Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Gia Thượng - Đề 3 (Có đáp án)
Chuyện của thước kẻ
Trong cặp sách, thước kẻ làm bạn với bút mực và bút chì. Chúng sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp, mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba.
Nhưng ít lâu sau, thước kẻ nghĩ bút mực và bút chì phải nhờ đến mình mới làm được việc. Nó thấy mình giỏi quá, ngực cứ ưỡn mãi lên. Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì:
- Hình như thước kẻ hơi cong thì phải?
Nghe vậy, thước kẻ thản nhiên đáp:
- Tôi vẫn thẳng mà. Lỗi tại hai bạn đấy!
Bút mực bèn cầm một cái gương đến bên thước kẻ và nói:
- Bạn soi thử xem nhé!
Thước kẻ cao giọng:
- Đó không phải là tôi!
Nói xong, nó bỏ đi và lạc vào bãi cỏ ven đường.
Một bác thợ mộc trông thấy thước kẻ liền nhặt lên, đem về uốn lại cho thẳng. Thước kẻ cảm ơn bác thợ mộc rồi quay về xin lỗi bút mực, bút chì. Từ đó, chúng lại hoà thuận, chăm chỉ như xưa.
Theo Nguyễn Kiên
1. Dựa theo nội dung của bài tập đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất. a) (0.5đ) Câu chuyện kể về những đồ dùng học tập nào? A. thước kẻ B. bút mực, bút chì C. thước kẻ, bút mực, bút chì b) (0.5đ) Ban đầu, thước kẻ chung sống với các bạn như thế nào? A. vui vẻ B. buồn bã C. lục đục, cải vã nhau |
|||
c) (0.5đ) Vì sao thước kẻ bị cong? A. Vì bị bút mực bẻ cong B. Vì thước kẻ kiêu căng, cứ ưỡn ngực mãi lên. C. Vì bị bút chì bẻ cong |
|||
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2022.docx
Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Gia Thượng - Đề 3 (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN Thứ . ngày tháng năm 20 TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THƯỢNG BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên HS: Năm học 2022 - 2023 Lớp: 2A . Môn Tiếng Việt - Lớp 2 ( Bài kiểm tra đọc ) Điểm đọc Nhận xét của giáo viên Đọc tiếng: . Đọc thầm: . A. KIỂM TRA ĐỌC (10 Điểm) I. Đọc thành tiếng. (4 điểm) GV kiểm tra đọc từng HS qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối HK I môn Tiếng Việt lớp 2. II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm): Chuyện của thước kẻ Trong cặp sách, thước kẻ làm bạn với bút mực và bút chì. Chúng sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp, mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba. Nhưng ít lâu sau, thước kẻ nghĩ bút mực và bút chì phải nhờ đến mình mới làm được việc. Nó thấy mình giỏi quá, ngực cứ ưỡn mãi lên. Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì: - Hình như thước kẻ hơi cong thì phải? Nghe vậy, thước kẻ thản nhiên đáp: - Tôi vẫn thẳng mà. Lỗi tại hai bạn đấy! Bút mực bèn cầm một cái gương đến bên thước kẻ và nói: - Bạn soi thử xem nhé! Thước kẻ cao giọng: - Đó không phải là tôi! Nói xong, nó bỏ đi và lạc vào bãi cỏ ven đường. Một bác thợ mộc trông thấy thước kẻ liền nhặt lên, đem về uốn lại cho thẳng. Thước kẻ cảm ơn bác thợ mộc rồi quay về xin lỗi bút mực, bút chì. Từ đó, chúng lại hoà thuận, chăm chỉ như xưa. Theo Nguyễn Kiên 1. Dựa theo nội dung của bài tập đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất. a) (0.5đ) Câu chuyện kể về những đồ dùng học tập nào? A. thước kẻ B. bút mực, bút chì C. thước kẻ, bút mực, bút chì
- b) (0.5đ) Ban đầu, thước kẻ chung sống với các bạn như thế nào? A. vui vẻ B. buồn bã C. lục đục, cải vã nhau c) (0.5đ) Vì sao thước kẻ bị cong? A. Vì bị bút mực bẻ cong B. Vì thước kẻ kiêu căng, cứ ưỡn ngực mãi lên. C. Vì bị bút chì bẻ cong d) (0.5đ) Khi bị bút chì và bút mực chê thước kẻ cong, thước kẻ đã bỏ đi và lạc ở đâu? A. bãi cỏ ven đường B. cặp của cậu học trò C. tủ đựng đồ e) (0.5đ) Khi thước kẻ bị lạc, ai đã đưa thước kẻ về? A. cô giáo B. cậu học trò C. bác thợ mộc 2. (1đ) Câu chuyện Chiếc thước kẻ khuyên chúng ta điều gì? 3. (0.5đ) Nếu em là chiếc thước kẻ, khi gặp lại bút mực và bút chì, em sẽ nói thế nào? Viết lại câu câu nói đó. 4. (0,5đ) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất. Câu nào dưới đây đặt đúng vị trí của dấu phẩy? A. Các bạn đá bóng, đá cầu, nhảy dây trên sân trường. B. Các bạn, đá bóng đá cầu nhảy dây, trên sân trường. C. Các bạn đá bóng đá cầu, nhảy dây, trên sân trường. 5. (0,5đ) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất. Dòng nào dưới đây gồm các từ ngữ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình? A. chăm sóc, yêu thương, chăm chỉ B. yêu thương, kính trọng, vui chơi C. quan tâm, chăm sóc, yêu thương 6. (0,5đ) Em hãy gạch chân dưới từ ngữ không chỉ tình cảm bạn bè. quý mến, thương yêu, bàn học, đoàn kết, chia sẻ, thông cảm, tin tưởng 7. (0,5đ) Đặt một câu nêu hoạt động của em trong giờ học.
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN 12 /2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2 ( Đề kiểm tra viết - Thời gian làm bài: 40 phút ) I/ Chính tả: (Nghe – viết) (4 điểm) 15 phút Bài viết : Đón ngày khai trường Hôm nay, một ngày cuối thu đầy nắng. Gió chạy khắp sân trường gọi lá bàng háo hức. Nắng nhảy nhót trên những tán lá bàng xanh, làm tươi lên cái áo vôi vàng của ngôi trường. Cổng trường rung lên rồi rộng mở. Sân trường tràn ngập những âm thanh lảnh lót của bọn trẻ. II/ Tập làm văn: (6 điểm) 25 phút Đề bài : Viết 4 – 5 câu tả một món đồ chơi mà em yêu thích. GỢI Ý - Em định tả đồ chơi gì? - Đồ chơi đó có những đặc điểm gì? ( hình dáng, màu sắc, cách sử dụng, .) - Em thường chơi nó vào những lúc nào? - Em có tình cảm gì đối với đồ chơi đó?
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN 12/2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THƯỢNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2 I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Đọc thông thạo bài tập đọc đó học (phát âm từ, tốc độ đọc tối thiểu . tiếng/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ): 3 điểm - Tùy mức độ đọc (do phát âm sai, tốc độ đọc chậm, không ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ ), giáo viên đánh giá điểm ở mức 2,5 ; 2 ; 1,5 - Học sinh trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc: 1 điểm II. Đọc thầm Câu 1: Ý a b c d e Đáp án C A B A C Câu 2: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta là: Là bạn bè với nhau cần sống vui vẻ, hòa thuận với nhau. Câu 3: Nếu em là chiếc thước kẻ, khi gặp lại bút mực và bút chì, em sẽ nói : Tớ xin lỗi hai cậu. Mong hai cậu tha lỗi cho tớ để chúng mình tiếp tục là bạn. Câu 4: A Câu 5: C Câu 6: Gạch chân dưới từ: bàn học Câu 7: Ví dụ : Em đang đọc bài.
- PHẦN KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm 1. Chính tả (4 điểm) - Hướng dẫn chấm điểm chi tiết : - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1điểm - Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 1 điểm 2. Tập làm văn (6 điểm) Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể): + Nội dung (ý) : 3 điểm HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. + Kĩ năng : 3 điểm Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả : 1 điểm Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu : 1 điểm Điểm tối đa cho phần sáng tạo : 1 điểm