Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày - Đề 1 (Có đáp án)

2. Điểm kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiến thức Tiếng Việt:……….

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Khám phá đáy biển ở Trường Sa

Nhắc đến Trường Sa, ngoài các đảo, người ta nhắc đến biển. Mà biển thì có muôn vàn điều kì thú. Thám hiểm đáy biển ở Trường Sa của nước ta sẽ thấy bao điều thú vị.

Biển ở Trường Sa có những loài cá đẹp rực rỡ và lạ mắt. Từng đàn cá đủ màu sắc, dày đặc đến hàng trăm con tạo nên một tấm thảm hoa di động. Những vỉa san hô chạy dài từ chân mỗi đảo xuống sâu dần dưới đáy biển. San hô làm cho đáy biển trông như một bức tranh khổng lồ, đẹp như những toà lâu đài trong truyện cổ tích.

Trường Sa là vùng biển thân yêu của Tổ quốc, có cảnh đẹp kì thú và hàng nghìn loài vật sống dưới biển.

(Theo Nguyễn Xuân Thuỷ)

Câu 1. Nhắc đến Trường Sa, người ta nhắc đến những gì?

Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: (0,5 điểm)

A. Nhắc đến những loại cá.

B. Nhắc đến đảo và biển.

C. Nhắc đến chim hải âu.

D. Nhắc đến những cánh buồm.

docx 13 trang Đình Khải 19/06/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2021.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày - Đề 1 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ II – Năm học: 2021 - 2022 KIỂM TRA VIẾT - Lớp 2/1. Thời gian: 40 phút. I. Chính tả: 15 phút (4đ) GV đọc cho HS (nghe-viết) bài: Chiếc rễ đa tròn Nhiều năm sau, chiếc rễ đã lớn và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế. II. Tập làm văn: 25 phút (6đ) Viết 4 – 5 câu về một giờ học Tiếng Việt ở lớp em thích nhất, theo gợi ý: a) Giờ học Tiếng Việt diễn ra lúc nào? Hôm đó em học bài gì? b) Em và các bạn được làm gì trong giờ học? c) Sau giờ học, em cảm thấy thế nào?
  2. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ II – Năm học: 2021 - 2022 KIỂM TRA VIẾT - Lớp 2/1. Thời gian: 40 phút. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM I. Chính tả: (4 điểm) - Tốc độ viết đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn: (6 điểm) - Nội dung (ý): 3 điểm Học sinh viết được đoạn văn đủ các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. a) Học sinh nói được giờ học Tiếng Việt diễn ra lúc nào? Hôm đó học bài gì? (Ví dụ: Thứ ba tuần rồi lớp em được học môn Tiếng Việt. Hôm đó lớp em học bài đọc Cây nhút nhát, ) (1,0 điểm) b) Nêu được một vài việc cùng làm với bạn trong giờ học (như đọc câu, đoạn trong bài trong nhóm, cùng thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi, )(1,5 điểm) c) Nói được cảm nghĩ của bản thân sau giờ học. (0,5 điểm). - Kỹ năng: 3 điểm + Kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm + Kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm + Bài văn có ý sáng tạo: 1 điểm (tùy vào ý sáng tạo của mỗi bài có thể cho các mức điểm: 1,0 đ – 0,75 đ – 0,5 đ – 0,25 đ).
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY LỚP 2/1 MA TRẬN ĐỀ CÂU HỎI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 -2022 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Số câu 3 1 1 1 6 văn bản Số điểm 2,0 0,5 1,0 0,5 4,0 Câu số 1, 2, 3 4 5 6 2 Kiến thức Số câu 2 1 1 4 Tiếng Việt Số điểm 1,0 0,5 0,5 2,0 Câu số 7, 8 9 10 Tổng Số câu 5 1 2 2 10 Số điểm 3,0 0,5 1,5 1,0 6,0
  4. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY Thứ , ngày . tháng 2 năm 2022 Lớp: 2/1 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: Môn: TIẾNG VIỆT ĐỌC – Lớp: 2 Năm học: 2021-2022 Thời gian: 40 phút ĐỀ A Điểm Nhận xét A. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Điểm kiểm tra đọc thành tiếng: . 2. Điểm kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiến thức Tiếng Việt: . Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Khám phá đáy biển ở Trường Sa Nhắc đến Trường Sa, ngoài các đảo, người ta nhắc đến biển. Mà biển thì có muôn vàn điều kì thú. Thám hiểm đáy biển ở Trường Sa của nước ta sẽ thấy bao điều thú vị. Biển ở Trường Sa có những loài cá đẹp rực rỡ và lạ mắt. Từng đàn cá đủ màu sắc, dày đặc đến hàng trăm con tạo nên một tấm thảm hoa di động. Những vỉa san hô chạy dài từ chân mỗi đảo xuống sâu dần dưới đáy biển. San hô làm cho đáy biển trông như một bức tranh khổng lồ, đẹp như những toà lâu đài trong truyện cổ tích. Trường Sa là vùng biển thân yêu của Tổ quốc, có cảnh đẹp kì thú và hàng nghìn loài vật sống dưới biển. (Theo Nguyễn Xuân Thuỷ) Câu 1. Nhắc đến Trường Sa, người ta nhắc đến những gì? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: (0,5 điểm) A. Nhắc đến những loại cá. B. Nhắc đến đảo và biển. C. Nhắc đến chim hải âu. D. Nhắc đến những cánh buồm. Câu 2. Dựa vào bài đọc, xác định những điều nêu dưới đây đúng hay sai. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào cột trả lời. (1,0 điểm) Thông tin Trả lời Bài đọc nhắc đến biển đảo Phú Quốc ở nước ta. Những vỉa san hô chạy dài từ chân mỗi đảo xuống sâu dưới đáy biển. Biển Trường Sa có hàng nghìn con chim hải âu đủ màu sắc. Thám hiểm đáy biển ở Trường Sa sẽ thấy bao điều thú vị.
  5. Câu 3. Dựa vào bài đọc, điền từ “mới lạ”,“nước ta”, “kì thú” vào chỗ trống thích hợp để được ý đúng. (0,5 điểm) Mà biển thì có muôn vàn điều . Thám hiểm đáy biển ở Trường Sa của sẽ thấy bao điều thú vị. Câu 4. Vẻ đẹp của những loài cá được miêu tả như thế nào trong bài đọc? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: (0,5 điểm) A. đủ màu sắc, dày đặc, tạo nên những toà lâu đài trong truyện cổ tích. B. đủ màu sắc, có hàng nghìn con cá nối nhau bơi lội dưới đáy biển. C. đẹp rực rỡ, lạ mắt, dày đặc hàng trăm con tạo nên tấm thảm hoa di động. D. đẹp rực rỡ, trông như một bức tranh khổng lồ dưới đáy biển. Câu 5. Câu văn nào trong bài tả vẻ đẹp của san hô dưới đáy biển? Viết câu trả lời của em. (1,0 điểm) Câu 6. Qua bài đọc, em biết thêm điều gì về biển ở Trường Sa? Viết câu trả lời của em. (0,5 điểm) Câu 7. Từ ngữ nào sau đây là từ chỉ đặc điểm? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: (0,5 điểm) A. biển B. rực rỡ C. đảo D. san hô Câu 8. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu hoạt động. (0, 5 điểm) A B Những con còng gió bơi lội trong làn nước xanh. Chim yến lướt sóng ra khơi đánh cá. Các loài cá đuổi nhau trên bãi cát. Những cánh buồm làm tổ trên vách đá ven biển. Câu 9. Bộ phận in đậm trong câu dưới đây trả lời câu hỏi gì? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: (0,5 điểm) Trường Sa là vùng biển của Tổ quốc Việt Nam ta. A. Như thế nào? C. Ở đâu? B. Làm gì? D. Là gì? Câu 10. Thêm từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào trong câu sau: (0,5 điểm) Hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
  6. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY Thứ , ngày . tháng 2 năm 2022 Lớp: 2/1 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: Môn: TIẾNG VIỆT ĐỌC – Lớp: 2 Năm học: 2021-2022 Thời gian: 40 phút ĐỀ B Điểm Nhận xét A. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Điểm kiểm tra đọc thành tiếng: . 2. Điểm kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiến thức Tiếng Việt: . Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Khám phá đáy biển ở Trường Sa Nhắc đến Trường Sa, ngoài các đảo, người ta nhắc đến biển. Mà biển thì có muôn vàn điều kì thú. Thám hiểm đáy biển ở Trường Sa của nước ta sẽ thấy bao điều thú vị. Biển ở Trường Sa có những loài cá đẹp rực rỡ và lạ mắt. Từng đàn cá đủ màu sắc, dày đặc đến hàng trăm con tạo nên một tấm thảm hoa di động. Những vỉa san hô chạy dài từ chân mỗi đảo xuống sâu dần dưới đáy biển. San hô làm cho đáy biển trông như một bức tranh khổng lồ, đẹp như những toà lâu đài trong truyện cổ tích. Trường Sa là vùng biển thân yêu của Tổ quốc, có cảnh đẹp kì thú và hàng nghìn loài vật sống dưới biển. (Theo Nguyễn Xuân Thuỷ) Câu 1. Nhắc đến Trường Sa, người ta nhắc đến những gì? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: (0,5 điểm) A. Nhắc đến chim hải âu. B. Nhắc đến những loại cá. B. Nhắc đến những cánh buồm. D. Nhắc đến đảo và biển. Câu 2. Dựa vào bài đọc, xác định những điều nêu dưới đây đúng hay sai. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào cột trả lời. (1,0 điểm) Thông tin Trả lời Thám hiểm đáy biển ở Trường Sa sẽ thấy bao điều thú vị. Bài đọc nhắc đến biển đảo Phú Quốc ở nước ta. Biển Trường Sa có hàng nghìn con chim hải âu đủ màu sắc. Những vỉa san hô chạy dài từ chân mỗi đảo xuống sâu dưới đáy biển.
  7. Câu 3. Dựa vào bài đọc, điền từ “nước ta”,“mới lạ”, “kì thú” vào chỗ trống thích hợp để được ý đúng. (0,5 điểm) Mà biển thì có muôn vàn điều . Thám hiểm đáy biển ở Trường Sa của sẽ thấy bao điều thú vị. Câu 4. Vẻ đẹp của những loài cá được miêu tả như thế nào trong bài đọc? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: (0,5 điểm) A. đẹp rực rỡ, trông như một bức tranh khổng lồ dưới đáy biển. B. đẹp rực rỡ, lạ mắt, dày đặc hàng trăm con tạo nên tấm thảm hoa di động. C. đủ màu sắc, dày đặc, tạo nên những toà lâu đài trong truyện cổ tích. D. đủ màu sắc, có hàng nghìn con cá nối nhau bơi lội dưới đáy biển. Câu 5. Câu văn nào trong bài tả vẻ đẹp của san hô dưới đáy biển? Viết câu trả lời của em. (1,0 điểm) Câu 6. Qua bài đọc, em biết thêm điều gì về biển ở Trường Sa? Viết câu trả lời của em. (0,5 điểm) Câu 7. Từ ngữ nào sau đây là từ chỉ đặc điểm? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: (0,5 điểm) A. san hô C. đảo B. rực rỡ D. biển Câu 8. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu hoạt động. (0, 5 điểm) A B Những cánh buồm bơi lội trong làn nước xanh. Những con còng gió lướt sóng ra khơi đánh cá. Chim yến đuổi nhau trên bãi cát. Các loài cá làm tổ trên vách đá ven biển. Câu 9. Bộ phận in đậm trong câu dưới đây trả lời câu hỏi gì? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: (0,5 điểm) Trường Sa là vùng biển của Tổ quốc Việt Nam ta. A. Ở đâu? C. Là gì? B. Như thế nào? D. Làm gì? Câu 10. Thêm từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào trong câu sau: (0,5 điểm) Hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
  8. CÁCH ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM A. Đọc thành tiếng: (4 điểm) GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu. (1điểm) - Đọc đúng tiếng đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng). (1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. (1 điểm) B. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm) ĐỀ A – TVĐ Lớp 2/1 Câu 1 (0,5 điểm): Đáp án đúng là B Câu 2 (1,0 điểm): Đáp án đúng là: S – Đ – S – Đ Câu 3 (0,5 điểm) HS điền đúng mỗi từ được 0,25 điểm. Đáp án đúng là: kì thú, nước ta Câu 4 (0,5 điểm): Đáp án đúng là: C Câu 5 (1,0 điểm): Trả lời: San hô làm cho đáy biển trông như một bức tranh khổng lồ, đẹp như những toà lâu đài trong truyện cổ tích. Câu 6 (0,5 điểm): Trả lời: Trường Sa là vùng biển thân yêu của Tổ quốc, có cảnh đẹp kì thú và hàng nghìn loài vật sống dưới biển. Câu 7 (0,5 điểm): Đáp án đúng là: B Câu 8 (0,5 điểm) HS nối đúng được 0,5 điểm A B Những con còng gió bơi lội trong làn nước xanh. Chim yến lướt sóng ra khơi đánh cá. Các loài cá đuổi nhau trên bãi cát. Những cánh buồm làm tổ trên vách đá ven biển. Câu 9 (0,5 điểm): Đáp án đúng là: Trường Sa là gì? Câu 10 (0,5 điểm): HS tự thêm từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào ? Ví dụ: Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực./Hoa phượng vĩ nở đỏ rực khi hè về./ Dựa vào đáp án đề A để điều chỉnh đáp án đề B cho phù hợp./.
  9. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II- Năm học: 2021 - 2022 KIỂM TRA ĐỌC – LỚP 2/1 * Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (4 điểm). HS bốc thăm chọn bài đọc và đọc đoạn văn khoảng 60 - 70 tiếng/phút, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. 1. ĐẤT NƯỚC CHÚNG MÌNH Việt Nam là đất nước tươi đẹp của chúng mình. Thủ đô nước mình là Hà Nội. Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Việt Nam có những vị anh hùng có công lớn với đất nước như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh, Những con người ấy đã làm rạng danh lịch sử nước nhà. Đất nước mình có ba miền Bắc, Trung, Nam với khí hậu khác nhau. Miền Bắc và miền Trung một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Miền Nam có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Trang phục truyền thống của người Việt Nam là áo dài, Áo dài thường được mặc trong dịp Tết hay lễ hội. (Trung Sơn) Câu hỏi: 1. Lá cờ Tổ quốc được miêu tả như thế nào? Trả lời: Lá cờ Tổ quốc được miêu tả như sau: Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. 2. Kể tên các mùa trong năm của ba miền đất nước. Trả lời: Các mùa trong năm của ba miền đất nước là: Miền Bắc và miền Trung một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Miền Nam có hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
  10. 2. TẠM BIỆT CÁNH CAM Chú cánh cam đi lạc vào nhà Bống. Chân chú bị thương, bước đi tập tễnh. Bống thương quá, đặt cánh cam vào một chiếc lọ nhỏ đựng đầy cỏ. Từ ngày đó, cánh cam trở thành người bạn nhỏ xíu của Bống. Cánh cam có đôi cánh xanh biếc, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. Mỗi khi nghe tiếng động, chú khệ nệ ôm cái bụng tròn lẳn, trốn vào đám có rối. Bống chăm sóc cánh cam rất cẩn thận. Hằng ngày, em đều bỏ vào chiếc lọ một chút nước và những ngọn cỏ xanh non. Nhưng Bống cảm thấy cánh cam vẫn có vẻ ngơ ngác không vui, chắc chú nhớ nhà và nhớ bạn bè. Đoán vậy, Bống mang cánh cam thả ra bãi cỏ sau nhà. Tạm biệt cánh cam bé nhỏ, Bống hi vọng chú sẽ tìm được đường về căn nhà thân thương của mình. (Minh Đăng) Câu hỏi: 1. Bống làm gì khi thấy cánh cam bị thương? Trả lời: Khi thấy cánh cam bị thương, Bống thương quá nên đã đặt cánh cam vào một chiếc lọ nhỏ đựng đầy cỏ. 2. Bống chăm sóc cánh cam như thế nào? Câu văn nào cho em biết điều đó? Trả lời: Bống chăm sóc cánh cam rất chu đáo. Câu văn cho em biết điều đó là: Hằng ngày, em đều bỏ vào chiếc lọ một chút nước và những ngọn cỏ xanh non.
  11. 3.CỎ NON CƯỜI RỒI Mùa xuân đã đến. Cỏ trong công viên bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Từng đàn én từ phương Nam trở về. Trẻ em chơi đùa dưới ánh mặt trời ấm áp. Một hôm, chị én nâu đang sửa soạn đi ngủ thì nghe thấy tiếng khóc thút thít. Lần theo tiếng khóc, én nâu tìm đến công viên nhỏ. Thấy một cây cỏ non đang khóc, én nâu hỏi: - Em bị ốm à? Cỏ non khóc nấc lên: - Chị ơi, em không đứng thẳng được nữa. Các bạn nhỏ đã đến đây chơi đùa và giẫm lên em. Én nâu lặng đi một phút rồi bỗng reo lên: - Đừng khóc nữa! Chị sẽ giúp em. Thế rồi, én nâu gọi thêm rất nhiều bạn của mình. Suốt đêm, cả đàn én ra sức đi tìm cỏ khô tết thành dòng chữ “Không giẫm chân lên cỏ!” đặt bên cạnh bãi cỏ. Xong việc, én nâu tươi cười bảo cỏ non: - Từ nay em yên tâm rồi! Không còn ai giẫm lên em nữa đâu. Cỏ non nhoẻn miệng cười và cảm ơn chị én nâu. (Theo 365 truyện kể hằng đêm) Câu hỏi: 1. Vì sao cỏ non khóc? Trả lời: Cỏ non khóc là bởi vì các bạn nhỏ đã giẫm nên cỏ non, giờ cỏ non không đứng thẳng được nữa. 2. Thương cỏ non, chim én làm gì? Trả lời: Thương cỏ non, chim én đã gọi thêm nhiều bạn dùng cỏ khô tết thành dòng chữ “không giẫm chân lên cỏ” rồi đặt bên cạnh bãi cỏ để bảo vệ cỏ non.
  12. 4. BÓP NÁT QUẢ CAM Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận. Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc. Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu: - Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh! Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội. Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo: - Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen. Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam. Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: "Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước". Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt. Khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ. (Theo Nguyễn Huy Tưởng) Câu hỏi 1. Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì? Trả lời: Trần Quốc Toản xin gặp vua để xin đánh giặc. 2. Vua khen Trần Quốc Toản thế nào? Trả lời: Vua đã khen Trần Quốc Toản là: Quốc Toản còn trẻ mà đã biết lo việc nước.
  13. 5. CHIẾC RỄ ĐA TRÒN Một sớm hôm ấy, như thường lệ, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi nói với chú cần vụ: - Chủ cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé! Theo lời Bác, chủ cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Thấy vậy, Bác ân cần bảo: - Chú nên làm thế này. Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, cùng chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Chủ cần vụ thắc mắc: - Thưa Bác, Bác làm thế để làm gì ạ? Bác khẽ cười: - Rồi chú sẽ biết. Nhiều năm sau, chiếc rễ đã lớn và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế. (Theo Bác Hồ kính yêu) Câu hỏi: Câu 1: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác đã bảo chú cần vụ làm gì? Trả lời: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác đã bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại rồi trồng cho nó mọc tiếp. Câu 2: Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? Trả lời: Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa là: cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc nó tựa vào hai cái cọc, rồi vùi hai đầu rễ xuống đất.