Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Có đáp án)

A. ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm bài đọc và đọc văn bản có độ dài từ 60 – 70 chữ và trả lời 1 câu hỏi liên quan
đến bài đọc.
II. Đọc hiểu (4 điểm)
HỌA SĨ HƯƠU
Hươu cao cổ là một họa sĩ nổi tiếng trong rừng. Mỗi bức tranh của nó đều vẽ rất đẹp. Một hôm, Hươu
cao cổ cầm một chiếc bút vẽ đặc biệt, kiễng chân, ngẩng đầu, vẽ mây trắng trên trời thành màu đen kịt,
đen hơn cả mây đen. Sau đó, nó lại vẽ ngọn núi xanh ngắt, rồi tô màu xám, tất cả là cây đều được tổ màu
vàng khô, giống như những chiếc lá vàng bị gió mùa thu thổi xuống...
Những bức tranh khiến các bạn động vật không vui tẹo nào. Thế là họa sĩ Hươu cao cổ rửa sạch cây
bút vẽ, vẽ mây trên trời màu trắng xốp, những dãy núi màu xanh ngắt, lá cây màu xanh non, tất cả sáng
bừng trở lại, tràn đầy sức sống...
Sau khi họa sĩ Hươu cao cổ vẽ rất nhiều bức tranh đẹp, nó mở một cuộc triển lãm trong rừng với chủ
đề là: “Để thiên nhiên đẹp hơn!". Rất nhiều các bạn nhỏ đến tham gia buổi triển lãm, Thỏ con, Nhím con
và Sóc con cũng đến. Chúng vừa ngắm tranh, vừa hết lời ca ngợi: Họa sĩ Hươu cao cổ đông là một họa sĩ
thực thụ trong khu rừng của chúng ta!"
(Sưu tầm)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Hươu cao cổ làm nghề gì?
A. Ca sĩ
B. Nhà thơ
C. Họa sĩ
Câu 2. Cuộc triển lãm của Hươu cao cổ tên là gì?
A. “Cuộc triển lãm rừng xanh”B. “Để thiên nhiên đẹp hơn”
C. “Những bức tranh tươi đẹp”
Câu 3. Những ai đã tới tham dự cuộc triển lãm của Hươu cao cổ?
A. Các bạn nhỏ động vật ở trong rừng.
B. Các bạn nhỏ động vật ở vườn thú.
C. Các bạn nhỏ loài người.
pdf 8 trang Đình Khải 06/02/2024 600
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_3_de_thi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC 2021 - 2022 LÊ VĂN TÁM Môn: Tiếng Việt 2 Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 A. Đọc hiểu Chuyện quả bầu 1. Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra. 2. Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng thoát nạn. Sau bảy ngày, họ chui ra. Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người. 3. Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp. Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống , áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu. Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước, dính than nên hơi đen. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba- na, người Kinh, lần lượt ra theo. Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay. Theo TRUYỆN CỔ KHƠ-MÚ Chú thích: - Con dúi: loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây, sống trong hang đất. - Sáp ong: chất mềm, dẻo do ong mật luyện để làm tổ. - Nương: đất trồng trên đồi, núi hoặc bãi cao ven sông. - Tổ tiên: những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc. Câu hỏi 1. Con Dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì? Câu hỏi 2: Hai vợ chồng làm cách nào đế thoát nạn?
  2. Câu hỏi 3: Có chuvện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt? B. Viết 1. Chính tả Trên các miền đất nước Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba. Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm. 2. Viết đoạn văn giới thiệu một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 A. Đọc hiểu Câu hỏi 1. Con Dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì? - Hướng dẫn: Em đọc kĩ đoạn 1, tìm điều bí mật mà Dúi nói cho hai vợ chồng người đi rừng biết. Đó là câu trả lời cho câu hỏi. Dúi báo trời sắp mưa to gió lớn tràn ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to khoét rỗng rồi chuẩn bị thức ăn bảy ngày bảy đêm rồi chui vào đó bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết bảy ngày mới chui ra. Câu hỏi 2: Hai vợ chồng làm cách nào đế thoát nạn? - Hướng dẫn: Đọc kĩ đoạn 2, em sẽ tìm được nội dung cho câu trả lời. - Gợi ý: Hai vợ chồng làm theo lời con dúi Nhờ sống sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng đã thoát nạn”. Câu hỏi 3: Có chuvện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt? - Hướng dẫn: Đọc thầm đoạn 3, em sẽ tìm thấy nội dung câu trả lời.
  3. - Gợi ý: Ít lâu sau người vợ sinh ra một quả bầu. Một thời gian sau “từ trong quả bầu những người con bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ mú, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông. ĐỀ THI SỐ 2 A. Đọc hiểu Thăm bạn ốm Hôm nay đến lớp Thấy vắng thỏ nâu Các bạn hỏi nhau “Thỏ đi đâu thế?" Gấu liền nói khẽ: “Thỏ bị ốm rồi Này các bạn ơi Đến thăm thỏ nhé!” “Gấu tôi mua khế Khế ngọt lại thanh.” “Mèo tôi mua chanh Đánh đường mát ngọt." Hươu mua sữa bột Nai sữa đậu nành Chúc bạn khoẻ nhanh Cùng nhau đến lớp. a. Vì sao thỏ nâu nghỉ học? b. Các bạn bàn nhau chuyện gï? c. Đóng vai một trong số các bạn đến thăm thỏ nâu, nói 2 - 3 câu thể hiện sự quan tâm, mong muốn của mình và các bạn đối với thỏ nâu.
  4. B. Viết 1. Chính tả: Nghe – viết Cây bàng Cứ vào mùa đông Gió về rét buốt Cây bàng trụi trơ Lá cành rụng hết Chắc là nó rét! Khi vào mùa nóng Tán lá xoè ra Như cái ô to Đang làm bóng mát Bóng bàng tròn lắm Tròn như cái nong Em ngồi vào trong Mát ơi là mát! A bàng tốt lắm Bàng che cho em Nhưng ai che bàng Cho bàng khỏi nắng! Xuân Quỳnh 2. Viết đoạn văn kể về công việc của một người HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 A. Đọc hiểu a. Thỏ nâu nghỉ học vì thỏ nâu bị ốm. b. Các bạn bàn nhau chuyện đi thăm thỏ nâu. c. Đóng vai một trong số các bạn đến thăm thỏ nâu, nói 2 - 3 câu thể hiện sự quan tâm, mong muốn của mình và các bạn đối với thỏ nâu. - Đóng vai Gấu: Thỏ nâu ơi, tớ là Gấu đây. Tớ nghe tin Thỏ nâu bị ốm, tớ đến thăm bạn đây. Tớ mua khế cho Thỏ nâu ăn đấy. Chúc bạn chóng khỏe, chúng mình lại cùng đi học nhé.
  5. - Đóng vai Hươu: Thỏ nâu ơi, tớ là Hươu đây. Tớ nghe tin Thỏ nâu bị ốm, tớ đến thăm bạn đây. Tớ mua sữa bột cho Thỏ nâu ăn đấy. Chúc bạn chóng khỏe, chúng mình lại cùng đi học nhé. B. Viết 1. Chính tả: Nghe – viết Cây bàng Cứ vào mùa đông Gió về rét buốt Cây bàng trụi trơ Lá cành rụng hết Chắc là nó rét! Khi vào mùa nóng Tán lá xoè ra Như cái ô to Đang làm bóng mát Bóng bàng tròn lắm Tròn như cái nong Em ngồi vào trong Mát ơi là mát! A bàng tốt lắm Bàng che cho em Nhưng ai che bàng Cho bàng khỏi nắng! Xuân Quỳnh 2. Viết đoạn văn kể về công việc mà em đã làm cùng người thân Bài làm tham khảo Hôm qua, gia đình em quyết định tổng vệ sinh nhà cửa. Bố dọn dẹp phòng khách. Mẹ sẽ phụ trách phòng bếp. Còn chị gái sẽ lau dọn phòng ngủ. Em nhỏ tuổi nhất nhưng vẫn xung phong giúp chăm sóc vườn cây. Em đã nhặt thật sạch toàn bộ cỏ. Sau đó, em còn tưới nước cho cây cối trong vườn. Công việc khá vất vả nhưng em cảm thấy rất vui vẻ. ĐỀ THI SỐ 3 A. Đọc – hiểu HẠT THÓC Tôi chỉ là hạt thóc
  6. Sinh ra trên cánh đồng Giấu trong mình câu chuyện Một cuộc đời bão dông. Tôi ngậm ánh nắng sớm Tôi uống giọt sương mai Tôi sống qua bão lũ Tôi chịu nhiều thiên tai. Dẫu hình hài bé nhỏ Tôi trải cả bốn mùa Dẫu bây giờ bình dị Tôi có từ ngàn xưa. Tôi chỉ là hạt thóc Không biết hát biết cười Nhưng tôi luôn có ích Vì nuôi sống con người. (Ngô Hoài Chung) Từ ngữ Thiên tai: những hiện tượng thiên nhiên gây tác động xấu như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất. Câu 1: Hạt thóc được sinh ra ở đâu? Câu 2: Những câu thơ nào cho thấy hạt thóc trải qua nhiều khó khăn? Câu 3: Hạt thóc quý giá như thế nào với con người? B. Viết 1. Chính tả: Nghe – viết Giọt nước và biển lớn Tí ta tí tách Từng giọt Từng giọt Mưa rơi Rơi, Rơi
  7. Góp lại bao ngày Thành dòng suối nhỏ Lượn trên bãi cỏ Chạy xuống chân đồi Suối gặp bạn rồi Góp thành sông lớn Sông đi ra biển Biển thành mênh mông - Biển ơi, có biết Biển lớn vô cùng Từng giọt nước trong Làm nên biển đấy! 2. Hãy viết tấm thiệp chúc Tết. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 A. Đọc hiểu Câu 1: Hạt thóc được sinh ra trên cánh đồng. Câu 2: Những câu thơ cho thấy hạt thóc trải qua nhiều khó khăn là: “Tôi sống qua bão lũ Tôi chịu nhiều thiên tai.” Câu 3: Hạt thóc quý giá với con người ở chỗ nó nuôi sống con người. B. Viết 1. Chính tả: Giọt nước 2. Hãy viết tấm thiệp chúc Tết. Mẫu số 1 Minh Hà thân mến, Nhân dịp năm mới, tớ chúc cậu có thật nhiều sức khỏe, học tập thật tốt và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Bạn của cậu Hà Anh Mẫu số 2 Tú Anh thân mến, Năm mới sắp đến, tớ chúc cậu có thật may mắn, niềm vui. Mong rằng cậu sẽ đạt được thành tích cao trong năm học này. Bạn của cậu
  8. Thu Trang