Bộ 4 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phổ An (Có đáp án)

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ.
Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?
Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên gia
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!
Kìa trống đang gọi:
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Vào năm học mới
Giọng vang tưng bừng.
(Thanh Hào)Từ ngữ: Ngẫm nghĩ: nghĩ đi nghĩ lại kĩ càng.
Câu 1: Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?
Câu 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối bảo hiệu điều gì?
pdf 14 trang Đình Khải 06/02/2024 3100
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 4 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phổ An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_4_de_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Bộ 4 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phổ An (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH PHỔ AN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 2 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 60 phút) ĐỀ SỐ 1 A. ĐỌC I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi : CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM Cái trống trường em Mùa hè cũng ngh ỉ Suốt ba tháng liền Trống nằm ngẫm nghĩ . Buồn không hả trống Trong những ngày hè Bọn mình đi vắng Ch ỉ còn tiếng ve? Cái trống lặng im Nghiêng đầu trên gia Chắc thấy chúng em Nó mừng vui quá ! Kìa trống đang gọi : Tùng! Tùng! Tùng! Tùng ! Vào năm học mớ i Giọng vang tưng bừng . (Thanh Hào)
  2. Từ ngữ: Ngẫm nghĩ: nghĩ đi nghĩ lại kĩ càng. Câu 1: Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè? Câu 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối bảo hiệu điều gì? II. Đọc - hiểu Xe lu và xe ca Xe lu và xe ca là đôi bạn thân. Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau. Thấy xe lu đi chậm, xe ca chế giễu: - Cậu đi chậm như rùa ấy! Xem tớ đây này! Nói rồi, xe ca phóng vụt lên, bỏ xe lu ở tít đằng sau. Xe ca tưởng mình thế là giỏi lắm. Tới một quãng đường bị hỏng, xe ca phải đỗ lại vì lầy lội quá. Bấy giờ xe lu mới tiến lên. Khi đám đá hộc và đá cuội ngổn ngang đổ xuống, xe lu liền lăn qua lăn lại cho phẳng lì. Nhờ vậy mà xe ca mới tiếp tục lên đường. Từ đấy, xe ca không chế giễu xe lu nữa. Xe ca đã hiểu rằng: công việc của xe lu là như vậy. (Phong Thu) Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Thấy xe lu đi chậm, xe ca đã làm gì? A. Dừng lại, đợi xe lu cùng đi. B. Chế giễu xe lu chậm như rùa rồi phóng vụt lên, bỏ xe lu đằng sau. C. Quay lại hỏi chuyện gì đã xảy ra với xe lu. 2. Tới quãng đường bị hỏng, chuyện gì đã xảy ra với xe ca? A. Vì cố vượt qua, xe ca đã bị gãy bánh. B. Xe ca phải đỗ lại vì đường lầy lội quá. C. Xe ca bị ngã, lăn kềnh giữa đường. 3. Nhờ đâu xe ca có thể tiếp tục lên đường? A. Nhờ xe lu đã lăn cho đám đá cuội và đá hộc phẳng lì. B. Xe ca kê một tấm ván rồi tự mình đi qua. C. Nhờ các bác công nhân dọn đường cho sạch. 4. Cuối cùng xe ca đã hiểu ra điều gì
  3. A. Xe lu chậm chạp và cẩn thận. B. Không nên đi vào quãng đường lầy lội. C. Không nên xem thường người khác, mỗi người đều có điểm mạnh khác nhau. B. VIẾT I. Chính tả: Nghe - viết Cái trống trường em II. Lập làm văn Viết về một tiết học em yêu thích. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. ĐỌC I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: Câu 1: Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè? - Bạn học sinh đã kể về trống trường trong những ngày hè là: Ngày hè, học sinh được nghỉ học. Trường học chỉ còn trống và tiếng ve. Trống nằm ngẫm nghĩ suốt ba tháng liền. Câu 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối bảo hiệu điều gì? - Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu một năm học mới đến. II. Đọc hiểu 1. B 2. B 3. A 4. C B. VIẾT I. Chính tả: Nghe – viết Cái trống trường em - Viết đúng chuẩn Tiếng Việt. II. Tập làm văn: Viết về một tiết học em yêu thích
  4. Bài viết tham khảo: Trong các tiết học, em thích nhất là được học tiết tự nhiên và xã hội. Một tuần, chúng em có một tiết học vào thứ năm. Cô giáo của lớp em là cô Loan. Trong giờ học, em được tìm hiểu những kiến thức về khoa học, xã hội. Mỗi tiết học diễn ra rất sôi nổi. Em đã học được nhiều bài học bổ ích. ĐỀ SỐ 2 A. ĐỌC I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: Sân trường em Trong lớp, chiếc bảng đen Đang mơ về phấn trắng Chỉ có tiếng lá cây Thì thầm cùng bóng nắng. Nhưng chỉ sớm mai thôi Ngày tựu trường sẽ đến Sân trường lại ngập tràn Những niềm vui xao xuyến. Gặp thầy cô quý mến Gặp bạn bè thân yêu Có bao nhiêu, bao nhiêu Là những điều muốn nói. Tiếng trống trường mời gọi Thầy cô đang mong chờ Chúng em vào lớp mới Sân trường thành trang thơ BÙI HOÀNG TÁM Câu 1: Những chi tiết nào tả sân trường, lớp học vắng lặng trong những ngày hè? Câu 2: Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác như thế nào trong ngày tựu trường? II. Đọc hiểu
  5. Bài học đầu tiên của Gấu con Chủ nhật, Gấu con xin mẹ ra đường chơi. Gấu mẹ dặn: - Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ơn. Gấu con mải nghe Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và nói cảm ơn làm Sóc rất ngạc nhiên. Mải nhìn Khỉ mẹ ngồi chải lông nên Gấu con bị rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu to: - Cứu tôi với! Bác Voi ở đâu đi tới liền đưa vòi xuống hố, nhấc bổng Gấu con lên. Gấu con luôn miệng: - Cháu xin lỗi bác Voi! Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải: - Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm đổ nấm của bạn Sóc, con phải xin lỗi. Còn khi bác Voi cứu con, con phải cảm ơn. (Theo Lê Bạch Tuyết) 1. Trước khi Gấu con đi chơi, Gấu mẹ đã dặn điều gì? A. Nếu làm sai hoặc được ai giúp đỡ, con phải xin lỗi. B. Nếu làm sai điều gì phải cảm ơn, được ai giúp đỡ phải xin lỗi. C. Nếu làm sai điều gì phải xin lỗi, được ai giúp đỡ phải cảm ơn. 2. Vì sao Sóc lại ngạc nhiên khi Gấu con nói lời cảm ơn? A. Vì Sóc thấy Gấu con lễ phép quá. B. Vì Gấu con va vào Sóc mà lại nói cảm ơn. C. Vì Gấu con biết nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc. 3. Vì sao Gấu mẹ lại bảo Gấu con phải nói lời cảm ơn bác Voi chứ không phải nói lời xin lỗi? A. Vì bác Voi không thích nghe những lời xin lỗi. B. Vì bác Voi luôn muốn người khác phải nói lời cảm ơn mình. C. Vì Gấu con được bác Voi giúp đỡ chứ Gấu con không làm gì sai. 4. Qua bài học của Gấu con, khi một bạn giúp em, em sẽ nói: Còn khi em mắc lỗi với bạn, em sẽ nói:
  6. 5. Khoanh trong từ viết sai chính tả trong mỗi dòng sau: A. Giấu giếm, yêu dấu, dấu vết, buồn dầu B. Giải thưởng, giàn hàng, giàn mướp, dục giã C. Vầng trán, ngẩng ngơ, nâng niu, ngẩng đầu B. VIẾT I. Chính tả: Nghe – viết Sân trường em II. Tập làm văn: Viết về một ngày đi học của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 A. ĐỌC I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: Câu 1: Những chi tiết nào tả sân trường, lớp học vắng lặng trong những ngày hè? - Lớp học: chiếc bảng đen mơ về phấn trắng. - Sân trường: lá cây thì thầm cùng bóng nắng Câu 2. Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác như thế nào trong ngày tựu trường? Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác trong ngày tựu trường: “sân trường lại ngập tràn những niềm vui xao xuyến.” II. Đọc hiểu 1. C 2. B 3. C 4. Gợi ý: Cám ơn bạn đã giúp tớ! Tớ xin lỗi vì va phải bạn! Tớ không cố ý!
  7. 5. A. Buồn dầu B. Dục giã C. Ngẩng ngơ B. VIẾT I. Chính tả: Nghe – viết: Sân trường em - Viết đúng chuẩn Tiếng Việt. II. Tập làm văn: Viết về một ngày đi học của em. Bài viết tham khảo: Hôm nay là thứ sáu. Em thức dậy từ sáu giờ. Sau đó, em đánh răng rửa mặt, ăn sáng. Đúng bảy giờ, ông nội đưa em đến trường. Hôm nay, lớp em sẽ học môn Toán, Thể dục, Hoạt động trải nghiệm. Buổi trưa, em ăn cơm ở trường. Chúng em được nghỉ ngơi khoảng một tiếng đồng hồ. Sau đó, buổi chiều lại tiếp tục học bài. Năm giờ ba mươi phút chiều sẽ kết thúc buổi học. Một ngày đi học của em rất vui vẻ, thú vị. ĐỀ SỐ 3 A. ĐỌC I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: Một tiết học vui 1. Thấy thầy giáo xách giỏ trái cây vào lớp, chúng tôi rất ngạc nhiên: Thầy mang trái cây đến lớp làm gì nhỉ? Thầy mỉm cười: - Thầy muốn các em quan sát những trái cây này để viết đoạn văn tả một loại trái cây mà mình yêu thích. 2. Chúng tôi chuyền tay nhau, vuốt ve, ngắm nghía và ngửi những trái táo, lê, chuối, xoài, quýt, mà thầy đưa cho. - Bây giờ, các em hãy nếm thử trái cây và cảm nhận vị thơm ngon của chúng! Các em cho thầy biết mình thích ăn loại trái nào nhất và tại sao mình thích loại trái đó nhé! 3. Chúng tôi cùng nhau ăn trái cây rồi nói cảm nhận của mình. Thầy vui vẻ nói: - Mỗi loại trái cây có hình dáng, màu sắc và hương vị riêng. Các em hãy nhớ lại những điều đã quan sát và tả loại trái cây mà mình thích nhất! Đừng quên so sánh với loại trái cây khác nhé! Tôi vừa viết vừa nghĩ: Hoá ra phải quan sát thì mới tả đúng và hay được. Tiết học vui quá!
  8. Theo sách Câu chuyện nhỏ, bài học lớn Câu 1: Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để làm gì? Câu 2: Các bạn học sinh đã làm gì với giỏ trái cây đó? II. Đọc hiểu Chùm hoa giẻ Bờ cây chen chúc lá Chùm giẻ treo nơi nào? Gió về đưa hương lạ Cứ thơm hoài, xôn xao! Bạn trai vin cành hái Bạn gái lượm đầy tay Bạn trai, túi áo đầy Bạn gái, cài sau nón. Chùm này hoa vàng rộm Rủ nhau dành tặng cô Lớp học chưa đến giờ Đã thơm bàn cô giáo. Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Dòng nào nêu đúng nghĩa câu thơ “Gió về đưa hương lạ”? A. Luồng gió lạ đem mùi hương đến. B. Gió về đem đến mùi hương thơm một cách lạ lùng. C. Gió về đem đến một mùi hương lạ, không quen. 2. Những từ ngữ nào được dùng để tả mùi hương đặc biệt của hoa giẻ? a. Chen chúc b. Hương (thơm) lạ
  9. c. Ngào ngạt d. Thơm hoài e. Xôn xao f. Sực nức 3. Những từ “bạn trai, bạn gái” được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm diễn tả điều gì? A. Hoa giẻ ít nên các bạn giành nhau hái. B. Các bạn tíu tít hái hoa giẻ một cách rất thích thú, vui vẻ. C. Các bạn trêu đùa nhau khi hái hoa giẻ. 4. Chùm hoa giẻ vàng rộm được các bạn nhỏ dành tặng cô giáo cho thấy điều gì? A. Các bạn rất kính trọng và biết ơn cô giáo. B. Hoa giẻ có màu vàng rộm sẽ thơm. C. Hoa giẻ là loài hoa dành riêng để tặng thầy, cô giáo. 5. Khoanh tròn vào từ viết đúng chính tả. A. Bàn tai/bàn tay B. Bạn trai/bạn tray C. Nhà mái/nhà máy 6. Dòng nào nêu đúng bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Cái gì? trong câu sau: Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ là một mùi hương rất quyến rũ. A. Mùi hương B. Mùi hương đặc biệt C. Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ B. VIẾT I. Chính tả: Nghe – viết Chùm hoa giẻ II. Tập làm văn: Viết về ông bà thân yêu của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
  10. A. ĐỌC I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: Câu 1: Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để làm gì? - Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để học sinh quan sát rồi viết đoạn văn tả loại trái cây mà mình yêu thích. Câu 2: Các bạn học sinh đã làm gì với giỏ trái cây đó? - Các bạn chuyển tay nhau, vuốt ve, ngắm nghía và ngửi trái cây trong giỏ. Sau đó các bạn còn nếm thử và cảm nhận hương vị của chúng. II. Đọc hiểu 1. B 2. B, D, E 4. A 5. a. Bàn tay b. Bạn trai c. Nhà máy 6. C B. VIẾT I. Chính tả: Nghe – viết Chùm hoa giẻ II. Tập làm văn: Viết về ông bà thân yêu của em Bài làm tham khảo: Ông nội của em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông là kĩ sư chăn nuôi của Sở nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Da mồi, tóc bạc phơ, ông đeo kính khi đọc sách báo. Ông thích uống trà vào buổi sáng. Bạn của ông là các cụ cán bộ trong huyện đã về hưu. Bà con anh em rất kính trọng ông, gọi ông là cụ Điền. Ông vui vẻ và hiền hậu. Các cháu nội, ngoại đều được ông yêu quý, săn sóc việc học hành. ĐỀ SỐ 4 A. ĐỌC I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
  11. Chơi bán hàng Bé Hương và bé Thảo Rủ nhau chơi bán hàng Hương có củ khoai lang Nào, Thảo mua đi nhé. Thảo cười như nắc nẻ Nhặt một chiếc lá rơi Tớ trả đủ tiền rồi Được mang về nhà chứ? Rồi Thảo bẻ hai nửa Mời người bán ăn chung Vị bùi khoai đất bãi Thơm ngọt ngào chiều đông. NGUYỄN VĂN THẮNG - Cười như nắc nẻ: cười giòn, liên tục. - Bùi: có vị ngon, hơi béo. - Bãi: khoảng đất bồi ở ven sông, ven biển hoặc nổi lên giữa dòng nước lớn. Câu 1: Đọc khổ thơ 1 và cho biết: a. Hương và Thảo chơi trò gì? b. Hàng để hai bạn mua bán là gì? c. Ai là người bán? Ai là người mua? Câu 2: Bạn Thảo mua khoai bằng gì? II. Đọc hiểu Bé và chim chích bông Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài. Rồi trời ấm dần. Phải rồi, khi chim sâu ra ăn đàn, thế là trời nắng ấm.
  12. Chim sâu nhiều thế. Nó bay tràn ra vườn cải. Cả đàn ùa xuống, líu ríu trên những luống rau trồng muộn. Bé hỏi: - Chích bông ơi, chích bông làm gì thế? Chim trả lời: - Chúng em bắt sâu. Chim hỏi lại Bé: - Chị Bé làm gì thế? Bé ngẩn ra rồi nói: - À Bé học bài. (Tô Hoài) Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Bé dậy sớm để làm gì? A. Bé dậy sớm để học bài. B. Bé dậy sớm để tập thể dục. C. Bé dậy sớm để chăm sóc vườn rau. 2. Câu nào nêu sự quyết tâm, cố gắng dậy sớm của Bé? A. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. B. Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. C. Bé từ từ ngồi dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. 3. Chim sâu xuống vườn cải để làm gì? A. Chim sâu đến vườn cải để dạo chơi. B. Chim sâu đến vườn cải để bắt sâu. C. Chim sâu đến vườn cải để trò chuyện với Bé. 4. Theo em trong bài Bé và chim chích bông, ai đáng khen? Vì sao đáng khen? 5. Sắp xếp các từ trong mỗi dòng sau thành hai câu khác nhau: A. Bé/ quý/ chích bông/ rất. B. Chăm chỉ/ đều/ và/ chích bông/ Bé.
  13. B. VIẾT I. Chính tả: Nghe – viết: Chơi bán hàng II. Tập làm văn: Viết về một lần mắc lỗi HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 A. ĐỌC I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi Câu 1: Đọc khổ thơ 1 và cho biết: a. Hương và Thảo chơi trò bán hàng. b. Hàng để hai bạn mua bán là củ khoai lang. c. Hương là người bán, Thảo là người mua. Câu 2: - Bạn Thảo mua khoai lang bằng một chiếc lá rơi. II. Đọc – hiểu 1. a 2. b 3. b 4. Tự trả lời 5. a. Bé rất quý chích bông. Chích bông rất quý Bé. b. Bé và chích bông đều chăm chỉ. Chích bông và Bé đều chăm chỉ.
  14. B. VIẾT I. Chính tả: Nghe – viết: Chơi bán hàng II. Tập làm văn: Viết về một lần mắc lỗi Bài làm tham khảo: Chiều hôm qua, lúc tan học, bố đã đến đón em muộn mọi ngày. Điều đó làm em rất khó chịu, nên khi bố đến, em đã không chào và ôm lấy bố như mọi ngày. Trên đường về, nhìn mồ hôi trên lưng áo của bố, em đã rất hối hận vì hành động thiếu lễ phép lúc nãy của mình. Thế là, em liền vòng tay ôm lấy lưng bố, và nói lời xin lỗi, mong được bố tha thứ. Nghe vậy, bố đã mỉm cười và cầm lấy tay của em, rồi hai cha con vui vẻ trở về nhà.