Bộ 3 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Có đáp án)

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm, đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9 Tiếng Việt 2 tập
1 và yêu cầu HS trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc (GV Kiểm tra trong tuần 10)
II. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm). Cho văn bản sau:
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm, đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9 Tiếng Việt 2 tập
1 và yêu cầu HS trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc (GV Kiểm tra trong tuần 10)
2. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm). Cho văn bản sau:
Người thầy cũ
Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường bỗng xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của
Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ.
Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. Thầy nhấc kính, chớp mắt ngạc
nhiên. Chú liền nói:
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!
Thầy giáo cười vui vẻ:
- À, Khánh! Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!
- Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo: "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ!
Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu."
Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp
học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi.
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
pdf 9 trang Đình Khải 06/02/2024 780
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_3_de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Bộ 3 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH TÔ HIẾN THÀNH ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 2 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 45 phút) ĐỀ SỐ 1 A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm) GV cho HS bốc thăm, đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9 Tiếng Việt 2 tập 1 và yêu cầu HS trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc (GV Kiểm tra trong tuần 10) II. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm). Cho văn bản sau: 1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm) GV cho HS bốc thăm, đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9 Tiếng Việt 2 tập 1 và yêu cầu HS trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc (GV Kiểm tra trong tuần 10) 2. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm). Cho văn bản sau: Người thầy cũ Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường bỗng xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. Thầy nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên. Chú liền nói: - Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ! Thầy giáo cười vui vẻ: - À, Khánh! Thầy nhớ ra rồi. Nhưng hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu! - Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo: "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu." Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Trang | 1
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 1: Khi gặp thầy giáo, chú bộ đội đã giới thiệu mình với thầy giáo thế nào? (1 điểm) A. Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò thầy thường khen là học sinh ngoan đấy ạ! B. Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ! C. Thưa thầy, em là Khánh, bố của cháu Dũng ạ! Câu 2: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (1 điểm) A. Khi mình có lỗi, dù thầy không phạt nhưng mình vẫn phải tự nhận ra lỗi để không mắc lại. B. Luôn phải lễ phép, kính trọng đối với thầy cô giáo cũ. C. Học sinh phải ghi nhớ lời dạy bảo của thầy cô để tiến bộ và phải luôn biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Câu 3 : Điền từ ch ỉ hoạt động, trạng thái thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm ) Trong lớp, chúng em chăm chú cô giáo giảng bài . Câu 4 : Gạch chân dưới từ ch ỉ sự vật trong câu dưới đây: (1 điểm ) Cây đa già nua đứng hiên ngang canh gác cổng làng . Câu 5 : Trả lời câu hỏi sau theo hai cách: Em có thuộc bài hát “Đi học” không? (1 điểm ) Cách 1 : Cách 2 : Câu 6 : Đặt 1 câu kể về thầy cô giáo cũ của em. (1 điểm ) B. Kiểm tra viết (10 điểm ) I. Chính tả (4 điểm): (Nghe - viết ) Người thầy cũ Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi . II. Tập làm văn : Đề bài: Viết đoạn văn ( 4-5 câu) giới thiệu về trường em .
  3. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm) - Đọc đúng chuẩn theo yêu cầu. II. Đọc hiểu và làm bài tập (6 điểm) Câu 1: B. Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ! Câu 2: C. Học sinh phải ghi nhớ lời dạy bảo của thầy cô để tiến bộ và phải luôn biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Câu 3: HS điền được 1 từ chỉ hoạt động hoặc trạng thái đúng được 1 điểm. VD: lắng nghe, nghe, theo dõi, Câu 4: HS gạch chân được đúng 1 từ chỉ sự vật được 0,5 điểm Cây đa già nua đứng hiên ngang canh gác cổng làng Câu 5: Trả lời câu hỏi sau theo hai cách: Em có thuộc bài hát “Đi học” không? (1 điểm) - HS có thể chọn nhiều cách khác nhau. Với mỗi cách trả lời hợp lí của HS, được 0,5 điểm. - VD: Cách 1: Em có thuộc bài hát “đi học”! Cách 2: Em không thuộc bài hát đi học. Câu 6: Đặt được câu đúng được 1 điểm. Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu thiếu dấu chấm bị trừ 0,25 điểm. VD: Cô giáo dạy lớp 1 của em rất hiền. B. Kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả: (4 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 4 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,2 điểm. * Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
  4. II. Tập làm văn: (6 điểm) - Đảm bảo các yêu cầu sau: + Viết được đoạn văn kể về ngôi trường của em, khoảng 4-5 câu trở lên. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng. + Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Trình bày bài viết sạch sẽ. Gợi ý: - Trường của em tên là gì? - Trường của em ở đâu? - Hình dáng ngôi trường như thế nào? - Trường có mấy dãy lớp học? - Sân trường, cây cối trong trường như ra sao? - Tình cảm của em đối với mái trường như thế nào? Đáp án tham khảo: Trường em là Trường Tiểu học Giang Biên. Ngôi trường nằm bên bờ sông Đuống rất thơ mộng. Từ xa nhìn lại, trường em giống như một tòa lâu đài hình chữ U nguy nga, lộng lẫy. Sân trường quanh năm rợp bóng cây xanh và rực rỡ hoa nở. Em rất yêu quý ngôi trường thân yêu của mình. ĐỀ SỐ 2 A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm) GV cho HS bốc thăm, đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9 Tiếng Việt 2 tập 1 và yêu cầu HS trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc (GV Kiểm tra trong tuần 10) II. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm). Cho văn bản sau: BÉ MINH QUÂN DŨNG CẢM Nhà bé Minh Quân có một chú mèo vàng rất ngoan. Minh Quân yêu nó lắm. Ngày chủ nhật, bố mẹ vắng nhà, Minh Quân và mèo vàng được dịp nô đùa thỏa thích. Mải đùa nghịch, chẳng may, Minh Quân gạt phải lọ hoa. Lọ hoa rơi xuống đất, vỡ tan tành. Sợ bị bố mẹ la mắng nên khi thấy bố mẹ vừa về đến nhà, Minh Quân đã vội vàng nói: - Bố ơi! Con mèo nghịch làm vỡ bình hoa rồi.
  5. Thế là con mèo bị phạt. Buổi tối hôm ấy, mèo vàng bị bố xích lại và không được ăn cá.Tối hôm đó, nằm trên giường êm ấm, nghe tiếng mèo vàng kêu meo meo, Minh Quân không tài nào ngủ được. Bé vùng dậy, chạy đến bên bố và thú nhận tất cả rồi xin bố tha cho mèo. Bố ôm Minh Quân vào lòng và khen: - Con trai bố trung thực và dũng cảm lắm. Minh Hương kể Câu 1. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: a. Minh Quân làm vỡ bình hoa, thấy bố mẹ về Minh Quân nói: (1 điểm) A. Bố ơi, con nghịch làm vỡ bình hoa rồi. B. Bố ơi, con mèo nghịch làm vỡ bình hoa rồi. C. Bố ơi, gió thổi làm bình hoa rơi xuống đất vỡ rồi. b. Khi mèo vàng bị phạt, Minh Quân đã như thế nào? (1 điểm) A. Không tài nào ngủ được. B. Nhận lỗi với bố và xin tha cho mèo. C. Cả 2 câu trên đều đúng. Câu 2. Gạch dưới các từ chỉ hoạt động hoặc trạng thái: (1 điểm) Lọ hoa rơi xuống đất, vỡ tan tành Câu 3. Đặt 1 câu theo mẫu “Ai thế nào?” để nói về bạn Minh Quân. (1 điểm) Câu 4. Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? (1 điểm) Câu 5. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân: (1 điểm) Bé vùng dậy, chạy đến bên bố và thú nhận tất cả. B. Kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả: (4 điểm): Tập chép đoạn viết sau: BÉ MINH QUÂN DŨNG CẢM Nhà bé Minh Quân có một chú mèo vàng rất ngoan. Minh Quân yêu nó lắm. Ngày chủ nhật, bố mẹ vắng nhà, Minh Quân và mèo vàng được dịp nô đùa thỏa thích. Mải đùa nghịch, chẳng may, Minh Quân gạt phải lọ hoa. Lọ hoa rơi xuống đất, vỡ tan tành II. Tập làm văn: (6 điểm) Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) nói về một người thân của em (ông, bà, bố, mẹ)
  6. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm) - Đọc đúng chuẩn II. Đọc hiểu và làm bài tập (6 điểm): Với mỗi ý khoanh đúng như sau được 1 điểm Câu 1. Mỗi ý khoanh đúng được 1 điểm: a. B b. C Câu 2. Gạch đúng dưới 1 từ chỉ hoạt động hoặc trạng thái được 0,5 điểm Lọ hoa rơi xuống đất, vỡ tan tành Câu 3. Đặt được 1 câu đúng theo yêu cầu để nói về bạn Minh Quân được 1 điểm. Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm trừ 0,25 điểm - VD: Bạn Minh Quân rất dũng cảm. Câu 4. Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? (1 điểm) - Khi mắc lỗi, cần trung thực nhận lỗi và sửa lỗi, không được đổ lỗi cho người khác. Câu 5. Đặt được đúng câu hỏi cho bộ phận được gạch chân: (1 điểm). Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm hỏi trừ 0,25 điểm Bé làm gì? B. Kiểm tra viết (10 điểm) I. Tập chép (4 điểm): - Viết đúng mẫu chữ, đúng chính tả, tốc độ (4 điểm) - Viết sai mẫu chữ hoặc sai lỗi chính tả mỗi lỗi: trừ 0,2 điểm - Viết bẩn, xấu, khoảng cách giữa các chữ chưa đều trừ 1 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: (6 điểm) - Đảm bảo các yêu cầu sau: + Viết được đoạn văn kể về người thân của em, khoảng 4-5 câu trở lên.
  7. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng. + Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Trình bày bài viết sạch sẽ. Gợi ý: + Người thân của em tên là gì? Người đó làm nghề gì? + Dáng người (nước da, mái tóc, khuôn mặt, đôi mắt, nụ cười, ) của người ấy ra sao? + Tính tình của người đó như thế nào? + Người đó chăm sóc, đối xử với em ra sao? + Em có tình cảm gì với người ấy? Đáp án tham khảo: Người em yêu quý nhất trong gia đình là mẹ. Mẹ là người nội trợ trong gia đình. Mẹ có dáng người hơi mập và nước da đen giòn, khỏe mạnh. Mẹ làm việc chăm chỉ, nấu ăn rất ngon và rất yêu thương ba bố con em. Mẹ luôn dành cho em những gì ngon nhất, đẹp nhất trong khi mẹ lúc nào cũng giản dị. Em sẽ học thật giỏi để mẹ vui lòng. ĐỀ SỐ 3 I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm) GV cho HS bốc thăm, đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9 Tiếng Việt 2 tập 1 và yêu cầu HS trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc (GV Kiểm tra trong tuần 10) II. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm). Cho văn bản sau: ĐÊM TRUNG THU “Đêm trung thu, Cá Chép lượn lên mặt hồ như đức vua đi xem cảnh trời mây. Chép bỗng giật mình vì thấy trăng dường như lại đẹp hơn năm trước. Gió thổi nhẹ. Nước lăn tăn ánh bạc. Mặt trăng tròn vành vạnh, sáng long lanh. Cá Chép bèn quẫy đuôi nhảy vọt khỏi mặt nước để nhìn rõ trăng hơn và cũng để khoe sức khỏe và vẻ đẹp của mình.” Câu 1: Chép bỗng giật mình vì sao? (1 điểm) A. Vì có con cá khác bơi phía sau. B. Vì thấy trăng dường như đẹp hơn năm trước. C. Vì trăng xuất hiện đột ngột. Câu 2: Câu: “Mặt trăng tròn vành vạnh, sáng long lanh” là kiểu câu: (1 điểm) A. Ai làm gì? B. Ai là gì?
  8. C. Ai thế nào? Câu 3. Sắp xếp tên các bạn sau theo thứ tự bảng chữ cái: Chép, Rô, Trắm, Lươn, Ốc. (1 điểm) Câu 4. Gạch chân từ chỉ đặc điểm: Mặt trăng tròn vành vạnh, sáng long lanh. Câu 5. Bộ phận gạch chân trả lời cho câu hỏi nào? Đêm trung thu, Cá Chép lượn lên mặt hồ như đức vua đi xem cảnh trời mây. A. Làm gì? B. Thế nào? C. Là gì? Câu 6. Đặt 1 câu nói về một loài cá mà em biết. B. Kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả: (4 điểm): HS nghe viết đoạn văn sau ĐÊM TRUNG THU “Đêm trung thu, Cá Chép lượn lên mặt hồ như đức vua đi xem cảnh trời mây. Chép bỗng giật mình vì thấy trăng dường như lại đẹp hơn năm trước. Gió thổi nhẹ. Nước lăn tăn ánh bạc. Mặt trăng tròn vành vạnh, sáng long lanh. II. Tập làm văn: (6 điểm) Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) giới thiệu về bản thân. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm) - Đọc đúng chuẩn. II. Đọc hiểu và làm bài tập (6 điểm): Với câu làm đúng yêu cầu như sau được 1 điểm Câu 1. B. Vì thấy trăng dường như đẹp hơn năm trước. Câu 2. C. Ai thế nào? Câu 3. Đáp án đúng: Chép, Lươn, Ốc, Rô, Trắm. Nếu không viết hoa tên riêng trừ 0,2 điểm mỗi lượt. Câu 4. Gạch chân đúng mỗi từ chỉ sự vật được 0,25 điểm.
  9. Mặt trăng tròn vành vạnh, sáng long lanh. Câu 5. A. Làm gì? Câu 6. HS đặt được 1 câu đúng theo yêu cầu để nói về một loài cá được 1 điểm. Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm trừ 0,25 điểm - VD: Chú cá cờ có chiếc đuôi sặc sỡ rất đẹp. B. Kiểm tra viết (10 điểm) I. Tập chép (4 điểm): - Viết đúng mẫu chữ, đúng chính tả, tốc độ (4 điểm) - Viết sai mẫu chữ hoặc sai lỗi chính tả mỗi lỗi: trừ 0,2 điểm - Viết bẩn, xấu, khoảng cách giữa các chữ chưa đều trừ 1 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: (6 điểm) - Đảm bảo các yêu cầu sau: + Viết được đoạn văn giới thiệu về bản thân em, khoảng 4-5 câu trở lên. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng. + Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Trình bày bài viết sạch sẽ. Gợi ý: + Em tên là gì? Em học lớp mấy, trường nào? + Nhà em ở đâu? + Sở thích của em là gì? + Ước mơ của em là gì? + Em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó? Đáp án tham khảo: Em tên là Hoàng Thu Hà. Em đang học lớp 2A, Trường Tiểu học Nghĩa Tân. Nhà em ở ngay cạnh trường nên đi học rất tiện. Em rất thích trò chơi rubik, xem phim hoạt hình “quà tặng cuộc sống”. Mơ ước của em là trở thành cô giáo. Em sẽ học giỏi để đạt được ước mơ của mình.