Bộ 4 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Võ Trường Toản (Có đáp án)

Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu
Ông tôi là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay
ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh như gió, tới mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ
những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.
(Theo Trần Nhuận Minh)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1. Đoạn văn trên kể về người thân nào của tôi?
A. Bà
B. Chú
C. Ông
2. Ông của tôi làm nghề gì?
A. Thợ gò hàn
B. Thợ may
C. Thợ làm bánh
3. Dụng cụ chính khi ông làm việc là gì?
A. Cái kim
B. Cái búa
C. Cái kéo
pdf 12 trang Đình Khải 06/02/2024 760
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 4 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Võ Trường Toản (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_4_de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Bộ 4 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Võ Trường Toản (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH VÕ TRƯỜNG TOẢN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 2 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 45 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu Ông tôi là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh như gió, tới mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi. (Theo Trần Nhuận Minh) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 1. Đoạn văn trên kể về người thân nào của tôi? A. Bà B. Chú C. Ông 2. Ông của tôi làm nghề gì? A. Thợ gò hàn B. Thợ may C. Thợ làm bánh 3. Dụng cụ chính khi ông làm việc là gì? A. Cái kim B. Cái búa C. Cái kéo 4. Từ hoa trong Chiếc búa trong tay ông hoa lên có thể thay bằng từ nào sau đây: A. quẳng B. giơ
  2. C. vứt 5. Trong bài có bao nhiêu câu được viết theo kiểu Ai là gì?, chỉ rõ câu văn đó. A. 1 câu B. 2 câu C. 3 câu Phần 2. Kiểm tra viết Câu 1. Chính tả: Nghe - viết Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Câu 2. Tập làm văn Viết đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu kể về anh chị hoặc em của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Kiểm tra đọc hiểu 1. C 2. A 3. B 4. B 5. B (ông tôi là thợ gò hàn vào loại giỏi; ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi) II. Kiểm tra viết Câu 1. Yêu cầu: Tốc độ viết ổn định, không quá chậm Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét Trình bày sạch sẽ, gọn gàng Câu 2.
  3. Gợi ý dàn bài chi tiết: Anh/chị/em của em có tên là gì? Là nam hay nữ? Anh/chị/em của em năm nay bao nhiêu tuổi? Đang ở nhà hay đi học, hay đã đi làm? Anh/chị/em của em có tính cách như thế nào? Có mối quan hệ như thế nào với mọi người. Tình cảm của em dành cho người anh/chị/em của mình. ĐỀ SỐ 2 Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu Cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy đấu tranh. Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo đến đàn áp, nhưng không hiệu quả. Đến lần thứ ba, quân triều đình tấn công từ dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân hi sinh khi đang chiến đấu. Cuộc khởi nghĩa cũng vì thế mà bị dập tắt. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Nông Văn Vân là tù trưởng của dân tộc nào? A. Dân tộc Tày B. Dân tộc Chăm C. Dân tộc Kinh 2. Vì sao Nông Văn Vân lại quyết định đứng lên đấu tranh? A. Vì Nông Văn Vân tham lam, muốn có thêm nhiều vàng bạc, châu báu B. Vì Nông Văn Vân không thể chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn C. Vì Nông Văn Vân có tham vọng trở thành người đứng đầu đất nước 3. Cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân không lan rộng ra đến đâu? A. Khắp vùng rừng núi Việt Bắc B. Một số làng người Mường, người Việt ở trung du C. Một số làng người Mường, người Việt ở ven biển 4. Phải sau bao nhiêu lần tấn công, nhà Nguyễn mới đàn áp được nghĩa quân?
  4. A. 2 lần B. 3 lần C. 4 lần Phần 2. Kiểm tra viết Câu 1. Chính tả 1. Nghe - viết Đêm đã khuya. Bôn bề yên tĩnh. Ve đã lặng yên vì mỏi mệt và gió cũng thôi trò chuyện cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra tiếng võng kẽo kẹt, tiếng mẹ ru em ngủ. 2. Bài tập a. Điền s hoặc x vào chỗ trống Chim ẻ đậu ở trước sân. Mổ từng hạt thóc. Bỗng, e chú Năm chạy vào. ẻ giật minh. Vội bay vút lên cao a tít. b. Gạch chân dưới từ viết đúng chính tả Mùa xuân, (trăm/chăm) hoa đua nhau khoe sắc. Trước nhà em, có một con (cênh/kênh) lớn chảy ngang qua. Câu 2. Luyện từ và câu a. Đặt 2 câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì? Cam là loại quả em thích nhất. Câu 1: Câu 2: b. Tìm 5 từ chỉ đồ vật trong lớp học. Chọn 1 trong các từ em vừa tìm được để đặt câu. Câu 3. Tập làm văn Viết đoạn văn 4 đến 5 câu nói về giáo viên chủ nhiệm của em hồi lớp 1. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Kiểm tra đọc hiểu
  5. 1. A 2. B 3. C 4. B B. Kiểm tra viết Câu 1. Chính tả 1. Nghe - viết - Yêu cầu: Tốc độ viết ổn định, không quá chậm Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét Trình bày sạch sẽ, gọn gàng 2. Bài tập a. Chim sẻ đậu ở trước sân. Mổ từng hạt thóc. Bỗng, xe chú Năm chạy vào. Sẻ giật minh. Vội bay vút lên cao xa tít. b. - Mùa xuân, (trăm/chăm) hoa đua nhau khoe sắc. - Trước nhà em, có một con (cênh/kênh) lớn chảy ngang qua. Câu 2. Luyện từ và câu 1. Gợi ý: Tiếng Việt là môn học em yêu thích nhất. Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm. Cô Lan là cô giáo mà em yêu quý nhất ở trường. 2. - Các từ ngữ chỉ đồ vật trong lớp học: bảng, phấn, bàn ghế, bút thước, sách vở, giấy thi - Gợi ý đặt câu: Trên bàn học, sách vở đã được em sắp xếp gọn gàng.
  6. Ngày hôm nay, đến lượt bạn Nam lên lau bảng sau giờ học. Cô giáo khen cả lớp hôm nay đã chuẩn bị sách vở rất đầy đủ. Mỗi khi cô biết bảng, bụi phấn lại bay bay, vương lên mái tóc cô. Câu 3. Tập làm văn Gợi ý dàn bài chi tiết: Giáo viên chủ nhiệm lớp 1 của em là nam hay nữ? Tên là gì? Tình cảm, thái độ của giáo viên đó dành cho học sinh của mình (thể hiện qua các hành động, cảm xúc lúc giảng dạy). Em nhớ nhất điều gì ở giáo viên chủ nhiệm ấy sau khi lên lớp 2. Tình cảm của em dành cho giáo viên chủ nhiệm lớp 1. ĐỀ SỐ 3 Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ. (Trích Khi mẹ vắng nhà - Trần Đăng Khoa) Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 1. Cụm từ Khi mẹ vắng nhà được lặp lại bao nhiêu lần trong bài thơ trên? A. 4 lần B. 5 lần
  7. C. 6 lần 2. Mẹ trở về nhà vào bao nhiêu lần trong ngày? A. 4 lần B. 5 lần C. 6 lần 3. Câu nào sau đây được viết theo kiểu câu Ai là gì? A. Bạn nhỏ rất ngoan ngoãn. B. Bạn nhỏ là đứa con ngoan C. Bạn nhỏ làm việc rất ngoan 4. Từ giã gạo là từ chỉ: A. Hành động B. Đặc điểm C. Sự vật Câu 2. Em thấy bạn nhỏ trong bài thơ là một người con như thế nào? Câu 3. Hằng ngày ở nhà, em đã từng làm những việc gì giúp mẹ? Em hãy kể tên các việc đó. Phần II. Kiểm tra viết Câu 1. Chính tả: Nghe - viết Áo mẹ mưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc Mẹ ngày đêm khó nhọc Con chưa ngoan, chưa ngoan! Câu 2. Tập làm văn Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) giới thiệu về ngôi trường của mình. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. Kiểm tra đọc hiểu Câu 1.
  8. 1. B 2. B 3. B 4. A Câu 2. Gợi ý: Bạn nhỏ trong bài thơ rất ngoan ngoãn và chăm chỉ khi làm giúp mẹ rất nhiều công việc nhà. Bạn ấy cũng rất giỏi khi có thể hoàn thành mọi việc một cách xuất sắc Câu 3. HS tự kể theo những việc mình đã làm được. II. Kiểm tra viết Câu 1. Yêu cầu: Tốc độ viết ổn định, không quá chậm Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét Trình bày sạch sẽ, gọn gàng Câu 2. Gợi ý dàn bài chi tiết: Ngôi trường em học có tên là gì? Ngôi trường em học có địa chỉ là gì ? (không bắt buộc phải là địa chỉ cụ thể, cí thể kể chung như: cuối con đường XXX, trên một ngọn đồi nhỏ, ở giữa làng ) Trường em có rộng không? Được xây lâu đời chưa? Có nhiều thiết bị tiện nghi không? Trường có nhiều hoạt động thú vị không? Tình cảm của em dành cho ngôi trường. ĐỀ SỐ 4 Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu Em hãy đọc thầm bài thơ sau và trả lời các câu hỏi. Cô giáo dạy cháu về nhà Ăn xong nhớ lấy cho bà cái tăm
  9. Nhưng bà đã rụng hết răng Cháu không còn được lấy tăm cho bà Em đi rót nước bưng ra Chè thơm hương tỏa khắp nhà vui vui. Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Ai đã dạy bạn nhỏ sau khi ăn cơm nhớ lấy tăm cho bà? A. Cô giáo B. Ông nội C. Chị gái 2. Vì sao bạn nhỏ lại không được lấy tăm cho bà? A. Vì bà không cho bạn nhỏ lấy tăm B. Vì tăm ở cao quá bạn nhỏ không với đến C. Vì răng của bà đã rụng hết rồi 3. Khi không được lấy tăm, bạn nhỏ đã làm gì giúp bà? A. Bạn nhỏ đi lấy bánh cho bà B. Bạn nhỏ đi rót nước cho bà C. Bạn nhỏ đi lấy áo ấm cho bà 4. Trước hành động của bạn nhỏ trong bài thơ, cảm xúc của cả gia đình gia đình như thế nào? A. Buồn buồn B. Vui vui C. Chán chán Câu 2. Em có suy nghĩ như thế nào về bạn nhỏ trong bài thơ? Câu 3. Ở nhà, em đã từng làm việc gì giúp ông bà, bố mẹ, anh chị. Hãy kể ra cho mọi người cùng biết. Phần 2. Kiểm tra viết Câu 1. Chính tả 1. Nghe viết
  10. Mai rất yêu quý bà. Hôm nào đi học về, em cũng chào bà và ôm bà thật lâu. Điều Mai thích nhất là kể cho bà nghe những câu chuyện thú vị ở trường. 2. Bài tập: a. Điền d hoặc gi vào chỗ trống Nhà ì Nga bán bún ò chả. Ai cũng khen ì nấu ngon. Thỉnh thoảng, khi quán đông, em lại úp ì bán bún. b. Gạch chân dưới từ viết đúng chính tả Dưới sân, bầy chim sẻ/xẻ đang nhặt những mẩu vụn bánh mì . Mẹ đi chợ, mua ít sả/xả để nướng thịt. Câu 2. Luyện từ và câu 1. Đặt 2 câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì? Linh là học sinh chăm ngoan. Câu 1: Câu 2: 2. Tìm 3 từ ngữ chỉ hoạt động của học sinh trong lớp học. Chọn 1 trong các từ vừa tìm được rồi đặt câu. Câu 3. Tập làm văn Viết đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) kể về người bạn ngồi cùng bàn của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. Kiểm tra đọc hiểu 1. A 2. C 3. B 4. B II. Kiểm tra viết Câu 1. Chính tả
  11. 1. Nghe - viết - Yêu cầu: Tốc độ viết ổn định, không quá chậm Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét Trình bày sạch sẽ, gọn gàng 2. Bài tập a. Nhà dì Nga bán bún giò chả. Ai cũng khen dì nấu ngon. Thỉnh thoảng, khi quán đông, em lại giúp dì bán bún. b. Dưới sân, bầy chim sẻ/xẻ đang nhặt những mẩu vụn bánh mì. Mẹ đi chợ, mua ít sả/xả để nướng thịt. Câu 2. Luyện từ và câu 1. Gợi ý: Mẹ em là cô giáo dạy tiểu học. Tiếng Việt là môn học em yêu thích nhất. Tháng 1 là tháng đầu tiên của một năm. Bánh chưng là món bánh đặc trưng của ngày Tết. 2. Gợi ý: - Từ chỉ hoạt động của học sinh trong lớp học: ghi chép, lắng nghe, viết bảng, phát biểu, hỏi bài, ca hát, vẽ tranh, tính toán - Đặt câu: Bạn Linh đang cặm cụi ghi chép lại lời dặn của cô giáo. Mai Liên đang chăm chú lắng nghe lời thầy giáo giảng. Câu 3. Tập làm văn Gợi ý dàn bài chi tiết: Người bạn ngồi cùng bàn của em là nam/nữ, và có tên là gì?
  12. Người bạn ấy đối xử với mọi người xung quanh như thế nào? Em thích nhất, yêu quý nhất nét tính cảnh, phẩm chất, thói quen, hành động nào của người bạn ấy? Tình cảm của em dành cho người bạn ấy như thế nào? Em có mong muốn được ngồi thật lâu với người bạn cùng bàn hiện tại không?