Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống (Chương trình cả năm)

A. Đọc – hiểu

I. Đọc thầm văn bản sau:

TÔI LÀ HỌC SINH LỚP HAI Ngày khai trường đã đến.

Sáng sớm, mẹ mới gọi một câu mà tôi đã vùng dậy, khác hẳn mọi ngày. Loáng một cái, tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ. Bố ngạc nhiên nhìn tôi, còn mẹ cười tủm tỉm. Tôi rối rít: “Con muốn đến lớp sớm nhất”.

Tôi háo hức tưởng tượng ra cảnh mình đến đầu tiên, cất tiếng chào thật to những bạn đến sau. Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười ở sân. Thì ra, không chỉ mình tôi muốn đến sớm nhất. Tôi chào mẹ, chạy ào vào cùng các bạn.

Chúng tôi tranh nhau kể về chuyện ngày hè. Ngay cạnh chúng tôi, mấy em lớp 1 đang rụt rè níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. Trước các em, tôi cảm thấy mình lớn bổng lên. Tôi đã là học sinh lớp 2 rồi cơ mà.

Văn Giá

  1. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Chi tiết bạn nhỏ “vùng dậy”, “chuẩn bị xong mọi thứ” cho thấy:

  1. Bạn nhỏ rất buồn ngủ.

  1. Bạn nhỏ rất háo hức đến trường.

  1. Bạn nhỏ rất chăm ngoan.

2. Bố và mẹ cảm thấy thế nào trước hành động khác hẳn mọi ngày của bạn nhỏ?

A. ngạc nhiên, thích thú B. kì lạ C. khó hiểu

3. Khi thấy các bạn cùng lớp, bạn nhỏ đã làm gì?

  1. ngạc nhiên vì các bạn cùng đến sớm

  1. ríu rít chuyện trò cùng các bạn.

  1. chào mẹ, chạy ào vào chỗ các bạn.
doc 72 trang Đình Khải 03/06/2024 1140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống (Chương trình cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc.doc

Nội dung text: Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống (Chương trình cả năm)

  1. === TIẾNG VIỆT - TUẦN 1 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP HAI Ngày khai trường đã đến. Sáng sớm, mẹ mới gọi một câu mà tôi đã vùng dậy, khác hẳn mọi ngày. Loáng một cái, tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ. Bố ngạc nhiên nhìn tôi, còn mẹ cười tủm tỉm. Tôi rối rít: “Con muốn đến lớp sớm nhất”. Tôi háo hức tưởng tượng ra cảnh mình đến đầu tiên, cất tiếng chào thật to những bạn đến sau. Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười ở sân. Thì ra, không chỉ mình tôi muốn đến sớm nhất. Tôi chào mẹ, chạy ào vào cùng các bạn. Chúng tôi tranh nhau kể về chuyện ngày hè. Ngay cạnh chúng tôi, mấy em lớp 1 đang rụt rè níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. Trước các em, tôi cảm thấy mình lớn bổng lên. Tôi đã là học sinh lớp 2 rồi cơ mà. Văn Giá II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Chi tiết bạn nhỏ “vùng dậy”, “chuẩn bị xong mọi thứ” cho thấy: A. Bạn nhỏ rất buồn ngủ. B. Bạn nhỏ rất háo hức đến trường. C. Bạn nhỏ rất chăm ngoan. 2. Bố và mẹ cảm thấy thế nào trước hành động khác hẳn mọi ngày của bạn nhỏ? A. ngạc nhiên, thích thú B. kì lạ C. khó hiểu 3. Khi thấy các bạn cùng lớp, bạn nhỏ đã làm gì? A. ngạc nhiên vì các bạn cùng đến sớm B. ríu rít chuyện trò cùng các bạn. C. chào mẹ, chạy ào vào chỗ các bạn. 4. Ngày Khai giảng hàng năm của nước ta thường diễn ra vào ngày nào? A. Ngày 2 tháng 2 B. Ngày 1 tháng 6 C. Ngày 5 tháng 9 BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  2. III. Luyện tập: 5. Xếp các từ sau vào bảng cho thích hợp: bạn, nói, bố, quần áo, cặp sách, đi học, chạy, cô giáo Chỉ người Chỉ vật Chỉ hoạt động . . . 6. Viết tiếp để có câu giới thiệu: a. Em là b. Trường em là c. Mẹ em là . 7. Điền c/k/q vào chỗ chấm: - con ò - con iến - con ông - con uạ - cây ầu - cái ìm 8. Gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật có trong khổ thơ sau: Hôm qua em tới trường Mẹ dắt tay từng bước Hôm nay mẹ lên nương Một mình em đến lớp 9. Đặt câu có chứa từ: a. đi học: b. nghe giảng: 10. Em hãy viết 2 đến 3 câu giới thiệu về bản thân mình. . . BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  3. === TIẾNG VIỆT - TUẦN 2 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: BÉ MAI ĐÃ LỚN Bé Mai rất thích làm người lớn. Bé thử đủ mọi cách. Lúc đầu, bé đi giày của mẹ, buộc tóc theo kiểu của cô. Bé lại còn đeo túi xách và đồng hồ nữa. Nhưng mọi người chỉ nhìn bé và cười. Sau đó, Mai thử quét nhà như mẹ. Bé quét sạch đến nỗi bố phải ngạc nhiên: - Ô, con gái của bố quét nhà sạch quá! Y như mẹ quét vậy. Khi mẹ chuẩn bị nấu cơm, Mai giúp mẹ nhặt rau. Trong khi mẹ làm thức ăn, Mai dọn bát đũa, xếp thật ngay ngắn trên bàn. Cả bố và mẹ đều vui. Lúc ngồi ăn cơm, mẹ nói: - Bé Mai nhà ta đã lớn thật rồi. Mai cảm thấy lạ. Bé không đi giày của mẹ, không buộc tóc giống cô, không đeo đồng hồ. Nhưng bố mẹ đều nói rằng em đã lớn. Theo Tiếng Việt 2, tập 1, 1988 II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Bé Mai thích điều gì? A. thích làm người lớn B. thích làm việc nhà C. thích học giỏi 2. Lúc đầu, Bé Mai đã thử làm người lớn bằng cách nào? A. đi giày của mẹ, buộc tóc giống cô B. đeo túi xách, đồng hồ C. Cả hai đáp án trên 3. Sau đó, Mai đã làm những việc gì khiến bố mẹ đều vui? A. quét nhà, nhặt rau B. nhặt rau, dọn bát đũa C. quét nhà, nhặt rau, dọn và xếp bát đũa ngay ngắn trên bàn 4. Theo em, vì sao bố mẹ nói rằng Mai đã lớn? BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  4. === III. Luyện tập: 5. Gạch dưới từ chỉ sự vật có trong câu sau: Bé không đi giày của mẹ, không buộc tóc giống cô, không đeo đồng hồ. 6. Gạch dưới từ chỉ hoạt động có trong câu sau: Khi mẹ chuẩn bị nấu cơm, Mai giúp mẹ nhặt rau. 7. Khoanh vào chữ cái trước dòng có tiếng viết sai chính tả s/x: a. sim, sông, suối, chim sẻ b. xem xét, mùa xuân, xấu xa, xa xôi c. quả sung, chim xáo, sang sông d. đồng xu, xem phim, hoa xoan 8. Hãy viết thêm từ ngữ vào chỗ trống để tạo thành câu nêu hoạt động: a. Cô giáo b. Các bạn học sinh 9. Viết câu nêu hoạt động phù hợp với mỗi tranh dưới đây: BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  5. === TIẾNG VIỆT - TUẦN 3 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: ÚT TIN Út Tin vừa theo ba đi cắt tóc về. Mái tóc đen dày được cắt cao lên, thật gọn gàng. Quanh hai tai, sau gáy em chỉ còn vệt chân tóc đen mờ. Không còn vướng tóc mái, cái trán dô lộ ra, nhìn rõ nét tinh nghịch. Gương mặt em trông lém lỉnh hẳn. Cái mũi như hếch thêm, Còn ánh mắt hệt đang cười. Tôi thấy như có trăm vì sao bé tí cùng trốn trong mắt em. Bên má em vẫn còn dính vụn tóc chưa phủi kĩ. Hai má phúng phính bỗng thành cái bánh sữa có rắc thêm mấy hạt mè. Tôi định bẹo má trêu nhưng rồi lại đưa tay phủi tóc cho em. Ngày mai, Út Tin là học sinh lớp Hai rồi. Em chẳng thích bị trêu vậy đâu! Nguyễn Thị Kim Hoà II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Út Tin theo ba đi đâu về? A. đi xem lớp học mới B. đi cắt tóc C. đi thả diều 2. Gương mặt Út Tin thế nào sau khi cắt tóc? A. Gương mặt trông lém lỉnh hẳn ra. B. Nhìn rõ nét tinh nghịch. C. Hệt như đang cười 3. Tác giả định trêu em Tin bằng cách: A. Nói má em như cái bánh sữa. B. Nói rằng trong mắt em như có trăm vì sao bé tí đang trốn. C. Bẹo má trêu em 4. Vì sao Út Tin không thích bị trêu? BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2
  6. === III. Luyện tập: 5. Gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật có trong khổ thơ sau: Bên này là núi uy nghiêm Bên kia là cánh đồng liên chân mây Xóm làng xanh mát bóng cây Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời. (Trần Đăng Khoa) 6. Gạch dưới câu nêu hoạt động có trong đoạn văn sau: Chiều hôm ấy, tôi ghé vào cửa hàng mua sách. Lan gánh nước đi qua. Nhìn thấy tôi, bạn đi như chạy. Bông Lan trượt chân ngã lăn ra cùng hai xô nước. Một bà béo chạy lại quát ầm ĩ. Lan ôm mặt khóc rồi chạy như bị ma đuổi. (Nguyễn Thu Phương) 7. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than vào [ ] cho thích hợp: Trang và Nhung vào công viên chơi [ ]ở công viên, hai đứa tha hồ ngắm hoa đẹp[ ]Trang thích hoa thọ tây, còn Nhung lại thích hoa tóc tiên Trang nói: Nhung ơi, xem kìa, bông thọ tây mới đẹp làm sao [ ] -Ờ, đẹp thật[ ]Nhưng làm sao đẹp bằng hoa tóc tiên[ ] 8. Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm có trong khổ thơ: Lá sen xanh mát Đọng hạt sương đêm Gió rung êm đềm Sương long lanh chạy. 9. Đặt câu với những từ chỉ đặc điểm vừa tìm được ở bài 8. BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  7. === TIẾNG VIỆT - TUẦN 28 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: KHỈ VÀ CÁ HEO Một ngày nọ, các thuỷ th ủ bắ t tay vào chuẩn bị đồ đạc để ra khơi trên chiếc thuyền buồm, đây sẽ là một hành trình dài. Một thuỷ thủ còn mang theo một chú khỉ lên thuyền. Thuyền ra khơi lênh đênh giữa biển khơi, bớt ngờ có một cơn bão khủng khiếp kéo tới và làm lật tàu c ủa họ. Toàn bộ các thuỷ thủ đều rơi xuống biển, và cả chú khỉ cũng vậy, nó chắc chắn rằng mình sẽ bị chết đuối. Đột nhiên một chú cá heo xuất hiện và cứu mạng khỉ. Nó cõng khỉ trên lưng và bơi vào hòn đảo gần nhất để tránh bão. Hai con v ật tìm được một hòn đảo nhỏ , khi tới nơi khỉ xuống khỏi lưng của cá heo. Cá heo hỏi “Bạn đã bao giờ tới một hòn đảo nào như này chưa?”Khỉ liến thoắng trả lời: “Tấ t nhiên rồi. Bạn biết không, vua của hòn đảo này còn là bạn thân của tớ đấy. Thực ra tớ là hoàng tử khỉ đấy bạn cá heo ạ”.Cá heo biết rằng sự thực không có ai s ống trên hòn đảo hoang này cả, nó nói: “Tốt, tốt, thì ra bạn là một hoàng tử cơ đấy! Bây giờ bạn còn có thể trở thành vua nữa cơ!” Con khỉ hỏi: “Làm thế nào để trở thành vua? ” Cá heo bắt đầu bơi ra xa, đoạn nó quay lại trả lời khỉ: “Dễ thôi mà bạn khỉ. Bạn là con vật duy nhất trên hòn đảo này, tự nhiên bạn sẽ trở thành vua thôi!” Khỉ nhận ra sai l ầm từ thói khoác lác của mình nhưng đã quá muộn, cá heo đã bơi đi rất xa bỏ lại nó một mình trên hoang đảo. (Sưu tầm) II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Một thủy thủ đã đem theo thứ gì cùng mình ra khơi? A. đồ đạc cá nhân B. áo phao C. một chú khỉ 2. Vì sao tàu của các thủy thủ bị lật? A. do chú khỉ nghịch ngợm B. do chở quá nhiều C. do sóng quá lớn người D. do bão 3. Ai đã cứu Khỉ? A. các thủy thủ B. bác ngư dân C. bạn cá heo 4. Bạn Khỉ trong truyện có tính xấu gì? Hãy nói 1 lời khuyên nếu em gặp Khỉ. BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  8. === III. Luyện tập: 5. Gạch một gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật, hai gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm trong khổ thơ sau: Con trâu đen lông mượt Cái sừng nó vênh vênh Nó cao lớn lênh khênh Chân đi như đập đất. 6. Gạch dưới các chữ viết sai chính tả d/r/gi rồi viết lại khổ thơ cho đúng: Em yêu giòng kênh nhỏ Chảy dữa hai dặng cây Bên dì dào sóng lúa Gương nước in trời mây. 7. Điền ch/tr vào chỗ chấm: .ải đầu ải rộng ạm gác đụng ạm 8. Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau: Phong đi học về[ ]Thấy em rất vui, mẹ hỏi: - Hôm nay con được điểm tốt à[ ] Vâng[ ]Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long[ ]Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế [ ] Mẹ ngạc nhiên: - Sao con nhìn bài của bạn[ ] - Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà! (Sưu tầm) 9. Gạch dưới câu nêu đặc điểm có trong đoạn văn sau: Chú trống choai đang ngất ngưởng trên đống củi trước sân. Bây giờ đuôi chú đã có dáng cong cong chứ không đuồn đuột như hồi nhỏ nữa. Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi. Đôi cánh chưa được cứng cáp, nhưng cũng đủ sức giúp chú phốc một cái nhảy tót lén đống củi gọn gàng hơn trước nhiều. BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  9. === TIẾNG VIỆT - TUẦN 29 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: NÓI VỚI EM Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay Tiếng lích rích chim sâu trong lá Con chìa vôi vừa hát vừa bay. Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện Sẽ được nhìn thấy các bà tiên Thấy chú bé đi hài bảy dặm Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền. Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ Đã nuôi em khôn lớn từng ngày Tay bồng bế, sớm khuya vất vả Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay. Vũ Quần Phương II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Bạn nhỏ trong đoạn thơ đã nghe được tiếng chim hót ở đâu? A. trong vườn B. trên những vòm cây C. trong đám lá xanh 2. Bạn nhỏ đã nhắm mắt để nghe điều gì? A. nghe tiếng chim hót B. nghe tiếng các bà tiên C. nghe bà kể chuyện 3. Bạn nhỏ đã nhắm mắt nghĩ về điều gì? A. về quả thị thơm, về cô Tấm rất hiền B. nghĩ về cha mẹ C. nghĩ về bà 4. Theo em, vì sao khi bạn nhỏ nghĩ về cha mẹ “mắt nhắm rồi lại mở ra ngay?” . . BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  10. === III. Luyện tập: 5. Viết tên các phương tiện giao tiếp, kết nối: . . . 6. Đặt câu nêu hoạt động của mỗi người trong tranh: . . . . 7. Điền l/n vào chỗ chấm để hoàn thành đoạn thơ: úa ếp là .úa .ếp .àng .úa .ên ớp ớp, .òng àng .âng .âng. 8. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào [ ] trong đoạn văn sau và chép lại cho đúng chính tả: Mùa xuân [ ] cây gạo gọi đến biết bao nhiêu là chim[ ] từ xa nhìn lại[ ]cây gạo sừng sừng như một tháp đèn khổng lồ[ ] hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. . . . BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  11. === TIẾNG VIỆT - TUẦN 30 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: NHỮNG NGƯỜI GIỮ LỬA TRÊN BIỂN Sau hai ngày đêm dập dềnh trên sóng, chúng tôi đến đảo Sơn Ca. Mọi người đều xúc động khi nhìn thấy ngọn hải đăng sừng sững giữa biển trời. Ai cũng muốn đặt chân lên trạm hải đăng đẹp nhất Trường Sa. Tàu cập bến, một người thợ vui mừng ra đón. Anh dẫn chúng tôi đi tham quan tháp đèn. Trên đỉnh tháp, ba người thợ đang lau chùi và kiểm tra hệ thống đèn. Đêm đến, những người thợ thay phiên nhau thức để giữ cho ngọn đèn luôn toả sáng. Nhờ có ánh sáng ngọn hải đăng, tàu thuyền không bị lạc hướng trong đêm tối. Ngọn hải đăng còn khẳng định vùng biển trời này là của Tổ quốc thân yêu. Những gì đã chứng kiến khiến chúng tôi càng thêm yêu mến những người giữ lửa trên biển quê hương. Theo Đoàn Đại Trí II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Đâu là tên của hòn đảo được nhắc đến trong đoạn văn? A. Cô Tô B. Sơn Ca C. Trường Sa D. Hoàng Sa 2. Ai đã dẫn mọi người đi tham quan tháp đèn? A. hướng dẫn viên du lịch B. một anh thợ C. một người dân trên đảo 3. Ngọn hải đăng có tác dụng gì? A. Giúp cho tàu thuyền không bị lạc hướng trong đêm tối. B. Giúp khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ quốc. C. Cả 2 đáp án đều đúng. 4. Ai là những người giữ lửa trên biển? Vì sao lại gọi họ như vậy? BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  12. === III. Luyện tập: 5. Quan sát tranh và ghi lại các từ chỉ nghề nghiệp: 6. Viết câu nêu hoạt động phù hợp với bức tranh: 7. Điền vào chỗ chấm: a. s hoặc x ấm sét nhận ét .uất cơm .ách túi b. d hoặc gi ở dang .ấu diếm .ỗ dành giành .ật c. ip hoặc iêp cái nh chiêm ch tấm l nh cầu BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  13. === TIẾNG VIỆT - TUẦN 31 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: LÊN THĂM NHÀ BÁC Lên thăm nhà Bác hôm nay Trắng ngân hoa huệ, hương bay dịu hiền Tưởng trong truyện cổ cảnh tiên Nhà sàn mát mẻ kề bên mặt hồ. Từng đàn con chép, con rô Tăm lay bóng nắng, nhớ giờ Bác ra. Hàng rào dâm bụt, đơm hoa Ngõ vào gợi nhớ quê nhà Bác xưa. Bật đèn, đài nói sớm trưa Tưởng như trong bức rèm thưa Bác ngồi Hằng Phương II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Bác Hồ nuôi cá ở đâu? A. ở trong chậu cá cảnh. B. ở trong ao C. ở suối D. ở trong hồ 2. Những loài hoa nào dưới đây được nhắc đến trong đoạn thơ? A. hoa huệ B. hoa dâm bụt C. hoa nhài D. hoa lan 3. Trong đoạn thơ tác giả đã so sánh nhà Bác với: A. Truyện cổ tích B. Truyện ngụ ngôn C. Cảnh tiên 4. Hãy viết 2-3 câu thể hiện những điều em biết quê hương của Bác Hồ: BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  14. === III. Luyện tập: 5. Tìm các từ ngữ thuộc chủ điểm Bác Hồ trong các từ ngữ dưới đây : công nhân, nông dân, bộ đội, nhà sàn, ao cá, chòm râu, mái tóc bạc, vầng trán cao, đôi mắt sáng, đôi dép cao su, nhà máy, bệnh viện, trường học, cây vú sữa, quần áo ka-ki, đơn sơ, giản dị, đạm bạc, hiền hậu. 6. Điền vào chỗ trống r, d hay gi? Bác ơi ù cách núi non Mà hình Bác vẫn trong lòng không xa ặc kia muốn cắt sơn hà Mà miền Nam vẫn hướng a Bác Hồ, Hướng về sắc đỏ ngọn cờ Về ngày Nam Bắc cõi bờ liền nhau. 7. Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào [ ] Hồi cách mạng mới thành công[ ]Bác Hồ rất thích thú mỗi khi nghe tiếng trống ếch rộn ràng[ ]nhìn những bước đi cố tỏ ra vẻ oai nghiêm nhưng vẫn đầy nét trẻ thơ của các em[ ] Có những lúc từ buồng làm việc trên tầng cao ở Bắc Bộ phủ Bác phải đứng nhìn qua vai người khác để các cháu không thấy Bác và Bác được tự do ngắm nhìn các cháu trong những ngày vui đó[ ]các em thường mặc đồng phục quần xanh [ ] sơ mi trắng đầu đội mũ ca lô[ ]Bác đứng nhìn các cháu rất lâu rất lâu[ ] (Theo 8. Viết câu: a. Thể hiện tình cảm, sự biết ơn của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ: . b. Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam: . BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  15. === TIẾNG VIỆT - TUẦN 32 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: BỮA TIỆC BA MƯƠI SÁU MÓN Trước hôm nghỉ Tết, cô Dung nói với cả lớp: “Ngày mai, chúng ta bày tiệc tiễn năm cũ, đón năm mới. Mỗi em hãy mang tới lớp một món đãi bạn." Bạn Hưng góp kẹo trái cây. Bạn Nhung góp những trái vú sữa tròn vo căng mọng hái từ vườn nhà. Bạn Hương góp mứt dừa làm cùng bà ngoại. Mỗi bạn một món, đủ thứ. Đã có bánh da lợn ướt, lại có bánh lỗ tai heo khô cong, giòn rụm. Đã có hạt dưa nhỏ bằng móng ngón tay út sơn son, lại có bánh phồng khoai to, tròn vo. Còn những miếng dưa hấu mới xẻ thì cong vút như cái miệng rộng cười hết cỡ. Khó mà kể hết các món ngon trong một bữa tiệc lớn như vậy. Bữa tiệc của ba mươi lăm bạn lớp 2B có đến ba mươi sáu món. Món nào cũng ngon và lạ. Chưa kịp biết hết tên thì đã hết sạch! Theo Trần Quốc Toàn II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Tên những bạn nào dưới đây được nhắc đến trong đoạn văn? A. Hưng B. Nhung C. Hương D. Cả 3 đáp án trên. 2. Món mứt dừa trong đoạn văn do ai làm? A. Bạn Hương B. Bà ngoại bạn Hương C. Bạn Hương và bà ngoại. 3. Món ăn nào khi xẻ ra trông giống như “những chiếc miệng rộng cười hết cỡ”? A. hạt dưa B. bánh da lợn C. dưa hấu D. vú sữa 4. Theo em, vì sao lớp 2B có 35 bạn mà lại có đến 36 món ăn? BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  16. === III. Luyện tập: 5. Gạch dưới tên những món ăn có trong đoạn sau: Bạn Hương góp mứt dừa làm cùng bà ngoại. Mỗi bạn một món, đủ thứ. Đã có bánh da lợn ướt, lại có bánh lỗ tai heo khô cong, giòn rụm. Đã có hạt dưa nhỏ bằng móng ngón tay út sơn son, lại có bánh phồng khoai to, tròn vo. 6. Ghi tên món ăn là đặc sản các vùng miền ở Việt Nam: 7. Viết tiếp để hoàn thành câu giới thiệu: a. Phở gà là b. Bến Tre là c. Bánh bột lọc là . 8. Điền vào chỗ chấm: a. (chung / trung) –Trận đấu kết. (chung) –Phá cỗ Thu. (Trung) –Tình bạn thuỷ (chung) –Cơ quan ương. (trung) b. (ch/tr) Miệng và chân anh cãi rất lâu, chân nói : – Tôi hết đi lại ạy, phải ịu bao điều đau đớn, nhưng đến đâu, cứ có gì ngon là anh lại được xơi tất. Thật bất công quá! Miệng từ tốn ả lời: – Anh nói .i mà lạ thế! Nếu tôi ngừng ăn, thì liệu anh có bước nổi nữa không nào? BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  17. === TIẾNG VIỆT - TUẦN 33 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: VÈ CÁ No lòng ấm dạ Là con cá cơm. Không ướp mà thơm Là con cá ngát. Liệng bay thấm thoắt Là con cá chim. Hụt cẳng chết chìm Là con cá đuối. Nhiều năm nhiều tuổi Là cá bạc đầu. Đủ chữ xứng câu Là con cá đối. Vòi phun như xối Đúng là cá voi. II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Loài cá nào không cần ướp vẫn thơm? A. Cá cơm B. Cá thơm C. Cá hoa D. Cá ngát 2. Cá nào liệng bay thoăn thắt? A. Cá chép B. Cá chim C. Cá chuối D. Cá mập 3. Cá nào nhiều tuổi? A. Cá đã già B. Cá bạc C. Cá bạc đầu D. Cá quả 4. Trong bài “Vè Cá”, có bao nhiêu loài cá được nhắc đến? A. 5 loại cá B. 6 loại cá C. 7 loại cá D. 8 loại cá 5. Hãy kể tên ít nhất 3 món ăn làm từ cá: . . BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  18. === III. Luyện tập: 6. Đố bạn con gì? a. Cá gì vốn rất hiền lành b.Con gì sống ở trong hang Xưa được chị Tấm dỗ dành nuôi cơm? Hai càng, tám cẳng bò ngang suốt đời? Là cá Là con c. Cá gì không vẩy, bẹt đầu Ngạnh thì nhọn hoắt mà râu rất mềm Ao hồ nước lặng, sống êm Bùn sâu thỏa thích ngày đêm chui luồn ? Là cá 7. Điền ươu/iêu vào chỗ chấm trong các câu sau: - Con lạc đà có cái b .rất to ở trên lưng. - Chim kh là giống chim siêng hót, dạn người, hót được nhiều giọng và giọng hót rất vang. - Bạn Mai lớp em có năng kh .ca hát nổi trội. - Em cùng bố mẹ đi mua quà b ông bà. 8. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy thích hợp vào [ ] Chuột túi có một mảng da trước ngực[ ]như cái áo choàng[ ]Thức ăn chính của chuột túi là quả rùng[ ]Khi đi ăn[ ]chuột mẹ để con nằm gọn trong cái túi trước ngực. 9. Viết câu có chứa các từ ngữ chỉ hoạt động cho trước: - bơi lội: - búng càng: - ẩn náu: - săn bắt: . BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  19. === TIẾNG VIỆT - TUẦN 34 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: HỒ GƯƠM Nhà tôi ở cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, đường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um. Có buổi, người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước. Nó như lắng nghe tiếng chuông đồng hồ trên tầng cao nhà bưu điện buông từng tiếng ngân nga trong gió. Tôi thầm nghĩ: Không biết có phải con rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc đó không? NGÔ QUÂN MIỆN II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Trong đoạn văn, tác giả so sánh hồ Gươm với: A. Một chiếc gương tròn sáng long lanh. B. Một chiếc bầu dục nhỏ lấp lánh. C. Một chiếc gương bầu dục lớn. D. Một chiếc gương treo tường lớn. 2. Cầu Thê Húc dẫn vào đâu? A. Giữa hồ B. Đền Ngọc Sơn C. Tháp Rùa 3. Thanh kiếm được nhắc tới trong đoạn văn đã từng được dùng vào mục đích gì? A. Để trả lại cho Rùa thần. B. Để trao cho vua Lê. C. Để trao cho vua Lê, giúp vua Lê đánh thắng giặc ngoại xâm. 4. Viết 2-3 câu kể về cảnh đẹp em thích nhất ở Hà Nội: . . BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  20. === III. Luyện tập: 5. Viết từ chỉ nghề nghiệp có trong hình sau: 6. Viết câu nêu hoạt động, công việc của mỗi người có trong tranh ở bài 5: Ví dụ: Cô y tá chăm sóc bệnh nhân. 7. Trong các câu sau có chứa một số tên riêng địa lý nhưng chưa được viết hoa đúng quy tắc. Em hãy gạch chân dưới những chữ viết sai và chữa lại: Hà Nội có hồ gươm Mấy năm giặc bắn phá . Nước xanh như pha mực Ba đình vẫn xanh cây . Bên hồ ngọn tháp bút Trăng vàng chùa Một Cột . Viết thơ lên trời cao. Phủ tây hồ hoa bay 8. Tìm những từ ngữ có tiếng rong/dong/giong để phân biệt sự khác nhau giữa chúng: - rong: . - dong: . - giong: BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A
  21. === TIẾNG VIỆT - TUẦN 35 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: ĐẦM SEN Đi khỏi dốc đê, lối rẽ vào làng, tự nhiên Minh cảm thấy rất khoan khoái dễ chịu. Minh dừng lại hít một hơi dài. Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu hẳn cái nóng ngột ngạt của trưa hè. Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, mẹ con bác Tâm đang bơi chiếc mủng đi hái hoa sen cho tổ. Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhè nhẹ vào lòng thuyền. Minh chợt nhớ đến ngày giỗ ông năm ngoái. Hôm đó có bà ngoại em sang chơi. Mẹ nấu chè hạt sen, bà ăn tấm tắc khen ngon mãi. Lúc bà về, mẹ lại biếu một gói trà mạn ướp nhị sen thơm phưng phức. (Tập đọc lớp 2 - 1980) II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Những bông sen trong đoạn văn có màu gì? A. Màu xanh B. Màu trắng C. Màu hồng D. Đáp án B và C đúng. 2. Giữa đầm, mẹ con bác Tâm đang làm gì? A. hái hoa sen B. bơi chiếc mủng đi tỉa hoa C. chăm sóc cho những bông sen 3. Bà bạn Minh đã tấm tắc khen món gì ngon? A. chè hoa sen B. trà mạn ướp nhị sen C. chè hạt sen 4. Vì sao khi rẽ vào làng, bạn Minh đột nhiên cảm thấy khoan khoái dễ chịu? . .
  22. === III. Luyện tập: 5. Xếp các từ sau vào chỗ trống trong bảng cho thích hợp: cá chép, cua, cá hồi, tôm, cá thu, ốc, cá quả, cá trắm, cá mập, ao hồ, rùa, cá heo, biển, bãi cát, cá rô Cá nước ngọt Cá nước mặn Con vật sống dưới nước, không là cá 6. Điền r/d/gi vào chỗ chấm: - Rút ây động rừng. - Dây mơ .ễ má. - ấy trắng mực đen. - eo gió gặt bão. - ương đông kích tây. - ãi nắng ầm mưa. 7. Tìm những từ ngữ có tiếng rương/dương/giương để phân biệt sự khác nhau giữa chúng: - rương: . - dương: . - giương: 8. Viết câu trả lời cho các câu hỏi sau: a. Tháng mấy em được nghỉ hè? b. Vào kì nghỉ hè, em thường làm gì? . c. Hoa gì thường nở vào mùa hè? . d. Kêu râm ran suốt cả mùa hè là con gì? . BÀI TẬP CUỐI TUẦN – 2 Họ và tên: Lớp: 2A