Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Thạch Đài (Có đáp án)

A. ĐỌC
I. Đọc bài văn và trả lời các câu hỏi sau:
Cây xấu hổ
Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ
co rúm mình lại.
Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. Nó hé mắt nhìn: Không có gì lạ cả. Bấy giờ, nó mới mở bừng những
con mắt lá. Qủa nhiên, không có gì lạ thật.
Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra, vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng
lánh như tự tỏa sáng không biết từ đâu bay tới. Chim đậu một thoáng trên cành thanh mai rồi lại bay đi.
Các cây cỏ xuýt xoa: biết bao nhiêu con chim đã bay qua đây, chưa có con nào đẹp đến thế.
Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh đó quay trở lại?
Theo Trần Hoài Dương
Câu 1: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã làm gì?
A. Cây xấu hổ co rúm mình lại.
B. Cây xấu hổ vẫy cành lá.
C. Cây xấu hổ hé mắt nhìn.
D. Cây xấu hổ xôn xao.
Câu 2: Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì?
A. Có con chim lạ bay đến.
B. Một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh không biết từ đâu bay tới rồi lại vội bay đi ngay.
C. Có con chim chích chòe bay đến.
Câu 3: Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì?A. Vì chưa được bắt con chim.
B. Vì cây xấu hổ nhút nhát.
C. Vì chưa được nhìn thấy con chim xanh.
pdf 10 trang Đình Khải 06/02/2024 4280
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Thạch Đài (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_3_de_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_t.pdf

Nội dung text: Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Thạch Đài (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH THẠCH ĐÀI ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 2 KNTT NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 60 phút) ĐỀ SỐ 1 A. ĐỌC I. Đọc bài văn và trả lời các câu hỏi sau: Cây xấu hổ Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. Nó hé mắt nhìn: Không có gì lạ cả. Bấy giờ, nó mới mở bừng những con mắt lá. Qủa nhiên, không có gì lạ thật. Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra, vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng không biết từ đâu bay tới. Chim đậu một thoáng trên cành thanh mai rồi lại bay đi. Các cây cỏ xuýt xoa: biết bao nhiêu con chim đã bay qua đây, chưa có con nào đẹp đến thế. Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh đó quay trở lại? Theo Trần Hoài Dương Câu 1: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã làm gì? A. Cây xấu hổ co rúm mình lại. B. Cây xấu hổ vẫy cành lá. C. Cây xấu hổ hé mắt nhìn. D. Cây xấu hổ xôn xao. Câu 2: Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì? A. Có con chim lạ bay đến. B. Một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh không biết từ đâu bay tới rồi lại vội bay đi ngay. C. Có con chim chích chòe bay đến. Câu 3: Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì?
  2. A. Vì chưa được bắt con chim. B. Vì cây xấu hổ nhút nhát. C. Vì chưa được nhìn thấy con chim xanh. Câu 4: Tiếng lá khô lướt trên cỏ như thế nào? A. Róc rách. B. Lạt xạt. C. Xôn xao. Câu 5: Toàn thân con chim thế nào? A. Lóng lánh. B. Lập lòe. C. Líu lo. Câu 6: Trong câu: “Cây xấu hổ co rúm mình lại.” Từ chỉ hoạt động là: A. Cây xấu hổ. B. Co rúm. C. Co rúm mình lại. Câu 7: Câu văn nào cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại? B. VIẾT Câu 1: Nghe – viết: Em học vẽ Hôm nay trong lớp học Với giấy trắng, bút màu Nắn nót em ngồi vẽ Lung linh bầu trời sao. Vẽ ông trăng trên sao Rải ánh vàng đầy ngõ Vẽ cánh diều no gió Vi vu giữa trời xanh.
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 2: a. Điền vào chỗ chấm c, k hay q: .úc áo; eo kiệt; tô anh; con .ênh b. Điền vào chỗ chấm ang hay an: s . trọng lan c cái th th tổ ong Câu 3: a. - Tìm 2 từ chỉ sự vật: - Tìm 2 từ chỉ hoạt động: - Tìm 2 từ chỉ đặc điểm: b. Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được ở phần a. Câu 4: Viết 3 - 4 câu về một đồ dùng học tập mà em yêu thích. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. ĐỌC Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: B Câu 5: A Câu 6: B Câu 7: Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh đó quay trở lại? B. VIẾT Câu 1: a. Điền vào chỗ chấm c, k hay q: Cúc áo Keo kiệt tô canh con kênh
  4. b. Điền vào chỗ chấm ang hay an: sang trọng lan can cái thang than tổ ong Câu 2: a. - Tìm 2 từ chỉ sự vật: ô tô, máy bay - Tìm 2 từ chỉ hoạt động: ăn, uống - Tìm 2 từ chỉ đặc điểm: vui vẻ, ngoan ngoãn b. Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được ở phần a. - Mẹ mới mua ô tô - Em đang ăn cơm - Bạn Hằng tính cách rất vui vẻ. Câu 3: Viết 3 - 4 câu về một đồ dùng học tập mà em yêu thích. - Mẫu 1: Hôm qua, bạn Mai đã cho em một cục tẩy. Nó có hình chữ nhật và màu hồng. Bên ngoài, cục tẩy được bọc bởi một lớp giấy. Tẩy có mùi dâu rất thơm. Em rất thích món quà này. Nó sẽ giúp ích cho em trong học tập. - Mẫu 2: Em vừa mua một chiếc thước kẻ mới. Nó được làm bằng gỗ và màu vàng. Chiều dài là 20cm, chiều ngang là 5cm. Mặt thước có in các vạch kẻ. Nó đã giúp em rất nhiều trong việc học tập. Em rất thích chiếc thước kẻ này. ĐỀ SỐ 2 I. Đọc hiểu Cô giáo lớp em Sáng nào em đến lớp Cũng thấy cô đến rồi Đáp lời “Chào cô ạ!” Cô mỉm cười thật tươi Cô dạy em tập viết Gió đưa thoảng hương nhài
  5. Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài Những lời cô giáo giảng Ấm trang vở thơm tho Yêu thương em ngắm mãi Những điểm mười cô cho. Nguyễn Xuân Sanh Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Hàng ngày bạn nhỏ đến lớp thì ai đã luôn đến trước rồi? A. Lớp trưởng B. Cô giáo C. Bạn cùng bàn 2. Khi bạn nhỏ chào cô giáo thì cô đã ứng xử lại thế nào ? A. Cô mỉm cười thật tươi. B. Cô tức giận C. Cô tặng kẹo cho bạn nhỏ. 3. Ở khổ thơ thứ 2, cô giáo đã dạy bạn nhỏ làm gì? A. Tập đọc. B. Múa hát C. Tập viết 4. Em có yêu quý cô giáo của mình không? Vì sao? II. Luyện tập: Bài 1. Điền vào chỗ chấm: a. s hoặc x ấm sét nhận ét .uất cơm .ách túi b. ng hay ngh
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai con an. Suy ĩ lắng e c. uôt hay uôc hiệu th lạnh b l rau Bài 2. Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng: Công nhân, học sinh, viết bảng, nấu cơm, chủ tịch xã, bay , nhảy, ca hát , trông em, vận động viên, ông nội, quét nhà, dọn dẹp. Người Hoạt động . . . Bài 3. Viết câu kiểu Ai thế nào để nói về: a. Cái cặp sách: b. Cái bàn chải đánh răng: c. Cái cốc nước: Bài 4. Hãy viết những từ chỉ nghề nghiệp mà em biết : Bài 5. Viết vào chỗ chấm bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu trong câu sau: - ., các bạn học sinh đang chăm chú nghe giảng. - , những bông hồng đang tỏa ngát hương thơm. - Có tiếng các bạn đang nô đùa . HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Đọc hiểu: 1. B 2. A 3. C
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai 4. Em có yêu quý cô giáo của mình không ? vì sao ? - Em rất yêu quý cô giáo của mình. Vì cô là người dạy em kiến thức và cũng là người dìu dắt em nên người II. Luyện tập: Bài 1. Điền vào chỗ chấm: a. s hoặc x sấm sét nhận xét xuất cơm xách túi b. ng hay ngh con ngan. Suy nghĩ lắng nghe c. uôt hay uôc hiệu thuốc lạnh buốt luộc. rau Bài 2. Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng: Công nhân, học sinh, viết bảng, nấu cơm, chủ tịch xã, bay , nhảy, ca hát , trông em, vận động viên, ông nội, quét nhà, dọn dẹp. Người Hoạt động - Công nhân, học sinh, chủ tịch xã, vận động - Viết bảng, nấu cơm, bay , nhảy, ca hát , trông viên, ông nội em, quét nhà, dọn dẹp. Bài 3. Viết câu kiểu Ai thế nào để nói về: a. Cái cặp sách: → Cặp sách có màu xanh rất đẹp b. Cái bàn chải đánh răng: → Bàn chải giúp em đánh răng sạch sẽ c. Cái cốc nước: → Cốc nước có màu trắng rất đẹp Bài 4. Hãy viết những từ chỉ nghề nghiệp mà em biết : Giáo viên, công an, bộ đội, kế toán, công nhân. Bài 5. Viết vào chỗ chấm bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu trong câu sau: - Ở trường, các bạn học sinh đang chăm chú nghe giảng.
  8. - Trong vườn, những bông hồng đang tỏa ngát hương thơm. - Có tiếng các bạn đang nô đùa trên sân trường. ĐỀ SỐ 3 I. Luyện đọc văn bản và trả lời câu hỏi sau: CUỐN SÁCH CỦA EM Mỗi cuốn sách có một tên gọi. Tên sách là hàng chữ lớn ở khoảng giữa bìa sách, thường chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Qua tên sách, em có thể biết được sách viết về điều gì. Người viết cuốn sách được gọi là tác giả. Tên tác giả thường được ghi vào phía trên của bìa sách. Nơi các cuốn sách ra đời được gọi là nhà xuất bản. Tên nhà xuất bản thường được ghi ở phía dưới bìa sách. Phần lớn các cuốn sách đều có mục lục thể hiện các mục chính và vị trí của chúng trong cuốn sách. Mục lục thường được đặt ở ngay sau trang bìa, cũng có khi được đặt ở cuối sách. Mỗi lần đọc một cuốn sách mới, đừng quên những điều này em nhé. (Nhật Huy) Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Qua bài đọc em biết được điều gì về sách? A. Tên sách B. Tác giả C. Mục lục sách D. Tất cả các đáp án trên. 2. Em cần làm gì để giữ gìn những cuốn sách luôn mới? II. Luyện tập 1. Điền vào chỗ chấm: a. c hoặc k - thước .ẻ - ính trọng - .ắt giấy - câu .á
  9. b. bảy hay bẩy - đòn - thứ 2. Viết 3 từ ngữ: a. Chỉ đồ dùng trong gia đình : b. Chỉ đồ chơi: c. Chỉ đồ dùng học tập: 3. Viết câu hỏi và câu trả lời về đồ vật em tìm được ở bài tập 7 (theo mẫu). Ví dụ: - Cái tủ lạnh dùng để làm gì ? → Cái tủ lạnh để bảo quản đồ ăn. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. Luyện đọc văn bản và trả lời câu hỏi sau: 1. D 2. Em cần làm gì để giữ gìn những cuốn sách luôn mới? - Để sách luôn mới em cần giữ gìn sách cẩn thận, sạch sẽ. II. Luyện tập 1. Điền vào chỗ chấm: a. c hoặc k - thước kẻ - cắt giấy - kính trọng - câu cá b. bảy hay bẩy - đòn bẩy - thứ bảy
  10. 2. Viết 3 từ ngữ: a. Chỉ đồ dùng trong gia đình: Nồi, giường ngủ, tủ đồ b. Chỉ đồ chơi: Búp bê, siêu nhân, gấu bông c. Chỉ đồ dùng học tập: Bút chì, thước kẻ, cục tẩy 3. Viết câu hỏi và câu trả lời về đồ vật em tìm được ở bài tập 7 (theo mẫu). * Cái nồi dùng để làm gì? → Cái nồi để mẹ nấu canh. * Bút chì dùng để làm gì? → Bút chì để em viết bài