Bài kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Gia Thượng - Đề 2 (Có đáp án)

I. Đọc thành tiếng. (4 điểm) GV kiểm tra đọc từng HS qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối HK I môn Tiếng Việt lớp 2.

II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm):

Kiến và ve sầu

Ngày hè nắng rực rỡ, những loài vật nhỏ bé trong rừng đang cùng nhau ca hát rong chơi. Chú kiến vẫn cặm cụi đi kiếm thức ăn tha về tổ. Thấy kiến đi qua, ve sầu giễu cợt:

- Này nhà chú ăn hết bao nhiêu đâu mà kiếm nhiều thế cho nặng tổ. Chú cứ vui chơi như chúng tôi đi!

Kiến vẫn tiếp tục làm việc, chú đáp lại ve sầu:

- Chị cứ vui chơi đi, nhà chúng em sức yếu, phải tích trữ cái ăn cho mùa đông giá rét chị ạ.

Mùa đông đến, ve sầu không chịu làm tổ, cũng không có cái ăn nên nó bám vào cây, khô héo dần đi vì đói và rét. kiến đã kiếm đủ thức ăn và cỏ cho mùa đông nên không phải ra ngoài trời lạnh mà vẫn có cái ăn. Lo xa quả là không thừa.

(Theo Truyện ngụ ngôn)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

1. Ai cũng muốn được hưởng thụ và tận hưởng vui chơi, tại sao kiến chỉ miệt mài làm việc? ( 0,5 đ)

A. Vì kiến đã chơi suốt ba mùa thu, đông, xuân rồi nên đến mùa hè buộc phải làm việc.

B. Vì kiến lo xa, muốn tích trữ thức ăn cho mùa đông giá rét.

C. Vì kiến phải đi kiếm tiền trả nợ.

2. Sự miệt mài làm việc của kiến đã đem lại điều gì? ( 0,5 đ)

A. Giúp kiến có đủ thức ăn và cỏ cho mùa đông giá rét.

B. Giúp kiến trả hết nợ nần, được ung dung sống trong tổ hưởng thụ sự ấm áp.

C. Giúp kiến có thêm vàng bạc chất đầy nhà.

docx 5 trang Đình Khải 01/06/2024 1160
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Gia Thượng - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Gia Thượng - Đề 2 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN Thứ . ngày tháng năm 2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THƯỢNG BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên HS: Năm học 2021 - 2022 Lớp: 2A . Môn Tiếng Việt - Lớp 2 ( Bài kiểm tra đọc ) Điểm đọc Nhận xét của giáo viên Đọc tiếng: . Đọc thầm: . A. KIỂM TRA ĐỌC (10 Điểm) I. Đọc thành tiếng. (4 điểm) GV kiểm tra đọc từng HS qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối HK I môn Tiếng Việt lớp 2. II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm): Kiến và ve sầu Ngày hè nắng rực rỡ, những loài vật nhỏ bé trong rừng đang cùng nhau ca hát rong chơi. Chú kiến vẫn cặm cụi đi kiếm thức ăn tha về tổ. Thấy kiến đi qua, ve sầu giễu cợt: - Này nhà chú ăn hết bao nhiêu đâu mà kiếm nhiều thế cho nặng tổ. Chú cứ vui chơi như chúng tôi đi! Kiến vẫn tiếp tục làm việc, chú đáp lại ve sầu: - Chị cứ vui chơi đi, nhà chúng em sức yếu, phải tích trữ cái ăn cho mùa đông giá rét chị ạ. Mùa đông đến, ve sầu không chịu làm tổ, cũng không có cái ăn nên nó bám vào cây, khô héo dần đi vì đói và rét. kiến đã kiếm đủ thức ăn và cỏ cho mùa đông nên không phải ra ngoài trời lạnh mà vẫn có cái ăn. Lo xa quả là không thừa. (Theo Truyện ngụ ngôn) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: 1. Ai cũng muốn được hưởng thụ và tận hưởng vui chơi, tại sao kiến chỉ miệt mài làm việc? ( 0,5 đ) A. Vì kiến đã chơi suốt ba mùa thu, đông, xuân rồi nên đến mùa hè buộc phải làm việc. B. Vì kiến lo xa, muốn tích trữ thức ăn cho mùa đông giá rét. C. Vì kiến phải đi kiếm tiền trả nợ.
  2. 2. Sự miệt mài làm việc của kiến đã đem lại điều gì? ( 0,5 đ) A. Giúp kiến có đủ thức ăn và cỏ cho mùa đông giá rét. B. Giúp kiến trả hết nợ nần, được ung dung sống trong tổ hưởng thụ sự ấm áp. C. Giúp kiến có thêm vàng bạc chất đầy nhà. 3. Còn ve sầu thích vui chơi thì gặp phải điều gì? ( 0,5 đ) A. Mùa đông đến, ve sầu phải tới nhà kiến xin ăn và xin ở nhờ cho qua ngày. B. Mùa đông đến, ve sầu phải ra ngoài kiếm ăn giữa trời lạnh giá. C. Mùa đông đến, ve sầu không có cái ăn, lại không có tổ nên cứ bám vào cây, khô héo dần đi vì đói và rét. 4. Nhờ đâu mà kiến vẫn có đủ thức ăn sống cho qua mùa đông giá rét? ( 0,5 đ) A. Nhờ của cải của mẹ để lại và sự tiết kiệm của chính mình. B. Nhờ sự kiên nhẫn và chăm chỉ, lại biết lo xa. C. Nhờ sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè. 5. Qua câu chuyện về kiến và ve sầu em rút ra cho mình bài học gì? (1 điểm) 6. Bộ phận in nghiêng trong câu “Mùa đông đến, Ve Sầu không có cái ăn nên khô héo dần đi vì đói và rét.” trả lời cho câu hỏi nào sau đây? ( 0,5 đ) A. Vì sao? B. Ở đâu? C. Khi nào? 7. ( 0,5 đ) Câu “Ngày hè nắng rực rỡ, những loài vật nhỏ bé trong rừng đang cùng nhau ca hát rong chơi.” thuộc kiểu câu 8. Dựa vào nội dung bài đọc, đặt một câu nêu đặc điểm để nói về ve sầu. (1 điểm) 9. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy vào ô trống cho phù hợp. (1 điểm) Lúc nào? Sơn hỏi Hà: - Mùa hè cậu thường dậy lúc nào - Ngay khi tia nắng đầu tiên chiếu vào cửa sổ. – Hà trả lời Cậu dậy sớm quá - Sơn bảo.
  3. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2 ( Đề kiểm tra viết - Thời gian làm bài: 40 phút ) 1. Chính tả (Nghe viết) (4 điểm ) - 15 phút Bài viết: Cây Gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cậy gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. 2. Tập làm văn (6 điểm ) - 25 phút Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-6 câu) kể về một buổi đi chơi của em. (Dựa vào những câu gợi ý dưới đây) Gợi ý: 1. Em đã được đi đâu, vào thời gian nào? Có những ai đi cùng em? 2. Mọi người đã làm những gì? 3. Em và mọi người có cảm xúc như thế nào trong chuyến đi đó? 4. Nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi.
  4. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THƯỢNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KT CUỐI HỌC KÌ II Năm học 2021 - 2022 Môn: TIẾNG VIỆT - LỚP 2 I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Đọc thông thạo bài tập đọc đó học (phát âm từ, tốc độ đọc tối thiểu 65- 70 tiếng/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ): 3 điểm - Tùy mức độ đọc (do phát âm sai, tốc độ đọc chậm, không ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ ), giáo viên đánh giá điểm ở mức 2,5 ; 2 ; 1,5 - Học sinh trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc: 1 điểm 2. Đọc - Hiểu (6 điểm) Câu 1 2 3 4 6 Đáp án B A C B C Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 5 : (1đ) VD: Qua câu chuyện em rút ra bài học cho mình là: Phải biết lo xa và chăm chỉ làm việc. 7. ( 0,5 đ) Câu “Ngày hè nắng rực rỡ, những loài vật nhỏ bé trong rừng đang cùng nhau ca hát rong chơi.” thuộc kiểu câu nêu hoạt động. 8. (1đ) VD: Ve sầu rất ham chơi. 9. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy vào ô trống cho phù hợp. (1 điểm) Lúc nào? Sơn hỏi Hà: - Mùa hè . cậu thường dậy lúc nào ? - Ngay khi tia nắng đầu tiên chiếu vào cửa sổ. – Hà trả lời . Cậu dậy sớm quá ! - Sơn bảo. (Mỗi dấu điền đúng được 0,25đ) II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm 1. Chính tả (4 điểm) - Hướng dẫn chấm điểm chi tiết : - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
  5. - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1điểm - Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 1 điểm 2. Tập làm văn (6 điểm) Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể): + Nội dung (ý) : 3 điểm HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. + Kĩ năng : 3 điểm Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả : 1 điểm Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu : 1 điểm Điểm tối đa cho phần sáng tạo : 1 điểm