Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức) - Năm học 2021-2022 - Trường PTDTBT Tiểu học Thu Lũm (Có hướng dẫn chấm)

II. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt. (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau và trả lời các câu hỏi:

Cây đa quê hương

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN

Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( 0,5 đ )

Bài văn tả cái gì?

A. Tuổi thơ của tác giả.

B. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.                           

C. Tả cây đa.                                             

Câu 2. Đúng ghi Đ, Sai ghi S ( 0,5 đ )

Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa?

Lững thững - nặng nề □                              Yên lặng - ồn ào 

docx 4 trang Loan Châu 22/04/2023 3000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức) - Năm học 2021-2022 - Trường PTDTBT Tiểu học Thu Lũm (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức) - Năm học 2021-2022 - Trường PTDTBT Tiểu học Thu Lũm (Có hướng dẫn chấm)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: Tiếng Việt ĐỀ CHÍNH THỨC Khối lớp: 2 (Đề gồm 9 câu) Thời gian: 40 phút (không tính thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: / /2022 Họ và tên: Lớp Cơ sở Điểm Bằng chữ Nhận xét bài của học sinh II. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt. (6 điểm) Đọc thầm bài văn sau và trả lời các câu hỏi: Cây đa quê hương Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( 0,5 đ ) Bài văn tả cái gì? A. Tuổi thơ của tác giả. B. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu. C. Tả cây đa. Câu 2. Đúng ghi Đ, Sai ghi S ( 0,5 đ ) Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa? Lững thững - nặng nề □ Yên lặng - ồn ào □ Câu 3. Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng ( 0,5đ ) Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
  2. A. Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về B. Bầu trời xanh biếc C. Đàn trâu vàng đang gặm cỏ Câu 4. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( 0,5 đ ) Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào? A. Cây đa gắn liền với thời thơ ấu; Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây B. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ. C. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình. Câu 5: Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng ( 0,5 đ ) Câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa? A. Cành cây lớn hơn cột đình. □ B. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài. □ C. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. □ Câu 6. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu. ( 1đ ) Câu 7. Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống ( 0,5 đ ) Một hôm □ Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □ Câu 8. "Ngọn chót vót giữa trời xanh" thuộc kiểu câu nào? ( 1 đ ) A. Vì sao B. Như thế nào? C. Ai làm gì? Câu 9. Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? ( 1đ ) Hết
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PTDTBT TH THU LŨM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 9 câu) Môn: Tiếng Việt Khối lớp: 2 Phần: Đọc hiểu Biểu Câu Ý Hướng dẫn chấm điểm Câu 1 C. Tả cây đa. 0,5 điểm Câu 2 Lững thững - nặng nề ( S ) Yên lặng - ồn ào ( Đ ) 0,5 điểm Câu 3 A. Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về 0,5 điểm B. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn Câu 4 cột đình; Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt 0,5 điểm đất thành những hình thù quái lạ. C. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Câu 5 0,5 điểm □ Câu 6 0,5 điểm Một hôm, Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa Câu 7 0,5 điểm ầm ĩ. Câu 8 B. Như thế nào? 1 điểm
  4. Bài văn nói lên sự yêu mến những nét đặc trưng của quê Câu 9 hương tác giả, một vùng quê yên bình, đơn sơ thông qua 1,5 điểm hình ảnh của cây đa. Một hình ảnh đặc trưng của miền quê Việt Nam .Hết