được Vua Hùng yêu mến nhận làm con nuôi. Một lần, vì hiểu lầm lời nói của An Tiêm nên nhà vua nổi giận, đày An Tiêm ra đảo hoang. Ở đảo hoang, hai vợ chồng An Tiêm dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ phơi khô tết thành quần áo. Một hôm, An Tiêm thấy một đàn chim bay qua thả xuống loại hạt đen nhánh. Chàng bèn nhặt và gieo xuống cát, thầm nghĩ: “Thứ quả này chim ăn được thì người cũng ăn được”. Rồi hạt nảy mầm, mọc ra một loại cây dây bò lan rộng. Cây ra hoa rồi ra quả. Quả có vỏ màu xanh thẫm, ruột đỏ, hạt đen nhánh, có vị ngọt và mát. Vợ chồng An Tiêm đem hạt gieo trồng khắp đảo. Mùa quả chín, nhớ vua cha, An Tiêm khắc tên mình vào quả, thả xuống biển, nhờ sóng đưa vào đất liền. Một người dân vớt được quả lạ đem dâng vua. Vua hối hận cho đón vợ chồng An Tiêm trở về. Thứ quả lạ đó là giống dưa hấu ngày nay. (Theo Nguyễn Đổng Chi) Câu hỏi 1. Vợ chồng Mai An Tiêm đã làm gì ở đảo hoang? Trả lời: Ở đảo hoang, vợ chồng Mai An Tiêm đã dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ phơi khô tết thành quần áo, nhặt và gieo trồng một loại hạt do chim thả xuống. 2. Mai An Tiêm nghĩ gì khi nhặt và gieo trồng loại hạt do chim thả xuống? Trả lời: Khi nhặt và gieo trồng loại hạt do chim thả xuống, Mai An Tiêm đã nghĩ: “Thứ quả này chim ăn được thì người cũng ăn được.”