Đề cương ôn tập Tự nhiên và Xã hội Lớp 2

Bài 1: Cơ quan vận động:

Cơ quan vận động bao gồm xương và cơ.

Dưới lớp da của cơ thể có xương và cơ (bắp thịt)

Nhờ sự phối hợp hoạy động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.

Để xương và cơ phát triển tốt ta nên: chăm chỉ hoạt động thể dục thể thao, ham thích hoạt động, ăn uống điều độ, đủ chất ….

Bài 2: Bộ xương:

Cơ thể chúng ta có khoảng 200 chiếc xương với kích thước lớn, nhỏ khác nhau .

Bộ xương có tác dụng tạo thành một cái khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan trọng trong cơ thể như: bộ não, tim, phổi, gan, mật…

Nhờ sự phối hợp của xương và cơ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được ….

Muốn xương và cơ phất triển tốt chúng ta cần ngồi học ngay ngắn, không mang, xách các vật nặng, đi học đeo cặp trên vai….

Khớp xương là chỗ nối giữa các xương với nhau. Các khớp xương cử động được là: khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối, khớp cổ tay, khớp cổ chân…

Cơ thể có một số xương chính sau: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống,  xương tay, xương chân, xương chậu.

doc 11 trang Loan Châu 06/07/2023 3960
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Tự nhiên và Xã hội Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Tự nhiên và Xã hội Lớp 2

  1. Đề cương tự nhiên xã hội lớp 2 A. Ôn tập lý thuyết Bài 1: Cơ quan vận động: - Cơ quan vận động bao gồm xương và cơ. - Dưới lớp da của cơ thể có xương và cơ (bắp thịt) - Nhờ sự phối hợp hoạy động của xương và cơ mà cơ thể cử động được. - Để xương và cơ phát triển tốt ta nên: chăm chỉ hoạt động thể dục thể thao, ham thích hoạt động, ăn uống điều độ, đủ chất . Bài 2: Bộ xương: - Cơ thể chúng ta có khoảng 200 chiếc xương với kích thước lớn, nhỏ khác nhau . - Bộ xương có tác dụng tạo thành một cái khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan trọng trong cơ thể như: bộ não, tim, phổi, gan, mật - Nhờ sự phối hợp của xương và cơ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được . - Muốn xương và cơ phất triển tốt chúng ta cần ngồi học ngay ngắn, không mang, xách các vật nặng, đi học đeo cặp trên vai . - Khớp xương là chỗ nối giữa các xương với nhau. Các khớp xương cử động được là: khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối, khớp cổ tay, khớp cổ chân - Cơ thể có một số xương chính sau: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân, xương chậu. Bài 3: Hệ cơ: - Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ. Các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể làm cho mỗi người có một khuôn mặt và hình dáng nhất định. Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể thực hiện mọi hoạt động như: chạy, nhảy, ăn, uống, cười, nói,
  2. - Khi co cơ, cơ sẽ ngắn và chắc hơn, khi cơ duỗi, cơ sẽ dài hơn và mềm hơn. Nhờ sự co, duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể mới cử động được. - Muốn cơ luôn săn chắc chúng ta cần: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, vận động hàng ngày, lao động vừa sức, vui chơi bổ ích, ăn uống đầy đủ . Bài 4: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt? - Để xương và cơ phát triển tốt chúng ta cần: + Ăn uống điều độ, đủ chất;. + Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. + Lao động vừa sức, không mang, xách các vật nặn Bài 5: Cơ quan tiêu hoá: - Cơ quan tiêu hoá gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn, tuyến nước bọt, gan, túi mật, tuỵ - Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản,dạ dày, ruột non.ở ruột non các chất bổ dưỡng thấm vào máu đi nuôi cơ thể, các chất cặn bã được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài qua đường hậu môn. Bài 6: Tiêu hoá thức ăn: -ở miệng,thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được đưa xuống thực quản rồi xuống dạ dày. ở dạ dày thức ăn tiếp tục được nhào trộn dưới sự co bóp của dạ dày và một phần thức ăn biến thành chất bổ dưỡng.Vào đến ruột non, phần lớn thức ăn biến thành chất bổ dưỡng. Chất bổ dưỡng đó thấm qua thành ruột non vào máu đi nuôi cơ thể. Phần còn lại là chất bã được đưa xuống ruột già, biến thành phân rồi được đưa ra ngoài qua hậu môn. *Chúng ta cần ăn ch m, nhai kĩ vì: + Để thức ăn được nghiền nát tốt hơn, làm cho quá trình tiêu hoá được thuận lợi. Thức ăn nhanh chóng được biến thành chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể.
  3. + Ăn chậm, nhai kĩ giúp ta không bị nghẹn, hóc * Sau khi ăn no chúng ta không nên chạy nhảy nô đùa vì: + Cần để dạ dày làm việc, tiêu hoá thức ăn. + Nếu chạy nhảy nô đùa ngay dễ bị đau sóc ở bụng, làm giảm tác dụng của sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày. Bài 7: Ăn uống đầy đủ: - Ăn uống đầy đủ giúp cơ thể chóng lớn khoẻ mạnh . - ăn uống đầy đủ là: Chúng ta cần phải ăn đủ về số lượng (ăn đủ no) và đủ cả về chất lượng(ăn đủ chất, đầy đủ dinh dưỡng). Hàng ngày nên uống đủ nước. - Trước và sau bữa ăn chúng ta cần: + Rửa sạch tay trước khi ăn(rửa bằng xà phòng, nước sạch) + Không ăn đồ ngọt trước bữa ăn. + Sau khi ăn cần xỉa răng, súc miệng, uống nước cho sạch sẽ Bài 8: ăn uống sạch sẽ: * Để ăn uống, sạch sẽ chúng ta cần: + Rửa tay sạch trước khi ăn. + Rửa rau quả và gọt vỏ trước khi ăn. + Thức ăn phải đậy cẩn thận để tránh ruồi, chuột, gián bò hay đậu vào. + Vệ sinh sạch sẽ bát đĩa và dụng cụ nhà bếp. + lấy nước từ nguồn nước sạch, đun sôi để nguội mới uống. + Nếu không có nguồn nước sạch thì cần lọc nước theo hướng dẫn của y tế, đun sôi rồi uống. * ăn uống sạch sẽ giúp cơ thể chúng ta luôn khoẻ mạnh và đề phòng được một số bệnh đường ruột như: đau bụng, ỉa chảy, giun sán
  4. Bài 9: Đề phòng bệnh giun: * Nguyên nhân mắc bệnh giun: + Không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện + Nguồn nước bị nhiễm phân từ hố xí, sử dụng nước không sạch để ăn uống, sinh hoạt. + Dùng phân tươi để bón rau. Người ăn rau chưa rửa sạch, trứng giun sẽ vào cơ thể. + Thức ăn, nước uống để ruồi nhặng đậu vào. * Tác hại của bệnh giun: + Giun và ấu trùng sống có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể như: ruột, dạ dày, mật, gan, phổi, mạch máu(Chủ yếu là ở ruột) + Giun hút chất bổ dưỡng có trong cơ thể người để sống,. Người bị nhiễm giun (Đặc biệt là trẻ em) thường gầy gò, xanh xao, hay mệt mỏi do cơ thể mất chất dinh dưỡng, thiếu máu.Nếu giun quá nhiều có thể gây tắc ống mật dẫn đến chết người. * Chúng ta cần đề phòng bệnh giun bằng cách: + Giữ vệ sinhkhi ăn uống: thực hiện ăn chín uống sôi, không để ruồi, gián, chuột đậu vào thức ăn. + Giữ gìn vệ sinh cá nhân: cắt móng tay thường xuyên, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện bằng xà phòng hoặc nước sạch. + Giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ như: + Không dùng phân tươi để bón cho rau, cây tránh thấm vào nguồn nước sinh hoạt. + Làm hố xí đúng quy cách, đi vệ sinh đúng nơi quy định, vệ sinh hố xí luôn sạch sẽ.
  5. +Tích cực diệt ruồi, gián, chuột. Bài 10: Ôn tập: con người và sức khoẻ Bài 11: Gia đình: - Mỗi người đều có một gia đình.Gia đình gồm ông, bà, cha mẹ, cô, chú, anh, chị em - Tham gia công việc gia đình là bổn phận và trách nhiệm của từng người trong gia đình Bài 12: Đồ dùng trong gia đình: - Mỗi gia đình đều có những đồ dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu cuộc sống. - Tuỳ vào nhu cầu và điều kiệnkinh tế nên đồ dùng của mỗi gia đình có sự khác biệt. - Muốn đồ dùng bền đẹp ta phải: + Biết cách bảo quản và thường xuyên lau chùi, khi dùng xong phải xếp đặt ngăn nắp. + Đối với đồ dùng dễ vỡ ta cần chú ý sử dụng nhẹ nhàng, cẩn thận. Bài 13: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở: * Tác dụng của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở: - Đảm bảo sức khoẻ và phòng tránh bệnh tật, môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ, thoáng đãng, khô ráo sẽ không có chỗ cho sâu bọ, ruồi, muỗi, chuột, gián và các mầm bệnh sinh sống, ẩn nấp và không khí cũng được trong sạch, tránh được khí độc và mùi hôi thối do phân rác gây ra. * Chúng ta cần giữ sạch môi trường xung quanh và nhà ở như: - Phát quang bụi rậm xung quanh nhà,thường xuyên cọ rửa, giữ vệ sinh giếng nước, chuồng nuôi gia súc, nhà vệ sinh và khơi thông cống rãnh. Bài 14: Phòng tránh độc khi ở nhà:
  6. * Một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc là: - Thuốc trừ sâu, dầu hoả, thuốc tây, thức ăn ôi thiu hay thức ăn có ruồi nhặng đậu vào * Một số trường hợp ngộ độc do ăn uống như: - Uống nhầm thuốc trừ sâu, dầu hoả do chia không có nhãn hiệu hoặc để lẫn những thức ăn, nưpớc uống. - ăn phải những thức ăn ôi thiu, thức ăn có ruồi, chhuột, gián đậu vào. - ăn hoặc uống thuốc tây quá liều vì tưởng là kẹo hay nước ngọt. * Cách đề phòng và tránh ngộ độc: - Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ thường dùng trong gia đình. Thuốc men cần để đúng nơi quy định,xa tầm tay trẻ em và nên có tủ thuốc gia đình. - Thức ăn không nên để gần với các chất tẩy rửa hoặc các hoá chất khác. - Không nên ăn thức ăn ôi thiu. Rửa sạch thức ăn trước khi đem chế biến và không để ruồi, chuột, gián đụng vào thức ăn dù sống hay chín. - Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, bả chuột, dầu hoả, xăng cần được cất giữ riêng và có nhãn mác để tránh nhầm lẫn khi sử dụng. - Liệt kê các thức ăn, nước uống có trong nhà sẽ có thể gây ngộ độc và cho biết chúng được cất ở đâu. * Xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc: Khi bị ngộ độc cần báo cho ngươi lớn và gọi cấp cứu.Nhớ đem theo vật gây ngộ độc và nói cho cán bộ y tế biết bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc cái gì. Bài 15: Trường học: -Trường học có sân, vườn, và nhiều phòng như: phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng họp hội đồng, phòng truyền thống, phòng thư viện, các phòng học
  7. Bài 16: Các thành viên trong nhà trường: - Trong nhà trường tiểu học có các thành viên: Thầy (cô) hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ nhân viên khác như: các cô(hoặc chú) nhân viên y tế, văn thư, kế toán,thư viện, và bảo vệ, lao công. - Nhiêm vụ các thành viên trong nhà trường: + Các thầy (cô) Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là những người lãnh đạo, quản lí nhà trường. + Các thầy giáo, cô giáo làm công tác giảng dạy, giáo dục học sinh. + Các cô chú nhân viên làm việc theo chuyên ngành của mình: VD:- cô(chú) nhân viên y tế thì chăm sóc sức khoẻ giáo viên, học sinh. - nhân viên thư viện bảo quản, cho giáo viên, học sinh mượn đọc sách, báo, tài liệu + Bác bảo vệ trông coi, giữ gìn trường lớp. + Bác lao công quét dọn vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây cối. Bài 17: Phòng tránh ngã khi ở trường: * Một số hoạt động hay trò chơi có thể gây ngã và nguy hiểm cho người khác hoặc bản thân: - Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, leo ống thoát nước . Bài 18:Thực hành giữ gìn trường học sạch đẹp: - Chúng ta cần giữ gìn trường lớp sạch sẽ như: + Không viết, vẽ bậy lên tường, bàn ghế . + Không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi. đại tiểu tiện đúng nơi quy định. + Không trèo cây, bẻ cành, hái hoa + Thường xuyên trực nhật, vệ sinh trường lớp, tưới và chăm sóc cây cối.
  8. Bài 19:Đường giao thông - Có 4 loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. + Đường bộ dành cho xe đạp, xe máy, ô tô, xe ngựa + Đường sắt dành cho tàu hoả(xe lửa) + Đường thuỷ dành cho thuyền, phà, ca nô, tàu thuỷ + Đường hàng không dành cho máy bay. Bài 20: An toàn khi đi các phương tiện giao thông: - Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy chúng ta bám chắc người ngồi trước. - Không đi lại, nô đùa khi đi ô tô, tàu hoả, thuyền, bè, - Khi tàu,xe chạy không bám ở cửa hoặc thò đầu, tay ra ngoài. - Khi đi xe buýt(hoặc xe khách) chúng ta chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường và đợi xe dừng hẳn mới lên, xuống. Bài 21, 22: Cuộc sống xung quanh: Bài 23: ôn tập: xã hội: Bài 24: Cây sống ở đâu? - Cây cối có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước. Bài 25:Một số loài cây sông trên cạn: - Có rất nhiều cây sống trên cạn. Chúng cung cấp nguồn thức ăn cho người, động vật và chúng còn có nhiều ích lợi khác: như làm thuốc, gia vị, lấy gỗ, bóng mát . Bài 26: một số loài cây sống dưới nước: - Một số loài cây sống dưới nước: lục bình, rong, bèo sống trôi nổi trên mặt nước: cây sen có thân và rễ cắm sâu xuống bùn dưới đáy ao, đáy hồ.Cây này có cuống lá và cuống hoa mọc dài ra đưa lá và hoa vươn lên trên mặt nước.
  9. Bài 27: Loài vật sống ở đâu: Loài vật có tthể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không Chúng ta cần yêu quý và bảo vệ chúng. Bài 28: một số loài vật ssóng trên cạn: - Có rất nhiều loài vật sống trên cạn, trong đó có những loài vật chuyên sống trên mặt đất như: voi, hươu, lạc đà, chó, gà Có loài vật đào hang sống dưới mặt đất như: dế, giun, thỏ rừng - Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên. đặc biệt là các loài vật quý hiếm. Bài 29: Một số loài vật sống dưới nước: - Có rất nhiều loài vật sống dưới nước, trong đó có những loài vật sống ở nước ngọt(ao, hồ, sông ) ; có những loài vật sống ở nước mặn(biển) - - Muốn cho các loài vật sống dưới nước được tồn tại và phát triển chúng ta cần giữ sạch nguồn nước. Bài 30: Nhận biết cây cối và các con vật: Bài 31: Mặt trời: - Mặt trời tròn, giống như một “quả bóng lửa” khổng lồ, chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất.Mặt Trời ở rất xa Trái Đất. * Lưu ý: - Khi đi nắng cần đội mũ nón và không bao giờ được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời
  10. - Nếu không có Mặt Trời chiếu sáng và toả nhiệt Trái Đất sẽ chỉ có đêm tối, lạnh lẽo và không có sự sống: người vật, cây cỏ sẽ chết. Bài 32: Mặt trời và phương hướng: - Trong không gian có 4 phương chính: Đông, Tây, Nam, Bắc . - Mặt trời mọc phương Đông và lặn phương Tây. - Cách xác định phương hướng: Nếu tay phải chỉvề phía mặt trời mọc (phương Đông),thì tay trái là phương Tây, trước mặt là phương Bắc, sau lưng là phương Nam. Bài 33: Mặt trăng và các vì sao: - Mặt trăng tròn, giống như một “quả bóng lớn” ở xa trái đất. - ánh sáng Mặt Trăng mát dịu, không nóng như ánh sáng Mặt Trời vì mặt trăng không tự phát ra ánh sáng. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời xuống Trái Đất. Bài 34- 35: Ôn Tập tự nhiên. B. Bài tập vận dụng: Câu 1: Cơ thể chúng ta vận động được là nhờ bộ xương và hệ cơ? a. Đúng b. Sai Câu 2: Để cột sống không bị cong vẹo, em phải tập mang vác vật nặng đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 3: Muốn xương phát triển tốt các em cần có thói quen gì? a. Ngồi học ngay ngắn b. Không mang vác vật nặng c. Cả hai ý trên Câu 4: Ở ruột non các chất bổ dưỡng được thấm vào đâu?
  11. d. Vào xương e. Vào máu f. Vào cơ Câu 5: Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kỹ? g. Tránh bị nghẹn và hóc xương h. Thức ăn được nghiền nát tốt hơn i. Cả hai ý trên Câu 6: Em nên làm gì để cơ được săn chắc? j. Ăn uống đầy đủ k. tập thể dục đều đặn l. cả hai ý trên Câu 7: Hằng ngày, em nên làm gì để cơ và xương phát triển tốt? m. Luyện tập thể dục, làm việc vừa sức n. Ăn uống đủ chất o. Cả hai ý trên Câu 8: Người thường bị nhiễm giun qua đường gì? p. Nước uống q. Thức ăn, nước uống r. Thức ăn Câu 9: Để phòng bệnh giun cần thực hiện mấy điều? s. Ăn sạch t. Uống sạch u.Ăn sạch, uống sạch, ở sạch Câu 10: Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn, uống?