Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 Sách Cánh diều (Có đáp án)
18. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào
Thấy mẹ đi chợ về Hà nhanh nhảu hỏi:- Mẹ có mua quà cho con không
Mẹ trả lời:
- Có! Mẹ mua rất nhiều quà cho chị em con Thế con làm xong việc mẹ giao chưa
Hà buồn thiu:
- Con chưa làm xong mẹ ạ
19. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau:
- Sư tử hổ linh dương là những loài động vật hoang dã.
- Đến trường chúng em được học tập vui chơi thỏa thích.
- Mùa hè trời nóng như đổ lửa.
- Trong tháng này bạn Lan bạn Huệ bạn Hồng được cô giáo tuyên dương trước tập thể lớp vì có
sự tiến bộ vượt bậc trong học tập.
- Hôm qua tôi được mẹ lai tới trường.
20. Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng
1. Cặp từ nào dưới đây là từ cùng nghĩa
Chăm chỉ - giỏi giang
Chăm chỉ - siêng năng
Ngoan ngoãn – siêng năng
Thấy mẹ đi chợ về Hà nhanh nhảu hỏi:- Mẹ có mua quà cho con không
Mẹ trả lời:
- Có! Mẹ mua rất nhiều quà cho chị em con Thế con làm xong việc mẹ giao chưa
Hà buồn thiu:
- Con chưa làm xong mẹ ạ
19. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau:
- Sư tử hổ linh dương là những loài động vật hoang dã.
- Đến trường chúng em được học tập vui chơi thỏa thích.
- Mùa hè trời nóng như đổ lửa.
- Trong tháng này bạn Lan bạn Huệ bạn Hồng được cô giáo tuyên dương trước tập thể lớp vì có
sự tiến bộ vượt bậc trong học tập.
- Hôm qua tôi được mẹ lai tới trường.
20. Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng
1. Cặp từ nào dưới đây là từ cùng nghĩa
Chăm chỉ - giỏi giang
Chăm chỉ - siêng năng
Ngoan ngoãn – siêng năng
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 Sách Cánh diều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_2_sach_canh_dieu.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 Sách Cánh diều (Có đáp án)
- ĐỀ CƯƠNG TIẾNG VIỆT HỌC KÌ 2- Khối 2 NĂM HỌC 2021- 2022 A. ĐỌC - HIỂU Đề 1: Đọc thầm bài Bồ câu tung cánh (TV2 tập 2 tr 6).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn. Câu 1: Bồ câu được con người đưa về nuôi từ khi nào? a) Từ cách đây năm nghìn năm. b) Từ cách đây hai trăn năm. c) Từ cách đây mười năm. Câu 2: Chim bồ câu ấp trứng, nuôi con mới nở như thế nào? a. Bồ câu mẹ ấp trứng, nuôi con bằng mồi. b. Bồ câu bố mẹ thay phiên nhau ấp trứng. Khi chim non mới ra đời, bố mẹ không mớm mồ mà mớm sữa trong diều cho con. c. Bồ câu bố ấp trứng, cho chim non mới ra đời ăn lá cây non. Câu 3: Vì sao người ta dùng bồ câu để đưa thư ? a) Vì bồ câu rất thông minh, bay xa đến đâu cũng nhớ đường về. b) Vì bồ câu có khả năng bay cao, không bỏ nhiệm vụ c) Vì bồ câu trung thành, tận tụy, bay không biết mệt Đề 2: Đọc thầm bài Chim Sơn Ca và Bông cúc trắng (TV2 tập 2 tr 49).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn. Câu 1: Đoạn 1 giới thiệu những nhân vật nào của câu chuyện. a. Đám cỏ dại, cây hoa cúc trắng b. Chim sơn ca, bông cúc trắng c. Hai cậu bé. Câu 2: Vì sao tiếng hót của chim sơn ca trở nên buồn thảm? a. Vì chim sơn ca phải xa bạn. b. Vì chim sơn ca bị thương. c. Vì chim sơn ca đã bị nhốt trong lồng. Câu 3: Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện gì đau lòng? a) Sơn ca lìa đời, bông cúc tắm nắng mặt trời. b) Sơn ca lìa đời, bông cúc cũng héo lả đi vì thương sót.
- c) Sơn ca bị cầm tù, cúc bị cắt đi. Câu 4: Qua câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng, em hiểu điều gì? a. Các loài chim đều bị nhốt trong lồng, bông hoa bị cắt đi. b. Bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp c. Biết được thế giới thiên nhiên thật đẹp Đề 3: Đọc thầm bài Chiếc rễ đa tròn (TV2 tập 2 tr 33).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn. Câu 1: Khi thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bắc hồ nói gì với chú cần vụ? a. Cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp. b. Xới đất, vùi chiếc rễ xuống. c. Buộc nó tựa vào hai cái cọc. Câu 2: Về sau, chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa như thế nào? a. Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con thân thẳng. b. Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng lá tròn. c. Chiếc rễ đa trở thành một cây đa có vòm lá xum xuê. Câu 3: Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác Thích chơi trò chơi gì bên cây đa ấy? a. Thích chơi trò trốn tìm b. Thích chơi trò bán đồ hàng dưới gốc cây đa c. Thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Đề 4: Đọc thầm bài Chim rừng Tây Nguyên (TV2 tập 2 tr 42).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn. Câu 1 : Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của mặt hồ Y-rơ-pao? a. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. b. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ. c. Mặt nước hồ Y-rơ-pao chao mình rung động, trong xanh,xanh thêm, rộng ra mênh mông. Câu 2: Quanh hồ nước Y-rơ-pao có những loài chim nào? a. Chim sâu, chim vành khuyên và nhiều loài chim khác b. Chim đại bàng, chim thiên nga, chim kơ púc và nhiều loại chim khác. c. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ, chim chào mào.
- Câu 3: Những từ ngữ “ mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt”, “mỏ thanh mảnh”, “ hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo” được dùng miêu tả loài chim nào? a) Chim đại bàng b) Chim kơ púc. c) Chim sáo. Đề 5: Đọc thầm bài Động vật “ bế” con thế nào? (TV2 tập 2 tr 59).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn. Câu 1: Những con vật nào có cách tha con giống như cách tha mồi ? a. Mèo, hổ, báo, sư tử b. Chó, heo, trâu, khỉ c. Gấu, mèo, heo Câu 2: Những con vật nào “ cõng” hoặc “địu” con bằng lưng, bằng chiếc túi da ở bụng? a. Chuột túi, gấu túi, thiên nga b. Vịt, gà, ngan c. Chó, mèo, gà Câu 3: Những con vật nhỏ nào không được tha, “địu” hay “ cõng” mà phải tự đi theo mẹ? a. Thiên nga, mèo, gấu túi b. Ngựa con, hươu con, voi con, tê giác con c. Mèo con, gấu con, thiên nga Đề 6: Đọc thầm bài Mùa nước nổi (TV2 tập 2 tr 92).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn. Câu 1 : Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào? a. Vùng đồng bằng sông Hồng b. Vùng đồng bằng sông Cửu Long. c. Vùng đồng bằng sông Hương Câu 2 : Vì sao người ta gọi đó là mùa nước nổi ? a. Vì nước dâng lên hiền hòa. b. Vì nước lũ đổ về dữ dội.
- c. Vì mưa dầm dề. Câu 3: Trong câu : “ Rằm tháng bảy nước nhảy lên bờ” rằm tháng bảy là thời gian nào? a. Ngày 1 tháng 7 âm lịch b. Ngày 15 tháng 7 âm lịch c. Ngày 30 tháng 7 âm lịch Đề 7: Đọc thầm bài Rơm tháng mười (TV2 tập 2 tr 102 ).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn. Câu 1: Tác giả bài đọc viết về kỉ niệm gì? a. Những con đường rơm. b. Chiếc lều bằng rơm. c. Những mùa gặt tuổi thơ. Câu 2: Câu văn tả vẻ đẹp của nắng tháng Mười? a. Nhớ cái nắng hanh tháng Mười trong như hổ phách. b. Những con đường làng đầy rơm vàng óng. c. Bầu trời xanh. Câu 3: Trẻ con trong làng chơi những trò chơi gì trên những con đường sân, ngõ đầy rơm? a. Nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất. b. Ăn, ngủ cả đêm trên những con đường làng đầy rơm. c. Trẻ con không thích chơi với rơm Đề 8: Đọc thầm bài Con Rồng cháu Tiên (TV2 tập 2 tr 115 ).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn. Câu 1. Ở miền Lạc Việt có một vị thần tên là? a. Lạc Long Quân b. Thánh Gióng c. Thạch Sanh Câu 2: Bà Âu Cơ sinh con kì lạ như thế nào? a. Bà sinh ra một người con lớn nhanh như thổi. b. Bà sinh ra hàng chục người con lơn nhanh như thổi. c. Bà sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con lớn nhanh như thổi.
- Câu 3: Vị Vua đầu tiên lập ra nước ta là ai ? a. Hùng Vương b. Lê Hoàn c. Nguyễn Huệ Câu 4: Theo truyện này thì người Việt Nam ta là con cháu của ai? a. con cháu của Rồng Tiên. b. Con cháu của vua. c. Con cháu anh hùng. Đề 9: Đọc thầm bài Người làm đồ chơi (TV2 tập 2 tr 126 ).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn. Câu 1 : Bác Nhân làm nghề gì? a. Làm đồ chơi b. Buôn bán đồ chơi c. Làm ruộng Câu 2 :Bác Nhân làm đồ chơi bằng gì? a. Bằng bột màu b. Bằng nhựa c. Bằng đất sét Câu 3: Vì sao bác Nhân đinh chuyển về quê? a. Vì bác không thích ở thành phố. b. Vì dạo này bác không bán được hàng. c. Vì bác không thích làm đồ chơi bằng bột. Câu 4 : Bạn nhỏ đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng ? a. Bạn xin tiền bố mẹ, mua hết đồ chơi của bác. b. Bạn vận động các bạn nhỏ mua hết đồ chơi của bác. c. Bạn đập lợn đất lấy tiền, nhờ các bạn mua đồ chơi của bác. Đề 10: Đọc thầm bài Bóp náp quả cam (TV2 tập 2 tr 131).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn. Câu 1: Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? a. Giả cầu hòa xâm chiếm nước ta. b. Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
- c. Cho sứ giả làm nhiều điều ngang ngược. Câu 2 : Quốc Toản quyết gặp vua để nói gì? a. Để xin vua cho đánh, vì cho giặc mượn đường là mất nước. b. Để xin vua trừng trị sứ giả ngang ngược. c. Để xin vua cho đi đánh giặc. Câu 3 : Chi tiết Quốc Toản vô tình Bóp náp quả cam nói lên điều gì? a. Nói lên lòng căm giận quân giặc của Quốc Toản. b. Nói lên Quốc Toản buồn không được gặp vua. c. Nói lên Quốc Toản khỏe mạnh bóp nát được quả cam. Câu 4: Qua câu chuyện em hiểu gì về Trần Quốc Toản? a. Trần Quốc Toản là một thiếu niên yêu nước. b. Trần Quốc Toản là một người anh hùng. c. Trần Quốc Toản là một người lính quân đội. B. ĐỌC THÀNH TIẾNG 1. Đọc đoạn 2 và 3 Bài Bồ câu tung cánh trang 7 Câu hỏi: Vì sao người ta dùng bồ câu đưa thư? Trả lời: Vì bồ câu thông minh, bay xa đến đâu vẫn nhớ đường về . 2. Đọc đoạn 1 và 2 Bài Con chó nhà hàng xóm trang 14 Câu hỏi: Bạn của bé ở nhà là ai? Trả lời: Bạn của bé ở nhà là Cún Bông. 3. Đọc đoạn 3 và 4 Bài Tiếng vườn trang 22 Câu hỏi: Có những con nào bay đến vườn cây? Trả lời: Chim vành khuyên, ong, chào mào. 4. Đọc đoạn 1 và 2 Bài Chiếc rễ đa tròn trang 33, 34 Câu hỏi: Khi thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ nói gì với chú cần vụ? Trả lời: Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé. 5. Đọc Bài thơ Bờ tre đón khách trang 47 Câu hỏi: “ Khách” Đến bờ tre là những loài chim nào? Trả lời: Đàn cò bạch, bồ nông, chú bói cá,, bầy chim cu. 6. Đọc đọc đoạn 1,2 Bài hươu cao cổ trang 64 Câu hỏi: Hươu cao cổ cao như thế nào? Trả lời: Con hươu cao nhất cao gần 6 mét, có thể ngó được vào cửa sổ tầng hai của một ngôi nhà. 7. Đọc Đoạn 1,2, 3 Bài Chuyện bốn mùa trang 81 Câu hỏi: Câu chuyện có mấy nàng tiên? Trả lời: Có 4 nàng tiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông
- 8. Đọc Bài Thơ Buổi Trưa hè trang 84 Câu hỏi: Giữa buổi trưa hè, có thể nghe thấy âm thanh gì? Trả lời: Con tằm ăn dâu. 9. Đọc Đoạn 2 Bài Con kênh xanh xanh trang 110 Câu hỏi: Mùa hè, Đôi và Thu thường làm gì bên con lạch? Trả lời: Mùa hè, Đôi và Thu thường nằm trên võng ôn bài, đố vui. 10. Đọc Bài Thư Trung thu trang 118 Câu hỏi: Bác Hồ gửi bức thư cho ai ? Trả lời: Bác Hồ gửi bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. C. CHÍNH TẢ 1/ Nghe viết bài: Bồ câu tung cánh ( Từ Tổ tiên bố mẹ thay nhau ấp trứng) TV2 tập 2 Trang 6. 2/ Nghe viết bài : Cây xanh với con người ( Đoạn từ Con người cho sức khoẻ con người ) TV 2 tập 2 trang 25. 3/ Nghe viết bài Chiếc rễ đa tròn ( Đoạn từ Nhiều năm sau .hình tròn như thế) TV 2 tập 2 trang 34. 4/ Nghe viết bài Chim sơn ca và bông cúc trắng( Đoạn từ Sáng hôm sau đói khát ) TV 2 tập 2 trang 50. 5/ Nghe viết bài Cây đa quê hương ( Đoạn từ Chiều chiều yên lặng) TV2 tập 2 trang 75. 6/ Nghe viết bài Mùa nước nổi ( Đoạn từ Mùa này ngày khác) TV2 tập 2 trang 92. 7/ Nghe viết bài: Bé xem tranh ( đoạn từ đầu tiếng hò) TV2 tập 2 trang 99. 8/ Nghe viết bài Rơm tháng Mười ( đoạn từ Bọn trẻ .vật nhau) TV2 tập 2 trang 102. 9/ Nghe viết bài Đi tàu hoả ( đoạn từ Con tàu hoả .cái com pa) TV2 tập 2 trang 137. 10/ Nghe viết bài: Mùa xuân đến ( Đoạn từ Hoa mận đầy tiếng chim) Tv2 tập 2 trang 138. D. TẬP LÀM VĂN 1/ Viết 4-5 câu về một vật nuôi mà em yêu thích
- * Gợi ý: - Đó là con vật gì? - Đặc điểm con vật đó ? - Tình cảm của em đối với con vật đó như thế nào? 2/ Viết đoạn văn 4-5 câu nói về một loài hoa mà em thích. * Gợi ý: - Đó là loại hoa gì? - Hoa màu gì, được trồng ở đâu? - Tình cảm của em đối với loại hoa đó như thế nào? 3/ Viết đoạn văn 4-5 câu nói về một mùa em yêu thích * Gợi ý: - Mùa em thích đó là mùa nào ( Mùa xuân, hạ, thu đông)? - Mùa đó có gì đặc biệt ? - Em thích làm gì trong mùa đó? 4/ Viết đoạ văn 4-5 câu về một đồ chơi em yêu thích * Gợi ý: - Đó là đồ chơi gì?( gấu bông, búp bê, siêu nhân .) - Đặc điểm đồ chơi đó đó ? - Tình cảm của em đối với đồ chơi đó như thế nào? 5/ Viết đoạ văn 4-5 câu giới thiệu nơi em ở. * Gợi ý: - Nơi em ở đâu ? ( tổ, ấp mấy, xã, huyện nào?) - Cảnh vật nơi em ở như thế nào? ( nhà cửa, cây cối, đường sá ). - Tình cảm của em như thế nào đối với nơi ở của em? E. LUYỆN TỪ VÀ CÂU I/ NHẬN BIẾT 1/ Trắc nghiệm
- Câu 1: Bộ phận trả lời câu hỏi Thế nào? trong câu : Vết thương của Bé khá nặng. Đó là: a/ Vết thương của Bé. b/ khá nặng c/ Bé khá nặng Câu 2: Những từ ngữ có thể dùng để đặt câu hỏi thay thế cho khi nào? a/ bao giờ, mùa xuân b/ bao giờ, tháng mấy? c/ tháng hai, hôm qua. Câu 3: Bộ phận nào trong câu sau trả lời cho câu hỏi Ở đâu? Rau xum xuê trên nương bãi. a/ Rau xum xuê. b/ trên nương bãi. c/ xum xuê trên nương bãi. Câu 4: Bộ phận nào trong câu sau trả lời chô câu hỏi Để làm gì? Chiếc cặp này để em đựng sách vở. a/ Chiếc cặp b/ Chiêc cặp này để em. c/ để em đựng sách vở. Câu 5: Các từ ngữ sau: Tắm, ăn, chạy, đi, câu cá, bơi, khóc. thuộc nhóm từ chỉ : a/ Từ ngữ chỉ sự vật b/ Từ ngữ chỉ đặc điểm c/ Từ ngữ chỉ hoạt động. Câu 6: Dấu chấm hỏi được đặt sau câu: a/ Câu kể b/ Câu hỏi. c/ Câu cảm. Câu 7 :Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Chú bói cá đỗ trên cành tre.
- a/ thế nào? b/ ở đâu? c/ làm gì? Câu 8: Các từ ngữ sau: tre, cặp, bàn, sách, bò là từ chỉ: a/ Sự vật b/ Đặc điểm c/Từ chỉ hoạt động. Câu 9: Các từ ngữ sau: đen, đẹp,xanh, hồng, sáng rực là từ chỉ: a/ Sự vật b/ Đặc điểm c/Từ chỉ hoạt động. Câu 10: Câu : Em là học học sinh lớp Hai. Thuộc mẫu câu: a/ Ai thế nào? b/ Ai làm gì? c/ Ai là là gì? *TỰ LUẬN Câu 1: Gạch chân bộ phận làm gì? trong các câu sau: a) Cô giáo ôm Chi vào lòng. b) Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo. Câu 2: Viết tiếp các câu theo mẫu Ai làm gì? a) Mẹ . b) Chị . Câu 3: Đặt một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? . Câu 4: Em đặt dấu phẩy cho phù hợp trong câu sau: Lúa ngô khoai sắn nuôi sống ta. ( Lúa, ngô, khoai, sắn nuôi sống ta.) Câu 5: Xếp các từ sau vào nhóm thích hợp: Ăn, chạy, xanh rờn, đỏ, đọc sách, viết bài, cao.
- a/ Từ chỉ hoạt động: b/ Từ chỉ đặc điểm: . Câu 6: Đặt một câu theo mẫu câu Ai thế nào? Câu 7: Đặt một câu có từ mong hoặc từ hãy để nói lời đề nghị của em với người khác. Câu 8: Kể tên một số nghề nghiệp mà em biết: . Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: Nhà vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng. Câu 10: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: Trâu nằm nghỉ dưới bóng tre . II THÔNG HIỂU 1/ Trắc nghiệm: Câu 1: Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai thế nào? a/ Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ. b/ Cò là học sinh giỏi nhất lớp. c/ Cò đọc sách trên ngọn tre Câu 2: . Bộ phận in đậm trong câu “Thỏ con ra khỏi hang để kiếm cái ăn.” trả lời cho câu hỏi nào? a/ . Là gì? b/. Làm gì? c/. Thế nào? Câu 3: Câu “Quả măng cụt tròn như quả cam” trả lời cho câu hỏi: a. Là gì?. b.Làm gì?. c . thế nào?. Câu 4: Dòng nào gồm các từ chỉ hoạt động
- a/ Tươi, đẹp, hồng, khôn, trung thực. b/ Thầy, bạn, nông dân, công nhân, bác sĩ. c/ Cười, chơi, đọc, dọn dẹp, luyện tập. Câu 5: Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai làm gì ? a/ Thầy giáo lớp em là giáo viên giàu kinh nghiệm. b/ Bài dạy của thầy rất sinh động. c/ Trong giờ học, thầy thường tổ chức các hoạt động Câu 6: Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai thế nào? a/ Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ. b/ Cò là học sinh giỏi nhất lớp. c/ Cò đọc sách trên ngọn tre Câu 7: Dòng ghi đúng bộ phận câu trả lời câu hỏi là gì? trong câu: “Thiếu nhi là măng non của đất nước” a/. là măng non của đất nước b/. măng non của đất nước c/. là măng non Câu 8: Dòng nào gồm các từ chỉ đặc điểm a/ Tươi, đẹp, hồng, khôn, trung thực. b/ Thầy, bạn, nông dân, công nhân, bác sĩ. c/ Cười, chơi, đọc, dọn dẹp, luyện tập. Câu 9: Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? “ Bên bờ tre, bác bồ nông đứng im như tượng đá.” a/ Thế nào? b/ Là gì? c/ Ở đâu? Câu 10: Chọn dấu câu phù hợp điền vào câu sau: “ Sáng nay , lớp em đi lao động.” a/ Dấu chấm hỏi
- b/ Dấu chấm c/Dấu chấm than 2/ Tự luận Câu 1: Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” a / Sinh nhật Lan vào ngày 7 tháng b/ Hoa cúc nở rộ khi mùa thu đến. Câu 2: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a/ Ông tôi tỉa lá tưới nước cho cây hoa hồng . b/ Anh Hoàng luôn nhường nhịn chiều chuộng bé Hà . Câu 3: . Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm. Trường học của em rất sạch đẹp . Câu 4: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau: a/ Bạn ấy học giỏi hát hay và rất chăm chỉ. b/ Gia đình em gồm có ông bà bố mẹ em và em trai. Câu 5: Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? Để nói về buổi trưa hè. . Câu 6: Tìm bộ phận trả lời cho cauu hỏi Thế nào? Trong câu: “Nước dâng lên cuồn cuộn.” . Câu 7: Đặt một câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú của em trước một cảnh đẹp M: Ôi, cảnh ở đây tuyệt quá! Câu 8: Ghép đúng ( dùng bút để nối)
- a / khoẻ như 1/ voi c/ nhanh như 2/ rùa d/ chậm như 3/ sóc e/ hiền như 4/ nai Câu 9: Đặt một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? Câu 10:Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp: Chim chào mào, bay lượn, hoa, quả xoài, vẫy, mầm non. a. Từ ngữ chỉ sự vật: b. Từ ngữ chỉ hoạt động: . III. Vận dụng 1.Trắc nghiệm: Câu 1: Bộ phận in đậm trong câu “ Trưa ấy, Hà đến gặp thầy hiệu trưởng.” Trả lời cho câu hỏi nào? a. Ở đâu? b. Khi nào? c. Vì sao? Câu 2: Câu” Con chim xanh biếc, toàn thân óng ánh.” Được viết theo kiểu câu nào? a. Ai(con gì, cái gì) làm gì? b. Ai (con gì, cái gì) là gì? c. Ai (con gì, cái gì) thế nào? Câu 3: Câu “Hoa hồng thật rực rỡ” Được viết theo kiểu câu nào? a. Ai(con gì, cái gì) làm gì? b. Ai (con gì, cái gì) là gì? c. Ai (con gì, cái gì) thế nào? Câu 4: Bộ phần nào trong câu “ Tết Trung thu, Bác càng nhớ các cháu thiếu niên, nhi đồng.” trả lời câu hỏi “ Khi nào ?” ? a. nhớ
- b. Tết Trung thu c. thiếu niên, nhi đồng 2. Tự Luận: Câu 1: Đặt 1 câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì?” Câu 2: Dựa vào các từ ngữ chỉ dụng cụ hoặc hoặt động, tìm tên của nghề: a. Bào, cưa, đục, thước thợ, búa, kìm: . b. Giảng bài, soạn giáo án, chấm điểm: c. Tai nghe, dao mổ, kim tiêm: Câu 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm sau: Nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.