Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)
A. ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (6 điểm)
GV cho HS bốc thăm bài đọc và đọc văn bản có độ dài từ 60 – 70 chữ và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến bài đọc.
II. Đọc hiểu (4 điểm)
THỎ CON ĂN GÌ?
Vào một buổi sáng mùa xuân, Thỏ con đi lang thang trong rừng. Thỏ đi mãi, đi mãi mà chẳng tìm được cái gì để ăn .
Thỏ gặp Gà Trống đang mổ thóc. Gà Trống mời : “Bạn Thỏ ơi, tôi có nhiều thóc vàng, bạn hãy ăn cùng tôi”. Thỏ con nói : “Cảm ơn bạn, nhưng tôi không ăn được thóc vàng”. Thỏ lại đi tiếp. Trên đường đi , Thỏ gặp mèo đang ăn cá. Mèo vui vẻ mời Thỏ : “Thỏ ơi, mời bạn ăn cá cùng tôi”. Thỏ nói : “Cảm ơn Mèo con nhé, tôi không ăn được cá đâu”.
Thỏ lại tiếp tục bước đi, những bước đi nặng nề vì mệt và đói. Mệt quá, Thỏ con ngồi nghĩ dưới gốc cây và bật khóc hu hu. Vừa lúc đó Dê con xách làn rau đi qua. Dê mời Thỏ con hai củ cà rốt. Thỏ con mừng rỡ cám ơn Dê con và chú ăn cà rốt một cách ngon lành.
(Theo Hồ Lam Hồng)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Gà Trống, Mèo con đã mời Thỏ con ăn gì?
A. Thóc, củ cải
B. Cá, khoai tây
C. Thóc, cá
Câu 2. Vì sao Thỏ con từ chối ăn cùng Gà Trống và Mèo con?
A. Vì Thỏ con không đói
B. Vì Thỏ con không ăn được thức ăn của Gà và Mèo.
C. Vì Thỏ con không muốn ăn thức ăn của người khác.
Câu 3. Vì sao Thỏ con cảm ơn Dê con?
A. Vì Dê con tặng Thỏ con hai củ cà rốt.
B. Vì Dê con cho Thỏ con ở nhờ.
C. Vì Dê con hướng dẫn cho Thỏ con cách tìm thức ăn.
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bo_3_de_thi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2021_2022.pdf
Nội dung text: Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC 2021 - 2022 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Môn: Tiếng Việt 2 Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 A. ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (6 điểm) GV cho HS bốc thăm bài đọc và đọc văn bản có độ dài từ 60 – 70 chữ và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến bài đọc. II. Đọc hiểu (4 điểm) THỎ CON ĂN GÌ? Vào một buổi sáng mùa xuân, Thỏ con đi lang thang trong rừng. Thỏ đi mãi, đi mãi mà chẳng tìm được cái gì để ăn . Thỏ gặp Gà Trống đang mổ thóc. Gà Trống mời : “Bạn Thỏ ơi, tôi có nhiều thóc vàng, bạn hãy ăn cùng tôi”. Thỏ con nói : “Cảm ơn bạn, nhưng tôi không ăn được thóc vàng”. Thỏ lại đi tiếp. Trên đường đi , Thỏ gặp mèo đang ăn cá. Mèo vui vẻ mời Thỏ : “Thỏ ơi, mời bạn ăn cá cùng tôi”. Thỏ nói : “Cảm ơn Mèo con nhé, tôi không ăn được cá đâu”. Thỏ lại tiếp tục bước đi, những bước đi nặng nề vì mệt và đói. Mệt quá, Thỏ con ngồi nghĩ dưới gốc cây và bật khóc hu hu. Vừa lúc đó Dê con xách làn rau đi qua. Dê mời Thỏ con hai củ cà rốt. Thỏ con mừng rỡ cám ơn Dê con và chú ăn cà rốt một cách ngon lành. (Theo Hồ Lam Hồng) Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Gà Trống, Mèo con đã mời Thỏ con ăn gì? A. Thóc, củ cải B. Cá, khoai tây C. Thóc, cá Câu 2. Vì sao Thỏ con từ chối ăn cùng Gà Trống và Mèo con? A. Vì Thỏ con không đói B. Vì Thỏ con không ăn được thức ăn của Gà và Mèo. C. Vì Thỏ con không muốn ăn thức ăn của người khác. Câu 3 . Vì sao Thỏ con cảm ơn Dê con? A. Vì Dê con tặng Thỏ con hai củ cà rốt. B. Vì Dê con cho Thỏ con ở nhờ. C. Vì Dê con hướng dẫn cho Thỏ con cách tìm thức ăn.
- Câu 4. Bộ phận in đậm trong câu “Thỏ con ra khỏi hang để kiếm cái ăn.” trả lời cho câu hỏi nào? A. Là gì? B. Làm gì? C. Thế nào? B. VIẾT (10 điểm) I. Nghe - viết (4 điểm) Bàn tay cô giáo Bàn tay cô giáo Tết tóc cho em Về nhà mẹ khen Tay cô đến khéo! Bàn tay cô giáo Vá áo cho em Như tay chị cả Như tay mẹ hiền Cô cầm tay em Nắn từng nét chữ Em viết đẹp thêm Thẳng đều trang vở. (Định Hải) II. Tập làm văn (6 điểm) Viết về ngày hội ở quê em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 A. ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (6 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng). - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. - Trả lời được câu hỏi liên quan đến bài đọc
- II. Đọc hiểu (4 điểm) Câu 1. C Câu 2. B Câu 3. A Câu 4. B B. VIẾT (10 điểm) I. Nghe - viết (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu. - Bài viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi. - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ - Trình bày sạch, đẹp. II. Tập làm văn (6 điểm) Dàn ý: - Đó là ngày hội gì? Diễn ra vào lúc nào? Ở đâu? - Ngày hội ấy có những hoạt động nào? - Cảm xúc và suy nghĩ của em về lễ hội. Bài làm tham khảo Vào mồng năm tháng giêng hàng năm, hội Gò Đống Đa bắt đầu diễn ra. Hội tổ chức tại Gò Đống Đa. Mọi người đi xem rất đông, ai cũng muốn xem tượng đài Quang Trung. Hội bắt đầu bằng hoạt động tưởng nhớ tới anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Hội có những trò chơi như: chơi cờ, đánh đu, chọi gà Khi hội kết thúc, em vẫn thấy nuối tiếc và nhớ tới vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Hội Gò Đống Đa đã để lại ấn tượng thật sâu sắc cho em. ĐỀ THI SỐ 2
- A. Đọc NHỮNG CON CHIM NGOAN Tôi vừa đặt chân tới mép vũng nước, chợt thấy ba con chim non vừa bơi qua còn một con mới đến bờ. Chim mẹ thấy tôi, khẽ ra lệnh: - Pi u! Nằm xuống! Ba con chim non nhất đều nằm rạp xuống bãi cỏ. Riêng con thứ tư nằm bẹp ngay xuống nước. Tôi đến cạnh chú chim ấy. Nó vẫn không nhúc nhích. Toàn thân nó ướt sũng. Thương quá, tôi nhẹ nâng chú chim đặt lên bờ. Nó vẫn nằm như chết. Tôi thử bước đi. Chim mẹ nấp đâu đó, hốt hoảng gọi bầy con: - Cru, cru ! Nhảy lên! Chạy đi! Loáng một cái, cả bốn con chim non bật dậy, vừa kêu chích chích, vừa cắm cổ chạy đến với mẹ. “À ra thế! Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!” (Theo N. Xla-tkôp) Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Nghe lệnh “Nằm xuống!” của chim mẹ, con chim non thứ tư đã làm gì? A. Nằm bẹp ngay xuống nước B. Nằm rạp ở mép vũng nước. C. Nằm rạp ngay xuống bãi cỏ. 2. Nghe chim mẹ gọi “Nhảy lên! Chạy đi!”, cả bốn con chim non đã làm gì? A. Bật dậy, cắm cổ chạy thật nhanh đến với chim mẹ. B. Bật dậy, kêu chích chích, cắm cổ chạy đến với mẹ. C. Bật dậy, vừa hốt hoảng chạy vừa kêu chích chích. 3. Vì sao tác giả cho rằng “Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”?
- A. Vì lũ chim ngoan, biết yêu thương mẹ. B. Vì lũ chim rất khôn, biết giả vờ chết. C. Vì lũ chim rất ngoan, biết nghe lời mẹ. 4. Em học được bài học gì từ câu chuyện trên? B. Viết I. Chính tả: Gửi lời chào lớp một Lớp Một ơi! Lớp Một! Đón em vào năm trước Nay giờ phút chia tay Gửi lời chào tiến bước! Chào bảng đen cửa sổ Chào chỗ ngồi thân quen Tất cả! Chào ở lại Đón các bạn nhỏ lên Chào cô giáo kính mến Cô sẽ xa chúng em Làm theo lời cô dạy Cô sẽ luôn ở bên. Lớp Một ơi! Lớp Một! Đón em vào năm trước Nay giờ phút chia tay Gửi lời chào tiến bước! Hữu Tưởng II. Viết về một trò chơi hoặc món ăn của quê hương HẾT
- ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 A. Đọc Câu 1 2 3 4 Gợi ý: Cần bình tĩnh trước khó khăn/ Vâng lời cha mẹ vì Đáp án A B C cha mẹ luôn làm những điều tốt nhất cho mình. B. Viết I. Chính tả: Gửi lời chào lớp một Lớp Một ơi! Lớp Một! Đón em vào năm trước Nay giờ phút chia tay Gửi lời chào tiến bước! Chào bảng đen cửa sổ Chào chỗ ngồi thân quen Tất cả! Chào ở lại Đón các bạn nhỏ lên Chào cô giáo kính mến Cô sẽ xa chúng em Làm theo lời cô dạy Cô sẽ luôn ở bên. Lớp Một ơi! Lớp Một! Đón em vào năm trước Nay giờ phút chia tay Gửi lời chào tiến bước! Hữu Tưởng II. Viết về một trò chơi món ăn của quê hương
- VD: giới thiệu một loại bánh hoặc một món ăn của quê hương. Gợi ý: - Đó là bánh gì (món ăn gì)? - Bánh đó (món ăn đó) làm bằng gì? - Bánh đó (món ăn đó) ngon như thế nào? ĐỀ THI SỐ 3 A. Đọc THỦY CUNG Ở giữa biển khơi có tòa lâu đài của vua Thủy Tề đứng sừng sững nơi đáy biển sâu nhất. Lâu đài này hết sức tráng lệ. Tường bằng san hô đủ màu sắc, cửa sổ cao vút bằng hổ phách trong suốt, mái lợp toàn bằng trai ngọc miệng mở ra khép lại theo dòng nước chuyển động. Trước mặt lâu đài là một vùng rộng mênh mông, cành lá xanh thẫm, hoa đỏ tựa than hồng. Nước ở đây xanh hơn đài hoa xanh biếc nhất, trong vắt như pha lê và sâu thăm thẳm đến nỗi neo đã phải nối thêm dây mà vẫn không chạm đáy. Có người tưởng rằng đáy biển chỉ toàn cát, thực ra ở đấy cây vẫn mọc. Những loại cây kì diệu, thân lá mềm mại đu đưa theo sự chuyển động của nước. Cá lớn, cá bé bơi lướt qua giữa đám cành lá chẳng khác gì chim bay qua các bụi cây ở trên mặt đất. Từ bên trên chiếu xuống một thứ ánh sáng xanh biếc, huyền ảo lan toả khắp nơi. Khi lặng gió, mặt biển phẳng lì, sinh vật dưới đáy biển có thể nhìn thấy mặt trời lóng lánh như bông hoa đỏ thắm đang gắng rọi ánh sáng xuống tận đáy biển (Theo Nàng tiên cá - Truyện cổ An-đéc-xen) Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Những hình ảnh nào được dùng để miêu tả vẻ đẹp tòa lâu đài vua Thủy Tề? a. Tường bằng san hô đủ màu sắc. b. Mái hình vòng cung có chạm bạc, dát vàng óng ánh. c. Cửa sổ cao vút bằng hổ phách trong suốt, mái lợp toàn bằng trai ngọc. d. Trước mặt lâu đài là một vùng rộng mênh mông, cành lá xanh thẫm, hoa đỏ ửng tựa than hồng. 2. Để miêu tả vẻ đẹp của thủy cung, trong ba câu đầu của đoạn 2 tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào?
- a. Đáy biển phủ một lớp cát trắng mịn óng ánh tuyệt đẹp. b. Nước xanh biếc, trong vắt như pha lê và sâu thăm thẳm. c. Những loài cây kì diệu, thân lá mềm mại đu đưa theo dòng nước. 3. Những câu nào tả cá và mặt trời có sử dụng phép so sánh? a. Cá bơi lướt qua cành lá như chim bay qua các bụi cây. b. Mặt trời như quả cầu lửa đỏ rực. c. Từ bên trên chiếu xuống một thứ ánh sáng xanh biếc, huyền ảo lan tỏa khắp nơi. d. Mặt trời lóng lánh như một bông hoa đỏ thắm. 4. Bài văn nói về điều gì? a. Lâu đài tráng lệ của vua Thủy Tề. b. Cảnh đẹp dưới thủy cung. c. Các sinh vật sống dưới thủy cung. 5. “Thủy” có nghĩa là nước. Gạch chân những tiếng nào dưới đây có thể đứng sau tiếng “thủy” để tạo từ: cung, sản, mộc, điện, tề, thủ 6. Nối từng từ ở cột trái với nghĩa thích hợp ở cột phải: a. Cửa biển 1. là giữa biển, trong biển. b. Đáy biển 2. là phần bằng phẳng ở phía trên biển. c. Lòng biển 3. là nơi sông chảy ra biển, tàu thuyền thường ra vào. d. Mặt biển 4. là phần sâu nhất dưới biển cả. 7. Nhóm từ nào chỉ tên các con vật chỉ sống ở dưới nước? a. Tôm, trai, hến, ngao, sứa, ba ba, cá trắm, cá thu b. Cá sấu, rắn, cua, chạch, hải cẩu, sư tử biển c. Chim sâu, gà, lợn, chim công, mèo, ngan B. Viết I. Chính tả: Tập chép: Thủy cung (từ Nước ở đây xanh hơn đài hoa xanh biếc nhất đến hết)
- II. Viết về người thân trong gia đình em HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 A. Đọc Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án a,c,d b, c a,b,d b Cung, sản, điện, tề, thủ a-3, b-4, c-1, d-2 a B. Viết I. Chính tả: Tập chép: Thủy cung (từ Nước ở đây xanh hơn đài hoa xanh biếc nhất đến hết) II. Viết về người thân trong gia đình em Bài làm tham khảo Bà ngoại của em năm nay đã sáu mươi tuổi. Trước đây bà là một cô giáo nhưng hiện tại bà đã về hưu. Bà rất hiền, và rất yêu thương con cháu. Mỗi lần về quê chơi, bà đều kể cho em nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích. Giọng kể của bà rất hấp dẫn. Đặc biệt, bà của em nấu ăn rất ngon. Em thích ăn nhất là món sườn xào chua ngọt do bà nấu. Em luôn mong muốn bà có thật nhiều sức khỏe để sống thật lâu với em.