Bài kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Có đáp án)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm):

II. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (6 điểm):

* Đọc thầm câu chuyện dưới đây:

Mây đen và mây trắng

Trên bầu trời cao rộng, mây đen và mây trắng đang rong ruổi theo gió. Mây trắng xốp, nhẹ, bồng bềnh như một chiếc gối bông xinh xắn. Mây đen vóc dáng nặng nề, đang sà xuống thấp.

Thấy mây đen bay thấp, mây trắng rủ:

- Chúng mình bay lên cao đi! Bay cao thú vị lắm!

- Anh bay lên đi! - Mây đen nói - Tôi còn phải mưa xuống, ruộng đồng đang khô cạn vì hạn hán, muôn loài đang mong chờ tôi.

Mây trắng ngạc nhiên hỏi:

- Làm mưa ư? Anh không sợ tan biến hết hình hài à?

Nói rồi mây trắng bay vút lên. Nó bị gió cuốn tan biến vào không trung.

Mây đen sà xuống thấp rồi hóa thành mưa rơi xuống ruộng đồng, cây cỏ,... Con người và vạn vật reo hò đón mưa. Mưa tạnh, nắng lên rực rỡ. Nước ở ruộng đồng bốc hơi, bay lên, rồi lại kết lại thành những đám mây đen. Những đám mây đen hoá thành mưa rơi xuống... Cứ như thế, mây đen tồn tại mãi mãi.

(Theo ngụ ngôn chọn lọc)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập:

1. Trong câu chuyện, những sự vật nào được coi như con người?

A. Mây đen và mây trắng

B. Nắng và gió

C. Bầu trời

D. Ruộng đồng

doc 6 trang Đình Khải 19/06/2024 580
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2 Họ và tên: Năm học 2021– 2022 Lớp: 2 Thời gian: 30 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm Điểm Điểm Nhận xét của giáo viên GV chấm đọc viết TV kí . A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) ĐT: ĐH: I. Đọc thành tiếng (4 điểm): II. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (6 điểm): * Đọc thầm câu chuyện dưới đây: Mây đen và mây trắng Trên bầu trời cao rộng, mây đen và mây trắng đang rong ruổi theo gió. Mây trắng xốp, nhẹ, bồng bềnh như một chiếc gối bông xinh xắn. Mây đen vóc dáng nặng nề, đang sà xuống thấp. Thấy mây đen bay thấp, mây trắng rủ: - Chúng mình bay lên cao đi! Bay cao thú vị lắm! - Anh bay lên đi! - Mây đen nói - Tôi còn phải mưa xuống, ruộng đồng đang khô cạn vì hạn hán, muôn loài đang mong chờ tôi. Mây trắng ngạc nhiên hỏi: - Làm mưa ư? Anh không sợ tan biến hết hình hài à? Nói rồi mây trắng bay vút lên. Nó bị gió cuốn tan biến vào không trung. Mây đen sà xuống thấp rồi hóa thành mưa rơi xuống ruộng đồng, cây cỏ, Con người và vạn vật reo hò đón mưa. Mưa tạnh, nắng lên rực rỡ. Nước ở ruộng đồng bốc hơi, bay lên, rồi lại kết lại thành những đám mây đen. Những đám mây đen hoá thành mưa rơi xuống Cứ như thế, mây đen tồn tại mãi mãi. (Theo ngụ ngôn chọn lọc) Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập: 1. Trong câu chuyện, những sự vật nào được coi như con người? A. Mây đen và mây trắng B. Nắng và gió C. Bầu trời D. Ruộng đồng
  2. 2. Mây trắng rủ mây đen đi đâu? A. Rong ruổi theo gió B. Bay lên cao C. Sà xuống thấp D. Quay đi không nhìn 3. Vì sao mây đen không nghe theo mây trắng? A. Vì mây đen thích ngắm cảnh ruộng đồng, cây cỏ. B. Vì hạn hán, mây đen muốn làm mưa giúp người. C. Vì mây đen sợ gió thổi làm tan biến mất hình hài. D. Vì mây đen không thích bay lên cao. 4 Tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây: Đám mây xốp trông như một chiếc gối bông xinh xắn. Từ chỉ đặc điểm là: 5. Câu nào cho thấy mây đen đem lại niềm vui cho con người và vạn vật? A. Nói rồi mây trắng bay vút lên. B. Nó bị gió cuốn tan biến vào không trung. C. Con người và vạn vật reo hò đón mưa. D. Cứ như thế, mây đen tồn tại mãi mãi. Bài 6. Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào dòng phù hợp: (bầu trời, sà xuống, ruộng đồng, reo hò, mây trắng) Từ chỉ sự vật: Từ chỉ hoạt động :
  3. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 2 Năm học: 2021 - 2022 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (4 điểm) Mỗi HS đọc một đoạn văn sau và trả lời 1câu hỏi trong đoạn văn đó. HOA XANH Cây na ra hoa, thứ hoa đặc biệt mang màu xanh của lá non. Hoa lẫn trong lá cành, thả vào vườn hương thơm dịu ngọt ấm cúng. Cây na mảnh dẻ, phóng khoáng. Lá không lớn, cành chẳng um tùm lắm nhưng toàn thân nó toát ra không khí mát dịu, êm ả, khiến ta chìm ngợp giữa một điệu ru thấp thoáng mơ hồ. Câu hỏi: Hoa na có gì đặc biệt? CÂY THÔNG Những cây thông dáng thẳng tắp, hiên ngang giữa trời đất, không sợ nắng mưa. Lá thông trông như một chiếc kim dài và xanh bóng. Mỗi khi gió thổi, cả rừng thông vi vu reo lên cùng gió, làm cho ta không khỏi mê say. Người ta trồng thông chủ yếu lấy gỗ và nhựa. Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý báu. Câu hỏi: Vì sao nói cây thông là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý báu? CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Câu hỏi: Rễ cây được miêu tả như thế nào? CÂY GẠO Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cậy gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Câu hỏi: Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?
  4. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Năm học 2021 - 2022 Môn: Tiếng Việt 2 (Thời gian: 40 phút, không kể thời gian phát đề) B. phần Kiểm tra viết: (10 điểm): I. Chính tả (4 điểm): Nghe viết - 15 phút GV đọc cho học sinh viết đoạn văn sau: CÂY GẠO Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. 2/ Tập làm văn (6 điểm) (25 phút) Đề bài: Em hãy viết lại một đoạn văn ngắn (Khoảng 4- 5 câu) giới thiệu một đồ dùng học tập của em.
  5. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HK II - LỚP 2 Năm học: 2021 - 2022 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1điểm. Đạt 1 trong 2 yêu cầu: 0,5 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. Đọc sai từ 6 – 10 tiếng: 0,5 điểm. Đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. + Trả lời chưa thành câu hoặc thiếu ý: 0,5 điểm; + Không trả lời được câu hỏi: 0 điểm Đoạn 1: Câu hỏi: Điểm đặc biệt của hoa na là: Hoa mang màu xanh của lá non. Đoạn 2: Câu hỏi: Người ta trồng cây thông để lấy gỗ và nhựa nên nói cây thông là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý báu. Đoạn 3: Câu hỏi: Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Đoạn 4: Câu hỏi: Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. II/ Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (6 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 Khoanh vào ý A 0,5 điểm 2 Khoanh vào ý B 0,5 điểm 3 Khoanh vào ý B 1 điểm 4 Từ chỉ đặc điểm là: xốp, xinh xắn 1,5 điểm 5 Khoanh vào ý C 1 điểm 6 Từ chỉ sự vật: bầu trời, ruộng đồng, mây trắng Điền đúng mỗi từ Từ chỉ hoạt động: sà xuống, reo hò được 0,3 điểm B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Chính tả - Nghe viết đoạn văn: 4 điểm - Tốc độ đạt yêu cầu (70 chữ/15 phút): 0,5 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 0,5 điểm
  6. - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 0,5 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 2 lỗi): 2,5điểm. Mắc 3,4 lỗi: 2 điểm. Mắc 5,6 lỗi: 1,5 điểm. Mắc 7,8 lỗi: 1 điểm. Mắc 9,10 lỗi: 0,5 điểm. Mắc trên 10 lỗi: Không cho điểm. II. Tập làm văn: (6 điểm) 1.Nội dung (ý): 4 điểm Học sinh viết được đoạn văn nói về một đồ dùng học tập. - Đủ số câu theo yêu cầu, đủ ý : 0,5 điểm - Có câu mở đầu giới thiệu đồ dùng và câu kết thúc đoạn: 0,5 điểm - Kể được những nét tiêu biểu về hình dáng, ích lợi, hoạt động liên quan đến đồ vật. : 2 điểm - Thể hiện được tình cảm về đồ vật đó và cách bảo quản nó. : 0,5 điểm 2. Kỹ năng: 2 điểm - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc quá 3 lỗi chính tả: 1 điểm - Câu văn đủ ý có sự liên kết, dùng từ ngữ hình ảnh hay. 1 điểm